Ra Máu Giữa Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bất Thường & Nguyên Nhân

Ra Máu Giữa Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bất Thường & Nguyên Nhân

 

Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở nhiều bạn gái. Đây là hiện tượng bị hành kinh có 15 ngày một lần, lượng máu xuất ra ít và không có hội chứng trước kinh. Ra máu ở thời kỳ rụng trứng là do tụt hàm lượng nội tiết tố estrogen khi vỡ nang trứng, trước khi hoàng thể. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, các bạn cùng theo chân Kotex khám phá bài viết bên dưới nhé!

>> Tham khảo thêm: Chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?  

 

1. Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Ra máu giữa kỳ kinh là khi "nguyệt san" vẫn đều đặn ghé thăm bạn hàng tháng nhưng giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, "nàng ý" lại xuất hiện một thậm chí hai hoặc ba lần nữa. Lần này lượng máu kinh nguyệt ra ít hơn nhiều và chỉ xuất hiện chừng vài tiếng đến một hoặc hai ngày là biến mất.

Các bạn gái nếu chú ý sẽ có thể phát hiện sự ra máu bất thường giữa kỳ kinh này khi đi vệ sinh hoặc và thấy máu thấm trên giấy vệ sinh. Sự xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt được phân thành ba loại: kỳ kinh kéo dài, xuất huyết trước kỳ kinh và xuất huyết trong thời gian rụng trứng.

>> Tham khảo thêm:

Chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng: Nguyên nhân và cách điều trị

Những kiến thức về sinh lý kinh nguyệt cần biết

2. Ra máu giữa kỳ kinh bình thường và bất thường

Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và nhiều điều kiện khác. Nếu ở trong những trường hợp ra máu giữa kỳ kinh sau, bạn không phải lo ngại nhiều:

- Mới chỉ có kinh nguyệt chừng vài tháng đến hơn một năm.

- Bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

Tuy vậy, các bạn gái cần phải hết sức lưu ý và nhanh chóng đi khám ngay nếu gặp những trường hợp ra máu bất thường giữa kỳ kinh ra máu bất hường giữa kỳ kinh sau:

- Ra máu không giống như các hiện tượng bình thường đã nói ở trên

- Chưa đến tuổi dậy thì mà bị xuất huyết bất thường.

- Đã qua tuổi dậy thì nhưng vẫn bị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt một cách thường xuyên với lượng máu nhiều hoặc thời gian kéo dài từ 3 ngày trở lên

>> Tham khảo thêm: Vì sao ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày?

3. Nguyên nhân chảy máu bất thường giữa kỳ kinh

3.1 Mất cân bằng nội tiết tố

Sự mất cân bằng hormone estrogenprogesterone có thể dẫn đến việc ra máu bất thường giữa kỳ kinh. Bạn gái có thể mất cân bằng nội tiết do rối loạn chức năng buồng trứng, tuyến giáp gặp vấn đề, sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết.

3.2 Biến chứng thai kỳ

Sảy thai, mang thai ngoài tử cung hay đình chỉ thai kỳ dưới mọi hình thức đều có thể dẫn đến việc ra máu giữa chu kỳ kinh, có thể kéo dài đến vài tuần. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn gái có thể gặp các dấu hiệu kèm theo nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu. Bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp tình trạng này.

>> Tham khảo thêm: Rụng trứng là gì? Các dấu hiệu rụng trứng rõ nhất, chính xác nhất

3.3 Nhiễm trùng

Viêm âm đạo do nhiễm trùng cũng là lý do thường gặp gây ra chảy máu giữa kỳ kinh. Bạn gái có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như chlamydia, lậu, nhiễm nấm men Candida hay bị viêm vùng chậu.

>> Tham khảo: Các cách sử dụng Tampon đúng, không bị đau

3.4 Chấn thương

Chảy máu giữa kỳ kinh có thể bắt nguồn từ các chấn thương về da hoặc mô ở âm đạo, thường là do quan hệ tình dục thô bạo hoặc đưa vào âm đạo các dụng cụ không phù hợp.

3.5 Rối loạn đông máu

Chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh có thể do chứng rối loạn đông máu chức năng hay rối loạn đông máu tổng hợp. Rối loạn đông máu chức năng như bệnh von Willebrand gây tác động đến thành phần chức năng máu, làm chảy máu âm đạo. Rối loạn đông máu tổng hợp liên quan đến thận và gan, ảnh hưởng thành phần điều hoà chảy máu, dẫn đến ra máu bất thường.

>> Tham khảo thêm: Hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu là do đâu?

3.6 U xơ tử cung

Bạn gái trong độ tuổi sinh sản thường gặp tình trạng u xơ tử cung. Đây vốn là sự tăng trưởng lành tính trong thành tử cung, thường lành tính và không gây ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u xơ tử cung có thể gây chảy máu âm đạo bất thường và đau vùng chậu nghiêm trọng.

>> Tham khảo: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị trễ kinh thì phải làm sao?

3.7 Các loại bệnh ung thư

Một số bệnh ung thư có triệu chứng thường gặp là ra máu bất thường giữa kỳ kinh, bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung.
 
>> Tham khảo thêm: Giải mã kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì

4. Chẩn đoán và điều trị ra máu giữa kỳ kinh

4.1 Chẩn đoán

Để xác định nguyên nhân dẫn đến ra máu bất thường giữa kỳ kinh, bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn và có thể tiến hành các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, sinh thiết mô tử cung và siêu âm hoặc nội soi âm đạo.

4.2 Điều trị

Tuỳ vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đề ra biện pháp điều trị tương ứng. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị bằng liệu pháp hormone nếu nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố. Trong các trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh phù hợp. Bạn cũng có thể sẽ phải thay đổi phương pháp tránh thai nếu đó là lý do gây ra máu bất thường. Nếu vấn đề thuộc về bệnh lý, bạn sẽ cần điều trị bệnh tương ứng hoặc thậm chí phẫu thuật dù không phổ biến.

>> Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

5. Phòng tránh ra máu giữa kỳ kinh như thế nào?

Tuy không có biện pháp cụ thể để phòng ngừa chảy máu bất thường giữa kỳ kinh, bạn gái có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây để hạn chế rủi ro mắc bệnh:

- Duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

- Sử dụng thuốc tránh thai theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng mất cân bằng hormone

- Tập thể dục và vận động phù hợp

- Không nên dùng aspirin vì sẽ gây chảy máu nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cân nhắc dùng ibuprofen hoặc naproxen theo hướng dẫn của bác sĩ.

>> Tham khảo thêm:  Cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà - Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?

6. Khi nào cần đến bệnh viện?

Bất cứ một biểu hiện xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt nào kéo dài và lượng máu nhiều như khi "cầm đèn đỏ" các bạn gái nên đi khám và làm các xét nghiệm để thăm dò bệnh tật. Tóm lại, bạn gái bị ra máu giữa kỳ kinh cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng sau:

- Mệt mỏi

- Sốt

- Chóng mặt, hoa mắt

- Đau dữ dội

Chỉ phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ chuyên khoa mới có thể chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Không nên tự ý dùng thuốc tránh thai hay điều trị bằng liệu pháp hoóc môn mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng mà các bạn gái thường gặp phải. Đa số các bạn cảm thấy lo lắng và bất an. Tuy nhiên, càng lo lắng, "nguyệt san" sẽ càng không ổn định. Vì thế, nếu hiện tượng này không kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì các bạn gái có thể yên tâm. Ngược lại, các bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị cụ thể hơn. Ngoài ra, các bạn cũng nên chọn cho mình sản phẩm băng vệ sinh Kotex để đảm bảo an toàn cho "cô bé" và chu kỳ kinh nguyệt nhé!

>> Tham khảo thêm: