Phân biệt có kinh trễ và mang thai

Rụng Trứng Là Gì: Cách Tính Ngày Rụng Trứng & Dấu Hiệu Rõ Nhất

Dấu hiệu rụng trứng là một cơ sở quan trọng để chị em phụ nữ tính “ngày an toàn”, cũng như thời gian có kinh nguyệt và mang thai. Bên cạnh đó, bậc cha mẹ còn có thể tính ngày rụng trứng để sinh con trai hoặc con gái. Vậy các dấu hiệu rụng trứng đó là gì? Làm cách nào để bạn gái có thể tính được ngày rụng trứng? Các bạn hãy cùng Kotex tìm hiểu ngay nhé!

>> Tham khảo:

Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong mỗi tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ tinh.

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào, đồng thời di chuyển về tử cung, đến khi phôi nang (blastocyst) hình thành sẽ làm tổ tại tử cung, và nếu làm tổ thành công thì bắt đầu quá trình mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ bị phân hủy và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài, gọi là kinh nguyệt.

>> Tham khảo: Một số dấu hiệu ra máu bất thường, sớm, trong khi mang thai

Rụng trứng là gì

Rụng trứng là 1 phần của chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm) 

Ngày rụng trứng là gì?

Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường đều sẽ có ngày rụng trứng, một lượng trứng sẽ được sản sinh ra mỗi tháng. Khi trứng phát triển tới mức trưởng thành, nội tiết thay đổi khiến noãn vỡ ra, phóng thích khỏi buồng trứng và đẩy vào ống dẫn trứng. Nếu thời điểm này trứng không gặp tinh trùng sẽ bị thoái hóa và chuyển thành hiện tượng kinh nguyệt.

Ngày rụng trứng của mỗi người không giống nhau và nó còn thay đổi theo chu kỳ kinh. Đối với những bạn nữ có chu kỳ kinh từ 28 - 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 14 - 15 của chu kỳ. Một số tác nhân như: Stress, thói quen sinh hoạt thay đổi, uống thuốc tránh thai,...có thể làm thay đổi ngày rụng trứng của bạn nữ.

Tại sao cần phải tìm ra được thời điểm rụng trứng?

Thời điểm rụng trứng sẽ giúp cho các bạn gái biết được khả năng thụ thai an toàn và không an toàn khi quan hệ. Để có thai, các cặp vợ chồng cần có chu kỳ quan hệ là từ 2 - 3 ngày trong thời điểm thụ thai, thì trứng rụng sẽ có được cơ hội tốt nhất để gặp tinh trùng và thụ thai. Còn nếu không muốn có thai, các cặp vợ chồng nên hạn chế quan hệ tình dục hoặc sử dụng biện pháp an toàn như: bao cao su, thuốc tránh thai,... vào những ngày “nguy hiểm”.

>> Tham khảo: Làm gì khi ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt? Có nguy hiểm không

Bạn có thể tham khảo và sử dụng Công cụ tính Chu kỳ kinh nguyệt online của Kotex:

Công cụ tính ngày rụng trứng, ngày thụ thai chính xác dựa trên chu kỳ kinh nguyệt | Kotex

Công cụ sức khỏe được KOTEX  xây dựng dành riêng cho bạn gái, bao gồm nhiều tiện ích: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - Tính ngày rụng trúng - Tính ngày thụ thai để hỗ trợ thụ thai thành công hoặc dự đoán ngày tránh thai... và còn rất nhiều chức năng khác nữa. Hãy sử dụng ngay hôm nay để theo dõi và bảo vệ sức khỏe bạn gái nhé!

Những sự kiện chính của việc rụng trứng

  • Theo Mayo Clinic, trứng rụng sẽ có khoảng thời gian sống từ 12-24 giờ sau khi rời buồng trứng. Thông thường, mỗi chu kỳ rụng trứng thì chỉ có một trứng được phóng ra. Việc rụng trứng đều hay không, nhiều hay ít có thể bị ảnh hưởng do stress, bệnh tật hoặc sự thay đổi bất thường trong chu kỳ ăn uống, sinh hoạt.

  • Theo đó, trung bình cơ thể của một bé gái khi mới sinh sẽ có số lượng các nang noãn nguyên thủy từ 1.2 triệu đến 1.5 triệu trứng. Như vậy, từ giai đoạn dậy thì đến khi mãn kinh, cơ thể chỉ có khoảng 400 – 450 nang trưởng thành, phần lớn còn lại sẽ bị teo đi và tiêu biến.

  • Một số bạn gái có thể gặp các biểu hiện như ra huyết âm đạo ít hoặc bị lốm đốm trong quá trình rụng trứng.

  • Bên cạnh đó, một chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường khi có trứng rụng và ngược lại, việc rụng trứng cũng có thể xảy ra ngay cả khi không phải chu kỳ kinh nguyệt.

  • Đối với trứng rụng khi không được thụ tinh, nó sẽ bị phân hủy và hấp thụ vào lớp niêm mạc tử cung của bạn gái.

>> Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày

 Trứng chỉ tồn tại trong vòng 12 - 24 giờ sau khi rụng

Trứng chỉ tồn tại trong vòng 12 - 24 giờ sau khi rụng (Nguồn: Sưu tầm)

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?

Đối với phụ nữ trưởng thành, chu kỳ diễn ra trung bình khoảng 21 - 35 ngày. Đối với thiếu nữ, do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên chu kỳ kinh nguyệt có thể dao động từ 21 - 45 ngày. Ở những người có kỳ kinh đều đặn thì thời gian rụng trứng sẽ diễn ra vào khoảng ngày 11 - 21 của mỗi chu kỳ. Vậy sau khi trứng rụng khoảng 2 tuần thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện.

Thế nhưng, việc rụng trứng sẽ rơi vào những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt có người đều nhưng cũng có người không đều, thế nên các bạn gái cần theo dõi chu kỳ kinh của cá nhân trong một thời gian dài để có cách tính ngày rụng trứng chính xác.

Dấu hiệu trứng đã rụng xong

Trứng sẽ rụng hàng tháng và kèm theo một số dấu hiệu sau để bạn nữ nhận biết trứng đã rụng xong. 

  • Không còn tăng ham muốn tình dục: Trong thời gian rụng trứng do lượng hormone estrogen tăng dẫn đến kích thích ham muốn tình dục. Khi trứng đã rụng xong thì cơ thể bạn sẽ trở về bình thường và không còn quá ham muốn tình dục như giai đoạn trứng rụng.

  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Vào trước thời điểm rụng trứng nhiệt độ cơ thể sẽ giảm đôi chút, sau khi trứng rụng xong nhiệt độ cơ thể sẽ trở về bình thường.

  • Âm đạo ẩm ướt: Trong thời gian rụng trứng dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường và có kết cấu đặc dính như lòng trắng trứng, sẽ hết khi trứng rụng xong.

  • Đau ngực: Vào những ngày trứng rụng nồng độ progesterone tăng cao nên gây ra tình trạng đau ngực và hiện tượng này sẽ hết khi trứng rụng xong.

  • Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt: Thay đổi hormone trong giai đoạn rụng trứng có thể khiến bạn nữ nhạy cảm hơn, dễ gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.

  • Đầy hơi: Tình trạng chướng bụng, đầy hơi cũng là dấu hiệu để nhận biết trứng đã rụng, khi trứng rụng xong sẽ không còn hiện tượng này nữa.

  • Thay đổi ở cổ tử cung: Dấu hiệu này hơi khó để nhận biết, cổ tử cung hoạt động như một cánh cửa, nó sẽ mở ra trong những ngày rụng trứng và đóng lại khi trứng rụng xong.

>> Tham khảo: Những Dấu Hiệu Trứng Đã Rụng Xong Bạn Gái Nên Biết

Các dấu hiệu rụng trứng điển hình, dễ đoán nhất

Dưới đây là 8 dấu hiệu ngày rụng trứng mà bạn có thể dễ nhận thấy nhất:

Dấu hiệu nhận biết rụng trứng rõ rệt (Nguồn: Sưu tầm)

Chất nhầy cổ tử cung - dấu hiệu nhận biết rụng trứng hiệu quả

Sự thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung là một trong những dấu hiệu trước ngày rụng trứng rõ nhất. Bởi sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, dịch nhầy hay khí hư sẽ bị lẫn chút máu kinh còn sót lại, khiến khí hư có màu nâu hoặc tối màu. Sau đó, lượng khí hư sẽ giảm dần và lỏng hơn, không màu.

Cho đến thời điểm rụng trứng, dịch nhầy thường nhiều hơn, kết dính và có màu trắng đục như lòng trắng trứng gà. Biểu hiện của rụng trứng cũng là thời điểm cơ thể phụ nữ sẵn sàng cho việc thụ tinh. Chất nhầy ở cổ tử cung sẽ trở nên ẩm ướt và nhiều hơn để giúp các tinh binh dễ dàng di chuyển qua âm đạo, tiếp cận với trứng.

Ngoài ra, khi trứng rụng, chất nhầy sẽ có màu trắng, đục trông giống như lòng trắng trứng, có thể kết dính trên ngón tay hoặc bám chặt trên quần lót. Các bạn có thể không nhận thấy sự thay đổi của chất dịch nhầy cổ tử cung nhưng có thể dễ dàng cảm thấy "vùng kín" đang ẩm ướt.

>> Tham khảo:

  Hình ảnh chất nhầy khi rụng trứng

Hình ảnh chất nhầy khi rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Tức vùng bụng dưới

Một biểu hiện rụng trứng thường gặp là những cơn đau nhẹ có thể diễn tả giống như sự đầy bụng hoặc tức bụng nhẹ giữa kỳ kinh do hiện tượng rụng trứng, với nhiều bạn gái có thêm dấu hiệu đau lưng kèm theo. Tuy nhiên, bạn nên phân biệt rõ cảm giác đau nhẹ này với đau bụng kinh dữ dội, đau kéo dài liên tục,... Bởi đó không phải là các dấu hiệu hết ngày rụng trứng mà có thể là dấu hiệu của bệnh lý u nang buồng trứng, hệ lụy khác,...

>> Tham khảo thêm: Top 12 nguyên nhân gây nên chậm kinh phổ biến

Xuất hiện đốm máu nhẹ ở dịch nhầy

Dấu hiệu ngày rụng trứng ở một số bạn là những đốm máu nhẹ kèm dịch nhầy ở tử cung. Nguyên nhân là do lúc này trứng bị phá vỡ bởi nang trong buồng trứng. Bạn có thể theo dõi dấu hiệu này trong khoảng ngày từ 10-14 của chu kỳ.

>> Tham khảo: Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt là triệu chứng gì?

Dấu hiệu ngày rụng trứng khá phổ biến là những đốm máu nhẹ kèm khí hư

Dấu hiệu ngày rụng trứng khá phổ biến là những đốm máu nhẹ kèm khí hư (Nguồn: Sưu tầm)

Đau một bên xương chậu

Ngày rụng trứng có dấu hiệu gì? Một biểu hiện rụng trứng thường gặp là nhận thấy cơn đau một bên xương chậu. Cơn đau này chỉ xuất hiện ở một bên xương chậu do trứng chỉ rụng ở một bên vòi trứng.

>> Tham khảo: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị trễ kinh thì phải làm sao?

Nhạy cảm hơn

Bỗng dưng cảm thấy nhạy cảm hơn với mùi vị cũng có thể là biểu hiện của rụng trứng. Dấu hiệu này chỉ cần để ý những thay đổi trong giác quan là có thể nhận ra.

>> Tham khảo thêm: Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Nhiệt độ cơ thể tăng

Sau khi rụng trứng cơ thể bạn sẽ tăng nhiệt độ một chút so với trước khi rụng trứng cho tới chu kỳ kinh tiếp theo. Do đó, khi bạn phát hiện tăng thân nhiệt nhưng không sốt thì đây là dấu hiệu trứng đã rụng rồi.

Với các bạn gái nào có chu kỳ bình thường 28 ngày, nhiệt độ trung bình sẽ rơi vào khoảng 36,5 độ C. Trước khi rụng trứng thân nhiệt giảm xuống 36,2 độ C sau đó tăng trở lại đến 37,0 độ C cho đến khi bạn thấy kinh. Thời điểm thụ thai tốt nhất là 2-3 ngày trước khi thân nhiệt tăng lên. Quá trình tăng nhiệt diễn ra rất ít, thường tăng dưới 0,5°C. Nhiều bạn nữ thường quan sát dấu hiệu rụng trứng này để quyết định ngày quan hệ.

>> Tham khảo: Ngứa Nhũ Hoa Trước Kỳ Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Dấu hiệu rụng trứng - Nhiệt độ cơ thể tăng

Dấu hiệu rụng trứng - Nhiệt độ cơ thể tăng (Nguồn: Sưu tầm)

Trứng đã rụng có dấu hiệu gì? Ngực căng cứng

Ngực to và căng cứng cũng có thể là một dấu hiệu ngày rụng trứng chính xác. Đó là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên khi trứng rụng để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Khi sờ nắn ngực, bạn sẽ dễ bị đau bởi lúc này ngực khá nhạy cảm. Nếu tình trạng này xuất hiện ở giữa chu kỳ hành kinh thì đây sẽ là một dấu hiệu dấu hiệu trứng đã rụng xong rồi.

>> Tham khảo thêm: Đau ngực bao lâu thì có kinh? Mẹo xoa dịu cơn đau hiệu quả

Buồn nôn, chán ăn

Một số bạn gái còn có thể cảm thấy buồn nôn, chán ăn, giác quan nhạy cảm hơn bình thường vào những ngày rụng trứng. Điều này là do trong thời điểm trứng rụng, các tế bào thần kinh ở não sẽ tập trung hơn cho các kích thích, ham muốn tình dục và giảm sự chú ý tới một số vấn đề khác kể cả chuyện ăn uống. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết rụng trứng gần giống với dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng.

Nếu bạn có phát sinh quan hệ và khoảng 10 - 14 ngày sau khi rụng trứng, kèm trễ kinh và có hiện tượng buồn nôn thì đây có thể là dấu hiệu dấu hiệu mang thai sau rụng trứng. Lúc này bạn nên mua que thử thai hoặc đến bệnh viện kiểm tra lại biết kết quả chính xác.

>> Tham khảo thêm: 

Nhiều bạn cảm thấy buồn nôn, chán ăn hơn bình thường vào những ngày rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Nhiều bạn cảm thấy buồn nôn, chán ăn hơn bình thường vào những ngày rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Các cách tính ngày rụng trứng đơn giản

Bác Sĩ Tú Linh cho hay:

“Trên thực tế, việc xác định chính xác thời điểm rụng trứng ở phụ nữ là rất khó vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người khác nhau, hơn nữa chu kỳ kinh nguyệt của một người mỗi tháng cũng không ổn định. Một số phụ nữ có chu kỳ không đều, trứng có thể rụng nhiều hơn một lần trong tháng hoặc có tháng không rụng trứng, tùy theo sự nhạy cảm của buồng trứng với các nội tiết tố, ảnh hưởng của stress. Vì vậy, việc tính ngày rụng trứng để tránh thai hoặc để chọn thời điểm dễ thụ thai sẽ thành công cao hơn trên những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định khoảng 26-32 ngày.

Nếu việc tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt phía trên khiến bạn cảm thấy khó khăn thì có thể tham khảo 2 cách nhận biết ngày rụng trứng dưới đây nhé!”

Bên cạnh các dấu hiệu rụng trứng, các bạn gái cần biết được cách tính ngày rụng trứng sẽ diễn ra vào khi nào. 

Nhận biết theo chu kỳ kinh nguyệt

  • Cách tính ngày rụng trứng cho bạn gái có chu kỳ kinh đều: Bạn gái cần xác định được tổng số ngày từ ngày có kinh cho đến chu kỳ kinh tiếp theo bắt đầu (Số ngày 1 vòng kinh) và trừ đi cho 14 ngày. Theo đó, ngày rụng trứng và thời điểm dễ thụ thai sẽ rơi vào khoảng thời gian trước và sau đó 2 ngày 

  • Cách tính ngày rụng trứng cho bạn gái có chu kỳ kinh không đều: Vậy, đối với các bạn nữ có kỳ kinh nguyệt không đều thì sao? Theo công thức của Chartier các bạn chỉ cần quan sát chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian ít nhất 6 tháng, sau đó bạn chọn ra chu kỳ ngắn nhất và dài nhất. Tiếp theo đó, bạn lấy số ngày chênh lệch của 2 chu kỳ (Chu kỳ dài - Chu kỳ ngắn) cộng/trừ vào ngày rụng trứng chuẩn của chu kỳ chuẩn.

>> Tham khảo: Cách xem bói kinh nguyệt theo giờ, thứ, ngày cực kỳ chính xác

Sử dụng que thử rụng trứng

Que thử rụng trứng cũng là một trong các cách tính ngày rụng trứng khoa học và chuẩn xác nhất. Thông thường, các bạn nữ sẽ có nồng độ hormone LH tăng cao 2 - 4 lần ở ngày rụng trứng so với ngày thường. Do đó, que thử rụng trứng này sẽ kiểm tra lượng hormone LH tăng trong nước tiểu và báo hiệu trong 12 - 36 giờ tiếp theo việc rụng trứng được diễn ra.

>> Tham khảo: Que thử rụng trứng vạch dưới mờ vạch trên đậm là sao?

Que thử rụng trứng cũng là một trong các cách tính ngày rụng trứng khoa học và chuẩn xác nhất

Que thử rụng trứng cũng là cách tính ngày rụng trứng khoa học và chuẩn xác nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Siêu âm xác định ngày rụng trứng

Đây là phương pháp chính xác nhất và được nhiều bạn gái tin dùng khi muốn tăng khả năng thụ thai tự nhiên. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị y khoa hiện đại để xác định thời điểm nào rụng trứng. 

>> Tham khảo: 1 tháng có kinh 2 lần ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Quan sát dịch nhầy cổ tử cung

Bạn cũng có thể quan sát sự thay đổi của dịch nhầy cổ tử cung (khí hư) để dự đoán thời điểm rụng trứng, càng gần đến chu kỳ tiếp theo, dịch nhầy cổ tử cung sẽ tăng dần khiến âm đạo ẩm ướt. Đồng thời, dịch nhầy ở giai đoạn giữa chu kỳ cũng trở nên trong suốt hơn, có cảm giác dai như lòng trắng trứng gà khi chạm vào.

>> Tham khảo thêm: Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày là gì?

Gần đến chu kỳ kinh, dịch nhầy cổ tử cung sẽ tăng dần khiến âm đạo ẩm ướt

Gần đến chu kỳ kinh, dịch nhầy cổ tử cung sẽ tăng dần khiến âm đạo ẩm ướt (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu đồ thân nhiệt

Đây là một trong những cách tính ngày rụng trứng theo khoa học. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên 0,5 độ C so với bình thường khi nồng độ Progesterone gia tăng. Tuy nhiên, sự thay đổi này không đáng kể nên các bạn gái khó có thể nhận biết được.

>> Tham khảo: Làm Sao Để Có Kinh Nguyệt Trở Lại? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Một số câu hỏi thường gặp về quá trình rụng trứng

Các yếu tố ngăn cản sự rụng trứng

Việc các bạn gái không có hiện tượng hay có dấu hiệu rụng trứng thì có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  •  Buồng trứng đa nang (PCOS)

  •  Tuyến giáp hoạt động quá mức

  •  Việc lo âu, stress quá nhiều

Các bạn cần lưu ý rằng, kinh nguyệt vẫn xảy ra dù trứng không rụng do niêm mạc tử cung dày lên, từ đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ nhẹ hơn và có dấu hiệu ngắn hơn bình thường.

Dấu hiệu rụng trứng kéo dài bao lâu?

Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng của nữ giới thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày và được tính từ ngày đầu của giai đoạn có kinh cho đến ngày đầu của giai đoạn tiếp theo. Nhưng một số bạn gái có thể sẽ có chu kỳ kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường. 

Việc trứng rụng có thể sẽ phát sinh ở nhiều thời điểm khác nhau, thường thì sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 11 đến ngày thứ 21 của kỳ kinh. Nếu trứng đã rụng mà không thụ tinh thành công thì trứng sẽ tự phân hủy sau 24 tiếng. Lúc này, lượng hormone cũng bắt đầu giảm và niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra, điều này sẽ diễn ra khoảng 12 - 16 ngày kể từ khi rụng trứng. Hiện tượng này được gọi với tên gọi quen thuộc là kinh nguyệt.

>> Tham khảo thêm: Vừa quan hệ xong mấy ngày đã có kinh thì có thụ thai không?

Thời điểm nào quan hệ dễ thụ thai nhất?

Tuy trứng trong cơ thể bạn gái chỉ tồn tại trong vòng 12 - 24 tiếng sau khi được phóng noãn, nhưng tinh trùng thì lại có thể tồn tại tối đa đến 5 ngày trong ống dẫn trứng. Do đó, để việc thụ tinh diễn ra thành công thì các cặp vợ chồng sẽ có khoảng 6 ngày là thời điểm lý tưởng để thụ thai. Trường hợp bạn gái chưa muốn mang thai thì các bạn nên uống thuốc tránh thai hoặc sử dụng bao cao su và quan hệ lành mạnh, an toàn trong thời gian này.

>> Tham khảo thêm:

Đau bụng thời điểm rụng trứng có bất thường không?

Việc đau bụng ở thời điểm rụng trứng xảy ra khi buồng trứng bắt đầu cho giai đoạn phóng noãn. Cơn đau có thể trở nên âm ỉ hoặc đau nhói và nó thường xảy ra ở một bên của vùng bụng dưới. Nhìn chung, đây là dấu hiệu rụng trứng khá phổ biến và sẽ chỉ xảy ra trong vài giờ. Thế nhưng, nếu cơn đau của bạn bị kéo dài nhiều ngày, đột ngột và dữ dội, hoặc kèm theo buồn nôn, đau đớn khi quan hệ tình dục,.. thì bạn nên đi khám ngay, vì có thể là dấu hiệu rụng trứng bất thường biến chứng của các bệnh u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung.

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Rất khó để xác định chính xác hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng vì chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm rụng trứng của mỗi người khác nhau. 

  • Chu kỳ kinh kéo dài 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 14, khoảng thời gian rụng trứng từ ngày 12 - 15 của chu kỳ.

  • Chu kỳ kinh kéo dài 30 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 16, khoảng thời gian rụng trứng là từ ngày 12 - 15 của chu kỳ. 

Bạn có thể biết hết kinh bao nhiêu ngày thì trứng rụng bằng cách xác định ngày kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo và đếm ngược lại 14 ngày. Ngày đó chính là ngày trứng rụng, có thể hiểu đơn giản là sau khi trứng rụng 14 ngày sẽ bắt đầu chu kỳ kinh tiếp theo. 

Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?

Rụng trứng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, vào ngày rụng trứng cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện như: Âm đạo ẩm ướt, căng tức ngực, tăng ham muốn tình dục, đau bụng dưới, đầy bụng, chướng hơi, chuột rút, chán ăn, cáu gắt,...

Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?

Thời điểm rụng trứng thường diễn ra 14 ngày trước ngày hành kinh, do vậy bạn có thể lấy ngày hành kinh trừ đi 14 ngày để biết ngày trứng rụng. Vòng kinh 30 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 16, khoảng thời gian rụng trứng là từ ngày 12 - 15 của chu kỳ. Ngoài ra bạn có thể dựa vào dấu hiệu hoặc que thử rụng trứng để biết chính xác ngày trứng rụng.

Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu rụng trứng, cách tính ngày rụng trứng đơn giản, giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lý này. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tham khảo thêm về các phụ kiện hỗ trợ cho ngày "rụng dâu" của mình, đừng quên sản phẩm băng vệ sinh Kotex an toàn và chất lượng nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Bài viết liên quan