u nang buồng trứng

U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ nhất là ở độ tuổi sinh đẻ. Đây là căn bệnh phát triển âm thầm, nhưng khi các khối u chuyển sang ác tính thì bệnh sẽ chuyển biến rất nhanh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản thậm chí là tính mạng của chị em phụ nữ. Vậy u nang buồng trứng là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Kotex tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>> Tham khảo: Bị Trễ Kinh Uống Gì Cho Máu Ra?

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là hiện tượng bên trong buồng trứng xuất hiện một khối chứa dịch hoặc các chất rắn có dạng như bã đậu và nó phát triển bất thường. Các khối u này được hình thành do các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch, từ đó tạo thành một nang buồng trứng. Có khoảng 3.6% các bệnh phụ khoa có u nang buồng trứng phát triển từ các mô của buồng trứng. Phần còn lại là các u nang lành tính, không có triệu chứng hay gây hại nào cho cơ thể phụ nữ. Theo nghiên cứu, trung bình trong cơ thể phụ nữ sẽ có 1 u nang trong suốt cuộc đời.

>> Tham khảo: Ra Khí Hư Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt

U nang buồng trứng là hiện tượng buồng trứng xuất hiện một khối chứa dịch hoặc các chất rắn

U nang buồng trứng là hiện tượng buồng trứng xuất hiện một khối chứa dịch hoặc các chất rắn (Nguồn: Sưu tầm)

Phân loại u nang buồng trứng

Căn cứ vào cấu tạo và tính chất khối u, có thể phân thành các loại u nang buồng trứng sau: 

U nang cơ năng

U nang cơ năng là loại khối u sinh ra do sự rối loạn hoạt động của nội tiết ở buồng trứng, về mặt giải phẫu thì bệnh tổ chức của buồng trứng không thay đổi. U nang cơ năng có 3 loại khác nhau:

  • U nang bọc noãn: Đây là các nang noãn đã đủ trưởng thành nhưng không vỡ được cũng không rụng trứng. Các nang này cứ tiếp tục lớn lên, cho đến khi đạt kích thước 8cm, hậu quả nó mang lại là khiến bạn gái bị chậm kinh nguyệt.

  • U nang hoàng thể: Đây là các nang hình thành do hiện tượng sau khi phóng noãn, hoàng thể vẫn phát triển bình thường. Sau đó, nó tạo ra các nang có vỏ mỏng, chứa đầy chất dịch bên trong. Hậu quả là nó sẽ gây đau và chảy máu ở vùng chậu của bạn gái.

  • U nang hoàng tuyến: Đây là hiện tượng hay gặp ở bệnh nhân thai trứng và bệnh ung thư nguyên bào nuôi.

>> Tham khảo: 

U nang thực thể

U nang thực thể là bệnh u nang buồng trứng hình thành từ những khối u có biến đổi về tổ chức buồng trứng. Bệnh u nang thực thể có nguy cơ hóa ung thư. Có 4 dạng u thực thể:

  • U nang nước: U nang nước là dạng u nang buồng trứng thực thể phổ biến nhất. Các nang là một túi chứa dịch bên trong, có vỏ mỏng và thường lành tính. Tuy nhiên, nếu trên bề mặt u có tăng sinh nhiều mạch máu, trên bề mặt hoặc trong lòng u có các nhú thì đây là những dấu hiệu nghi ngờ ung thư hóa.

  • U nang bì: U nang bì phổ biến nhất là u quái (teratoma), nó chiếm đến 25% u nang buồng trứng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ở dạng lành tính và có thể dễ dàng gặp ở mọi lứa tuổi từ tuổi dậy thì, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và phụ nữ ở kỳ mãn kinh. Thành khối u nang bì thường có cấu tạo như một lớp sừng, bên trong nó có chứa tóc, xương, răng, tuyến bã… nên rất dễ bị xoắn.

  • U nang nhầy: U nang nhầy chiếm khoảng 20% số các khối u buồng trứng. Đây là khối u có rất nhiều thùy. Vậy nên, nó có kích thước lớn hơn các loại u nang khác. Trong u nang nhầy có chứa dịch nhầy màu vàng, ở dạng đặc và thường dính với các tạng xung quanh.

  • Nang lạc nội mạc buồng trứng: Đây là hiện tượng tổ chức nội mạc tử cung phát triển ngay trên bề mặt buồng trứng. Chính vì vậy, nó có thể gây phá hủy mô lành ở buồng trứng, nang vỏ mỏng và dính vào các tổ chức xung quanh. Bên trong nó có chứa màu nâu chocolate, loại u nang này thường gây đau khi hành kinh và làm tắc vòi trứng thì có thể gây vô sinh.

>> Tham khảo: Hội chứng tiền kinh nguyệt

Căn cứ vào cấu tạo và tính chất của các loại khối u để phân loại u nang buồng trứng

Căn cứ vào cấu tạo và tính chất của các loại khối u để phân loại u nang buồng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Triệu chứng của u nang buồng trứng

Như đã đề cập ở trên, u nang buồng trứng có nhiều loại khác nhau và 90% là khối u lành tính, 10% có thể phát triển thành ác tính (gây ung thư). Phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng khối u ác tính càng cao và chúng thường sẽ có triệu chứng thầm lặng cho đến khi biến ác tính. Triệu chứng của u nang buồng trứng là gì? Cùng Kotex tìm hiểu nhé!

  • Đau thắt lưng, vùng chậu, đùi: Cơn đau mơ hồ ở vùng chậu, dọc thắt lưng hoặc đùi là triệu chứng phổ biến nhất. Nguyên nhân của cơn đau này là do các khối u chèn ép lên các dây thần kinh và cơ quan nằm dọc sau xương chậu.

  • Đau tức ở bụng dưới, đầy hơi, buồn nôn: Khi các khối u có kích thước lớn sẽ gây ra cảm giác chướng bụng, bụng to, thậm chí có thể sờ thấy khối u. Đặc biệt, nếu có cảm giác nôn và buồn nôn liên tục thì bạn nên cảnh giác. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu biến chứng thành ung thư gây hoạt tử và nhiễm trùng.

  • Rối loạn tiểu tiện: Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể do các vấn đề của bàng quang, đường tiết niệu và bệnh u nang buồng trứng. Triệu chứng này xảy ra là do sự chèn ép của khối u lên bàng quang khiến bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn và gây ra cảm giác đau buốt, bứt rứt khi đi.

  • Bị đau nhiều khi quan hệ tình dục: Cảm thấy đau ở một bên so với bên kia khi quan hệ cũng là triệu chứng của u nang buồng trứng. Nguyên nhân là do u nang phát triển với kích thước lớn và nằm ở cổ tử cung gây cản trở.

  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa khác và trong đó có u nang buồng trứng.

  • Tăng cân mất kiểm soát không có nguyên nhân: Đây là triệu chứng không đặc hiệu, thế nhưng nếu bạn gái bị tăng cân bất thường và có kèm theo các triệu chứng kể trên thì nên đến bác sĩ để chẩn đoán.

>> Tham khảo: Tới Tháng Đau Bụng Nhưng Không Có Kinh

Đau tức ở bụng dưới, bị đầy hơi, buồn nôn là triệu chứng của u nang buồng trứng

Đau tức ở bụng dưới, bị đầy hơi, buồn nôn là triệu chứng của u nang buồng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Theo nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến bệnh u nang buồng trứng là các vấn đề liên quan đến hormone và một số bệnh lý liên quan khác như: Lạc nội mạc tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mà chị em cần tránh là:

  • Do bạn gái sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều

  • Thường xuyên bị stress hoặc bị béo phì

  • Gan của bạn bị nhiễm độc

  • Làm việc quá sức

  • Ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hormone như: thịt, cá, trứng, sữa,... Chế độ ăn uống không khoa học, ít ăn rau, củ, quả

>> Tham khảo: Chưa Đến Kỳ Kinh Nhưng Ra Máu Hồng

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Thông thường, nếu không biến chứng thành ác tính thì u nang không gây hại cho sức khỏe của bạn gái. Tuy nhiên, nếu u nang tiến triển chậm và âm thầm kéo dài nhiều năm, chèn ép các cơ quan nội tạng thì có thể rất nguy hiểm, như:

  • Xoắn u nang: Gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn liên tục, thậm chí sẽ choáng vì đau.

  • Vỡ u nang buồng trứng: Vỡ nang sẽ gây đau bụng đột ngột, nguy hiểm nhất có thể gây chảy máu trong ổ bụng, ngất xỉu, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

  • Chèn ép nội tạng: Các khối u biến lớn sẽ gây đau buốt khi tiểu tiện (chèn ép bàng quang), táo bón (chèn ép trực tràng), làm ứ nước bể thận (chèn ép niệu quản), gây tuần hoàn bàng hệ, phù hai chi dưới, cổ trướng (chèn ép tĩnh mạch).

>> Tham khảo: Rong Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nếu u nang chèn ép các cơ quan nội tạng có thể rất nguy hiểm

Nếu u nang chèn ép các cơ quan nội tạng có thể rất nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)

Chẩn đoán u nang buồng trứng như thế nào?

Để chẩn đoán u nang buồng trứng, chị em phụ nữ cần đến bệnh viện để khám định kỳ, khám bệnh lý hoặc xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Siêu âm: Các bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh để xác định vị trí, kích thước, hình dạng và tính chất dịch của khối u.

  • Xét nghiệm máu: Chẩn đoán khối u lành tính hay ác tính nhờ việc đo lượng Alpha Feto Protein (CA 125).

  • Các xét nghiệm khác: Chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ), CT scan (Chụp cắt lớp điện toán),...

>> Tham khảo: Hết Kinh 10 Ngày Lại Ra Máu Nâu

Siêu âm, xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng

Siêu âm, xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách trị u nang buồng trứng

Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào sự phát triển của khối u, thường các khối u sẽ tự tiêu biến từ 8 - 12 tuần. Như vậy, thông thường, các bác sĩ sẽ theo dõi từ 2 - 3 chu kỳ kinh nguyệt, sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.

  • Dùng thuốc điều trị u nang: Một số loại thuốc có thể được kê đơn như thuốc tránh thai, thuốc kiểm soát hormone

  • Can thiệp ngoại khoa: Nếu u tiếp tục phát triển kích thước lớn, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cắt khối u nang buồng trứng.

>> Tham khảo: Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì?

Đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng

Đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

U nang buồng trứng có phòng ngừa được không?

Ta không thể dự phòng được khối u ở buồng trứng. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ mắc bệnh này, bạn nên: 

  • Hạn chế dùng các loại thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích,... Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hidrocacbon,... Và cần uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày.

  • Tăng cường chức năng giải độc cho gan và kiểm tra hoạt động của tuyến giáp

  • Làm việc điều độ, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

  • Tập các bài tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

  • Điều chỉnh cân nặng phù hợp

>> Tham khảo thêm:

Phân Biệt Có Kinh Trễ Và Mang Thai

Cách Sử Dụng Que Thử Rụng Trứng Và Đọc Kết Quả Đúng Và Chi Tiết

Những câu hỏi thường gặp

U nang buồng trứng xảy ra ở độ tuổi nào?

Vì đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới nên u nang buồng trứng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trước dậy thì, mang thai cho đến mãn kinh.

Có thai bị u nang buồng trứng phải làm sao?

Mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh u nang buồng trứng khi có thai sẽ phụ thuộc vào kích thước và loại u. Tuy nhiên, các bạn nữ cần lưu ý, thăm khám bác sĩ định kỳ trong suốt thời gian mang thai để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, nguy hiểm nhất, các khối u sẽ chèn ép sự phát triển của thai nhi, u bị vỡ, u bị xoắn hoặc u chuyển ác tính…

U nang buồng trứng kiêng ăn gì?

Khi bị u nang buồng trứng, chị em nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau: 

  • Ngũ cốc tinh chế: Vì ngũ cốc tinh chế có chứa đường, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Từ đó dẫn đến mất cân bằng trong máu khiến cho đa nang buồng trứng phát triển, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ tiểu đường.

  • Thịt đỏ: Trong thịt đỏ có chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Những người mắc bệnh u nang buồng trứng nếu ăn nhiều thịt đỏ sẽ khiến u nang phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thịt có hàm lượng chất béo cao như: bít tết, xúc xích, thịt xông khói, bơ, phô mát,...

  • Thức ăn nhiều đường: Ăn nhiều thực phẩm có nhiều đường sẽ làm tăng chỉ số đường huyết trong máu và khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Đồ ăn nhanh: Các đồ ăn nhanh như: bỏng ngô, khoai tây chiên, bánh quy,... thường chứa ít chất xơ, ít chất dinh dưỡng lại nhiều chất béo nên cũng gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh.

  • Tránh uống các loại đồ uống có ga, nhiều đường, chứa chất kích thích như rượu, bia, trà đặc, thuốc lá,... bởi sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn. 

Bên trên là tất cả các thông tin liên quan đến căn bệnh u nang buồng trứng mà các bạn nữ có thể tham khảo. Lưu ý, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên thì hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe vào những ngày kinh nguyệt của mình, bạn có thể tham khảo các sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng, khô thoáng giúp bạn năng động cả ngày dài nhé.

>> Tham khảo các bài viết liên quan: