Hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần có sao không?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Kinh nguyệt không đều luôn là một nỗi lo âu đối với các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì. Với các nàng có ít kinh nghiệm trong các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến chị em gặp nhiều khó khăn. Vậy 1 tháng có kinh 2 lần thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không và phương pháp điều trị là gì? Cùng Kotex tham khảo qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
>> Tham khảo thêm:
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần
Rối loạn chảy máu dẫn đến 1 tháng ra 2 lần kinh nguyệt
Rối loạn chảy máu là tên gọi chung cho các tình trạng mà quá trình đông máu của cơ thể gặp vấn đề, tương tự với bệnh máu khó đông. Bệnh này có thể khiến lượng máu kinh nguyệt trở nên khác thường hoặc ra nhiều hơn, dẫn đến 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt. Những người bị rối loạn chảy máu cũng sẽ dễ bầm tím trên cơ thể, chảy máu cam, chảy máu vào khớp hoặc cơ, chảy máu sau khi sinh nở,...
>> Tham khảo:
Bệnh rối loạn chảy máu khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường (Nguồn: Sưu tầm)
1 tháng có kinh 2 lần ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là thời điểm các hormone chưa hoạt động ổn định và có biến động đáng kể. Do đó, nếu bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì với các biểu hiện như có kinh 2 lần trong trong 1 tháng, vài tháng mới có kinh một lần,... thì bạn không cần quá lo lắng. Chu kỳ của bạn gái sẽ dần ổn định hơn sau một thời gian, thường là vài tháng hoặc vài năm kể từ kỳ kinh đầu tiên.
>> Tham khảo: Dấu Hiệu Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn nên 1 tháng ra 2 lần kinh nguyệt
Tình trạng có kinh hai lần trong một tháng sẽ không đáng lo ngại nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Đối với những bạn nữ có chu kỳ ngắn dao động từ khoảng 21 - 25 ngày mà đột nhiên hành kinh sớm 3-5 thì 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt đến sớm liên tục trong nhiều tháng hoặc chu kỳ kinh bất thường thì lại là một vấn đề khác cần lưu ý.
>> Tham khảo: Rụng trứng là gì và các dấu hiệu rụng trứng
Hành kinh 2 lần 1 tháng do stress kéo dài
Một trong những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn là do stress, căng thẳng kéo dài. Mức độ căng thẳng cao có thể gây ra kinh nguyệt thường xuyên hơn hoặc mất kinh hoàn toàn, bởi vì các hormone kích thích buồng trứng của bạn rụng trứng hàng tháng bắt nguồn từ não (bạn biết đấy, chính là nơi giải phóng các hormone gây căng thẳng). Các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì rất dễ mắc phải những lo âu không đáng có. Điều này càng kéo dài thì tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sẽ càng diễn ra nghiệm trọng. Để cải thiện được tình trạng này các bạn nữ chỉ cần cố gắng giữ một tình thần tích cực vui vẻ và lạc quan.
>> Tham khảo: Chậm kinh 7 ngày có sao không? Bao nhiêu ngày là bình thường?

Stress kéo dài có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Dừng hoặc quên sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày
Một trong những yếu tố khác có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của các chị em là thuốc tránh thai hằng ngày. Đây được xem là một biện pháp tránh thai khá an toàn để các cặp đôi có thể né tránh việc có thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn một số mối nguy hại đến cơ thể của bạn nữ.
Việc quên hoặc dừng sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn và có thể dẫn đến tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần. May mắn thay tình trạng này có thể được cải thiện với các phương pháp như điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu, thực phẩm chứa nhiều vitamin hoặc bằng thuốc nên các bạn gái có thể yên tâm nhé.
>> Tham khảo:
Quên sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày khiến 1 tháng ra 2 lần kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ khiến 1 tháng có kinh 2 lần
Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ có thể diễn ra khi cơ thể của bạn gái có quá nhiều hoặc ít hormone estrogen và progesterone. Khi hai lượng hormone này bị giảm sút trong cơ thể bạn nữ một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến hàng loạt triệu chứng xấu sau đây:
-
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều
-
Sạm nám khô da
-
Tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp
>> Tham khảo: Nội tiết tố nữ là gì? Suy giảm và cách cân bằng nội tiết tố nữ
Bệnh phụ khoa gây ra triệu chứng 1 tháng hành kinh 2 lần
1 tháng có kinh 2 lần là dấu hiệu gì? Hiện tượng kinh nguyệt khác thường này có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như:
-
Viêm âm đạo, âm hộ
-
U xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng
-
Viêm lộ tuyến tử cung
-
Polyp cổ tử cung
-
Ung thư cổ tử cung
-
Và các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Các bạn gái hãy thường xuyên đến khám phụ khoa định kỳ để có 1 chu kỳ kinh nguyệt ổn định nhé.
>> Tham khảo: 10 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Mà Chị Em Dễ Nhận Biết Nhất
Nguyên nhân khiến vùng kín chảy máu bất thường
Ngoài các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở trên, tình trạng chảy máu vùng kín bất thường cũng có thể khiến bạn nhận lầm thành máu kinh mà không biết. Có một số nguyên nhân khiến vùng kín bị ra máu mà bạn nên lưu ý:
-
Sảy thai: Có những trường hợp người phụ nữ không biết mình mang thai cho đến lúc bị sảy thai. Do đó, nếu vùng kín ra máu đột ngột trong khi bạn đang nghi ngờ mình có thai thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị y tế kịp thời.
-
Mang thai: Trong quá trình trứng đã được thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ, một phần niêm mạc tử cung sẽ bong ra dẫn đến hiện tượng ra một ít máu hồng ở vùng kín, gọi là máu báo thai. Nhiều chị em không phân biệt được sẽ dễ nhầm lẫn máu báo thai thành máu kinh.
-
Sử dụng phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố: Các biện pháp ngừa thai tác động lên nội tiết tố nữ như thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, miếng dán tránh thai… có thể gây ra ra máu bất thườnggiữa chu kỳ hoặc rối loạn kinh nguyệt. Thông thường, tình trạng này sẽ tự động được cải thiện sau vài tháng áp dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
>> Tham khảo: Nguyên Nhân Ra Máu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 5 Ngày Thường Gặp
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có nguy hiểm không?
1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không là câu hỏi mà nhiều bạn nữ quan tâm. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn gây ra bởi các nguyên nhân sinh lý như do mới bắt đầu tuổi dậy thì, căng thẳng kéo dài, quên dùng thuốc tránh thai hàng ngày, chu kỳ kinh nguyệt ngắn,... gây ra thì sẽ không quá nghiêm trọng. Trong những năm tuổi thiếu niên, chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều bình thường. Khi kinh nguyệt của bạn gái không đều, có thể đến hơn một lần mỗi tháng hoặc chỉ đến vài tháng một lần. Một số bạn gái thấy rằng họ có kinh nguyệt nhiều hơn một lần trong vài tháng, sau đó họ có thể không có kinh nguyệt nữa trong vài tháng.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng xảy ra thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo những triệu chứng khác như:
-
Khí hư có mùi hôi hoặc màu bất thường
-
Đau vùng chậu
-
Kinh nguyệt ra ít hoặc quá nhiều
-
Kinh nguyệt màu đen sẫm…
Vậy chị em cần phải hết sức cảnh giác vì chúng có thể báo hiệu cho những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu kéo dài, không điều trị sẽ làm giảm chức năng sinh sản và tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Mặt khác, hành kinh nhiều hơn 1 lần 1 tháng có thể khiến bạn gái bị mất máu quá nhiều, từ đó thậm chí có thể dẫn đến thiếu máu. Nếu bạn nữ bị da xanh xao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi… và nghi ngờ bản thân bị thiếu máu do kinh nguyệt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, xét nghiệm máu để được chẩn đoán đúng bệnh cho nhé.
>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Màu Đen Là Hiện Tượng Gì & Cách Chữa Hiệu Quả
Tổng hợp các phương pháp để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
Khám phụ khoa định kỳ
Đối với các vấn đề về sức khỏe thì phương pháp điều trị tốt nhất luôn là đến thăm khám bác sĩ. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây 1 tháng có kinh 2 lần có thể dễ dàng được điều trị bằng thuốc điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra các loại thuốc này còn có tác dụng tích cực khác lên cơ thể bạn nữ như giải tỏa tâm lý, căng thẳng do tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây nên.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều hòa kinh nguyệt trên thị trường các bạn nữ không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Để đảm bảo thì các nàng có thể đến thăm khám phòng bác sĩ phụ khoa định kỳ 3 tháng/lần để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
>> Tham khảo: Trễ kinh có sao không? Bao nhiêu ngày là bình thường?
Đến thăm khám định kỳ kinh gặp tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần
2.2. Sử dụng các thực phẩm bổ sung
Đối với tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhẹ thì bạn gái có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung để cải thiện tình trạng này. Các thực phẩm bổ sung sẽ bao gồm:
-
Gừng: Chứa nhiều Vitamin C và Magie giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng “ngày ấy”.
-
Nghệ tươi: Ngoài việc điều hòa kinh nguyệt nghệ tươi còn giúp điều hòa hormone trong cơ thể chống co thắt, chống viêm hiệu quả.
-
Đu đủ xanh: Giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt cho bạn nữ thiếu estrogen trong cơ thể.
-
Dứa: Giúp bong tróc các tế bào ở thành tử cung, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh hơn sau kỳ kinh nguyệt.
-
Rau mùi tây: Tăng cường lưu thông máu đến vùng tử cung, giúp niêm mạc nhanh chóng hồi phục sau chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó điều hòa kinh nguyệt đáng kể, các bạn nữ có thể dùng rau mùi tây như một loại gia vị trà để dùng thường xuyên.
-
Mướp đắng: Trong mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin, vì thế đây được xem là một loại quả tốt nhất để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
-
Đường thốt nốt: Ngoài chứa nhiều hàm lượng chất khoáng thì loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều sắt. Loại khoáng chất này sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở các bạn nữ sau chu kỳ kinh nguyệt giúp giảm đau, mệt mỏi hiệu quả.
>> Tham khảo: Con Gái Lớp 4 Đã Có Kinh Nguyệt Có Phải Dậy Thì Sớm Không?
Rau mùi và gừng giúp cải thiện hiện tượng có kinh 2 lần trong 1 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc
Ngoài các thực phẩm bổ sung thì chị em đừng quên thường xuyên tập thể dục và có lối sống lành mạnh để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục thì chị em sẽ thấy được tình trạng sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt của mình được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng kéo dài và ngủ đủ giấc để luôn giữ cho mình một tâm lý tích cực nhằm giúp vẻ ngoài luôn tràn đầy tự tin và khỏe mạnh bên trong.
>> Tham khảo: Tới Tháng Có Nên Tập Thể Dụng Giảm Cân Không?
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Quan hệ tình dục an toàn
Có một đời sống tình dục sạch sẽ, an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chị em phòng tránh các bệnh lý phụ khoa lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,... và có một chu kỳ kinh kinh nguyệt ổn định, khỏe mạnh. Vì thế, chị em hãy sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.
>> Tham khảo: Lợi và hại của biện pháp tránh thai bằng cao su và dùng thuốc
Các câu hỏi thường gặp
Tại sao có kinh 2 lần 1 tháng?
Có thể do các nguyên nhân như mới có kinh ở tuổi dậy thì; chu kỳ kinh nguyệt ngắn; giai đoạn tiền mãn kinh; bị rối loạn chảy máu hoặc mắc các bệnh lý phụ khoa; do stress kéo dài, do ngưng hoặc uống thuốc tránh thai không đều đặn,...
1 tháng có kinh 2 lần có thai không?
Câu trả lời là không, vì khi mang thai, phôi thai làm tổ trong tử cung nên lớp niêm mạc tử cung sẽ được giữ lại, từ đó khiến hiện tượng kinh nguyệt đình chỉ cho tới khi thai kỳ kết thúc. Vì thế, không bao giờ xảy ra tình trạng có kinh nguyệt khi mang thai.
Uống thuốc tránh thai có gây ra khiến 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần?
Thuốc tránh thai có thể gây ra tình trạng có kinh lần thứ 2 trong tháng, lý do là vì:
-
Thuốc tránh thai khẩn cấp: Có tác dụng phụ là làm rối loạn kinh nguyệt, gây ra tình trạng hành kinh 2 lần trong một tháng, thậm chí là rong kinh.
-
Thuốc tránh thai hàng ngày: Khi uống loại thuốc này, lượng hormone nữ sẽ được phóng ra nhiều hơn bình thường nên có thể kéo theo gây nên những rối loạn nhất định của chu kỳ kinh nguyệt.
Phía trên tất cả những thông tin mà bạn nữ cần biết về tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt gây 1 tháng có kinh 2 lần. Hy vọng bài viết trên của team Kotex đã cung cấp đủ thông tin cho các chị em đang cần để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để luôn có một vẻ ngoài đầy tự tin làm điều mình thích trong những ngày “dâu rụng” nhé!
>> Tham khảo các bài viết liên quan chủ đề Chu kỳ: