Nhận biết sớm rong kinh: Nguyên nhân, Điều trị và Cách phòng tránh
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Rong kinh (chảy máu kinh nguyệt nặng) là một rối loạn phổ biến ở những người có kinh nguyệt chảy máu kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu chảy nhiều hơn bình thường. Bạn nữ nên trao đổi với bác sĩ phụ khoa để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất, tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.
>> Tham khảo:
-
Tại sao chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu hồng? Nguyên nhân và cách điều trị
-
Hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu là bị gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
-
Kinh nguyệt kéo dài 10-15 ngày có sao không? Nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài?
1. Bị rong kinh là gì?
Rong kinh (menorrhagia) hay còn gọi là "tước kinh nguyệt" là lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Lớp niêm mạc tử cung bong ra làm lượng máu kinh nguyệt đào thải ra ngoài khoảng 50 - 80ml, thời gian hành kinh từ 3 - 5 ngày và chu kỳ bình thường từ 28 -32 ngày. Nếu bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt vượt quá những con số này rất có thể bạn đang bị rong kinh. Ngoài ra, bạn gái có thể căn cứ vào thời gian thay băng vệ sinh, số lượng băng mà bạn cần để thấm lượng máu kinh nguyệt đào thải ra để đánh giá tình trạng rong kinh. Nếu lượng máu kinh trung bình khoảng một giờ có thể thấm đầy băng vệ sinh và cần thay liên tục, chứng tỏ kinh nguyệt của bạn đang gặp vấn đề. Hiện tượng này thường ra rất nhiều vào ban đêm, máu kinh ra máu đông như cục thịt. Nếu bị rong kinh lâu dài khiến bạn gái mệt mỏi, căng thẳng, kèm theo những cơn đau bụng, đau lưng. Đặc biệt có thể dẫn tình trạng thiếu máu cấp.
Hiện tượng rong kinh kéo dài là gì? (Nguồn: Sưu tầm)
2. Những dấu hiệu bị rong kinh
Một số biểu hiện của rong kinh thường (tước kinh nguyệt) gặp bao gồm:
-
Đau bụng dưới
-
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
-
Lượng máu kinh nhiều hơn 80ml trong 1 chu kỳ kinh nguyệt (lượng máu kinh bình thường khoảng 50 - 80ml).
-
Thay băng vệ sinh liên tục sau 1 - 3 giờ
-
Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm
-
Máu kinh có màu sẫm hơn bình thường
-
Máu kinh vón cục lớn
-
Có các biểu hiện thiếu máu như mệt mỏi, khó thở, kiệt sức
Dấu hiệu rong kinh sau sinh cũng tương tự như trên, kỳ kinh kéo dài 7-15 ngày, lượng máu ra vượt quá 80m có thể vón thành cục, cơ thể thở dốc mệt mỏi và stress.
>> Xem thêm:
Rong kinh sau sinh, các dấu hiệu bình thường và khác thường
Gợi ý mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà hiệu quả nhất
Đau bụng dưới là dấu hiệu thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)
3. Chẩn đoán rong kinh
Các bạn gái cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng rong kinh, rong huyết là do cơ năng hay do thực thể với các cách sau:
-
Thăm khám và chẩn đoán dựa vào các thông tin tiền sử bệnh lý mà người bệnh cung cấp.
-
Thăm hỏi tiền sử sử dụng thuốc và biện pháp tránh thai…
Sau đó sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
-
Phương pháp siêu âm: Mục đích để thăm khám bằng cách quan sát hình ảnh trong tử cung, buồng trứng, xương chậu của người bệnh.
-
Thử PAP: Bằng cách lấy mẫu nhỏ ở cổ tử cung để kiểm tra xem có tình trạng bất thường nào xảy ra hay không.
-
Xét nghiệm sinh thiết nội mạc tử cung: Mục đích tầm soát sự hiện diện của ung thư.
-
Thực hiện soi ổ bụng: Quan sát ổ bụng xem có bất thường không bằng cách rạch một đường nhỏ.
-
Thực hiện soi tử cung: Quan sát tử cung có bất thường hay không bằng cách dùng ống soi có gắn camera.
-
Tiến hành chụp cản quang tử cung vòi trứng: Mục đích để quan sát tử cung trên phim X-Quang để phát hiện ra bất thường (nếu có).
Dựa vào chẩn đoán và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng rong kinh của người bệnh và sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
>> Xem thêm: Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị
4. Nguyên nhân bị rong kinh và đau bụng dưới
4.1. Rong kinh cơ năng
Hiện tượng rong kinh cơ năng thường xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối thời kỳ dậy (khoảng 18 tuổi) thì và tiền mãn kinh (khoảng 45-47 tuổi). Trong độ tuổi này, cơ thể bắt đầu có sự thay đổi nhiều do tác động của nội tiết tố, dẫn đến sự tăng hoặc giảm đột ngột nồng độ estrogen. Điều này gây ra chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều hơn. Trong hai năm đầu tiên sau khi có kinh, nữ giới sẽ thường xuyên gặp vấn đề về chu kỳ kinh không đều. Thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 đến 40 ngày và có thể chênh lệch đến 10 ngày. Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể xảy ra kèm với cường kinh, đặc biệt khi trước đó phụ nữ đã có một chu kỳ kinh dài và bất thường.
4.2. Mất cân bằng Hormone
Rong kinh là dấu hiệu quả bệnh gì? Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng của estrogen và progesterone điều chỉnh sự dày lên của niêm mạc tử cung, bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Nếu nội tiết tố mất cân bằng, niêm mạc tử cung có thể phát triển quá mức và cuối cùng bong ra dưới dạng chảy máu kinh nguyệt nặng.
4.3. Rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu trứng không rụng trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ không sản xuất hormone Progesterone như trong chu kỳ bình thường. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây rong kinh.
4.4. Polyp tử cung
Polyp là một khối u lành tính trong niêm mạc tử cung (polyp tử cung) có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.
Rong kinh có thể do các bệnh lý tử cung (Nguồn: Sưu tầm)
4.5. U xơ tử cung
Rong kinh có ảnh hưởng gì không ở độ tuổi sinh sản của bạn gái? Trong tử cung sẽ xuất hiện rất nhiều khối u xơ lành tính. Nếu chuyển biến nặng, những khối u xơ tử cung này sẽ là một trong những tác nhân dẫn đến rong kinh, chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ gây nên những bệnh lý nghiêm trọng về tử cung.
4.6. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung được hiểu đơn giản các tế bào nội mạc hay màng trong tử cung "đi lạc" và được tìm thấy bên ngoài buồng tử cung phụ nữ. Trình trạng này sẽ gây đau bụng, chảy máu nặng khiến cho các bạn gái cảm thấy lượng máu kinh ra nhiều hoặc chu kỳ kinh bị kéo dài. Lạc nội mạc tử cung không những là nguyên nhân gây rong kinh kéo dài mà còn có thể dẫn đến vô sinh từ ảnh hưởng liên quan đến buồng trứng.
4.6. Biến chứng thai kỳ
Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu báo thai, và đây là điều bình thường và diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong thời gian thai kỳ bạn thường xuyên ra máu, khối lượng nhiều, hoặc ra máu ở giai đoạn giữa và sau của thai kỳ thì nên theo dõi thận trọng. Vì rất có thể là biểu hiện thai kỳ bất thường hoặc dấu hiệu của sảy thai. Đặt vòng tránh thai không đúng cách: Hầu hết các bạn gái gặp trường hợp chảy máu âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai. Tình trạng này ban đầu là những đốm máu nhỏ, khổng chảy thường xuyên và có thể chuyển thành chảy máu nhiều, rong kinh. Sau khi đặt vòng tránh thai, các đốm máu nhỏ sẽ xuất hiện trong khoảng 90 ngày, nhưng có thể rong kinh kéo dài đến 6 tháng.
>> Xem thêm:Nhận biết dấu hiệu lệch vòng tránh thai và cách khắc phục
Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)
4.7. Sử dụng thuốc
Với một số loại thuốc uống như thuốc chống viêm, thuốc tránh thai, thuốc điều hòa nội tiết tố như estrogen và progestin, các loại thuốc chống đông máu như warfarin enoxaparin đề là nguyên nhân bệnh rong kinh kinh kéo dài. Khi bắt đầu sử dụng những loại thuốc nào, bạn nên đọc kỹ thông tin thành phần và hỏi ý kiến từ bác sĩ, không quá lạm dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ khác.
>> Xem thêm: Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Rong Kinh Bao Lâu?
4.8. Do bệnh lý
Những căn bệnh liên quan đến tử cung như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, u xơ tử cung hoăc ung thư buồng trứng cũng là một trong các tác nhân dẫn đến rong kinh. Bên cạnh đó, bệnh Won Willebrand hoặc một số bệnh lý của các cơ quan khác như gan, thận có liên quan cũng gây nên tình trạng rong kinh bất thường.
4.9. Các nguy cơ khác
Một chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái được chia thành bốn giai đoạn: kinh nguyệt, nang trứng, rụng trứng và hoàng thể. Trong đó, quá trình rụng trứng làm chức năng sản xuất hormone Progesterone cho cơ thể, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Nếu trứng không rụng có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh. Với những bé gái đang trong độ tuổi dậy thì, rong kinh là do rối loạn quá trình rụng trứng bởi vì đây là giai đoạn hoàn thiện các cơ quan sinh sản. Đối với những bạn gái ở tuổi sinh sản, hiện tượng rong kinh kéo dài chảy máu kinh nguyệt có để đến từ các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng.
Lạm dụng thuốc tránh thai dẫn đến rong kinh (Nguồn: Sưu tầm)
5. Rong huyết kéo dài bao lâu?
Thời gian hành kinh ở nữ giới thông thường kéo dài không quá 7 ngày. Đối với những người có kinh nguyệt đều thì thời gian hành kinh trong khoảng từ 3-5 ngày. Trong 2 ngày đầu là thời gian mà lượng máu kinh nguyệt sẽ ra nhiều nhất, sau đó sẽ giảm dần vào các ngày tiếp theo. Lượng kinh nguyệt có nhiều hay ít, dài hay ngắn cũng còn tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt lần đầu có thể kéo dài từ 2-7 ngày. Thời gian hành kinh và lượng kinh nguyệt có thể sẽ không đều trong những năm đầu có kinh. Sau khoảng thời gian kinh nguyệt ổn định nhưng nếu thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, có thể là 10 ngày và lặp lại thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của rong kinh. Nếu bạn nữ rơi vào trường hợp này thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám tìm ra nguyên nhân bệnh.
Bị rong kinh cả tháng có nguy hiểm không? Nếu bạn nữ gặp tình trạng rong kinh kéo dài 1 tháng và chưa thấy dấu hiệu ngừng lại, thì nên đi khám phụ khoa ngay để kịp thời chữa trị. Vì đây là vấn đề nguy hiểm, đáng báo động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản, và có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Trường hợp bị rong kinh kéo dài 2 tháng khiến bạn nữ bị thiếu máu, phóng noãn kém hoặc không thể phòng noãn, mắc bệnh phụ khoa hoặc nguy hiểm nhất là mắc ung thư nội mạc tử cung. Bạn nữ cần kiêng quan hệ, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và nhất là tới bệnh viện để được tư vấn khám chữa bệnh. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ tiến hành nạo sinh thiết nội mạc tử cung những vị trí có nguy cơ nhất định.
6. Rong kinh có thể tự khỏi không?
Bị rong kinh làm sao hết? Đây được xem là hiện tượng rối loạn bất thường ở nữ giới, thời gian hành kinh kéo dài dẫn đến lượng máu cũng mất đi khá nhiều. Theo thống kê, trung bình 20 nữ giới thì có 1 nữ giới gặp phải tình trạng rong kinh. Như vậy rong kinh có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Nếu nguyên nhân rong kinh do sinh lý, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, giai đoạn sau sinh hoặc đối với phụ nữ tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này nội tiết tố đang có sự biến đổi cộng với sự thay đổi về sinh lý dẫn đến chức năng hoạt động của cơ quan sinh sản bị mất cân bằng. Và nguyên nhân rong kinh do sinh lý thường sẽ cân bằng, ổn định trở lại từ vài tháng hoặc vài năm, tùy theo cơ địa, sức khỏe, thói quen sinh hoạt của mỗi người.
Nếu nguyên nhân rong kinh do bệnh lý, do tử cung hoặc buồng trứng đang gặp vấn đề. Có thể là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang, đa nang buồng trứng. Trường hợp rong kinh do bệnh lý thì khả năng tự khỏi hoàn toàn không xảy ra nếu không được can thiệp điều trị. Và nếu tình trạng rong kinh kéo dài không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Dù là bạn đang gặp phải tình trạng rong kinh ở trường hợp nào, thì việc thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết và cực kỳ quan trọng.
7. Bị rong kinh có sao không? Rong kinh kéo dài có ảnh hưởng gì không?
Tình trạng rong kinh kéo dài có thể gây ra khá nhiều hệ lụy như:
7.1. Gây thiếu máu và thường xuyên mệt mỏi
Rong kinh có thể làm giảm lượng sắt trong cơ thể và tăng nguy cơ thiếu máu. Các dấu hiệu để nhận biết như da xanh xao, suy nhược và mệt mỏi trong người.
7.2. Đau bụng dữ dội trước và sau kỳ kinh nguyệt
Rong kinh khiến tình trạng đau bụng kinh tệ hơn, co thắt nghiêm trọng và có thể phải nhập viện.
7.3. Gây nguy cơ vô sinh - hiếm muộn
Bị rong kinh là biểu hiện của bệnh gì? Máu kinh lưu lại trong tử cung lâu hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh. Vi khuẩn có thể di chuyển theo hướng từ âm đạo đến vòi trứng, tử cung,… gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái nữ. Ngoài ra, hiện tượng ra nhiều máu còn là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa khác như: viêm nội mạc tử cung, Polyp tử cung hay u xơ tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu các bạn gái lơ là, không thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn, tước đi “thiên chức” làm mẹ của người phụ nữ.
7.4. Rong kinh có rụng trứng không
Mỗi tháng, quá trình rụng trứng xảy ra đối với phụ nữ, ngay cả khi họ không có chu kỳ kinh nguyệt. Khi phụ nữ bị rong kinh và đau bụng dưới, quá trình rụng trứng vẫn tiếp diễn mặc dù kết quả của quá trình đó lại có thể gây ra rong kinh tiếp sau đó.
8. Cách chữa bệnh rong kinh
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến sức khỏe và tinh thần của bạn gái. Do đó, việc áp dụng các cách điều trị phù hợp và kịp thời là vô cùng cần thiết.
8.1. Điều chỉnh lối sống theo phương pháp khoa học
Lối sống sinh hoạt là một trong những cách cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả. Để thực hiện được điều này, các bạn gái cần chú ý những điều sau:
-
Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động mạnh và vận động quá sức.
-
Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng và stress.
-
Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya quá nhiều.
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh mới.
>> Xem thêm: Mẹo chữa rong kinh tại nhà hiệu quả
8.2. Bị rong kinh nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cũng như cung cấp thêm nhiều năng lượng giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt khi điều trị rong kinh:
-
Bổ sung rau xanh, trái cây để ổn định đường huyết, cân bằng nội tiết tố và hạn chế nhiễm trùng.
-
Ăn nhiều cá để giúp giảm đau, giảm sưng viêm.
-
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu.
-
Nên ăn nhiều ngũ cốc vì chúng chứa chỉ số đường huyết thấp giúp cân bằng nội tiết tố.
-
Không nên dùng các chất kích thích như rượu, cà phê,…
-
Không ăn thức ăn cay và nóng như ớt, hạt tiêu…
8.3. Bổ sung sắt cho cơ thể
Rong kinh sẽ khiến bản thân bạn gái bị thiếu máu từ cấp độ nhẹ đến nặng. Cho nên để điều trị, ngăn ngừa thiếu máu, bạn gái cần có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các chất trong bữa ăn hằng ngày để bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Vậy làm thế nào để hấp thụ sắt tốt nhất? Các thực phẩm chứa nhiều chất sức như các loại hạt, ngũ cốc, các loại thịt đỏ, các loại rau xanh màu đậm. Ăn những loại quả có chứa nhiều vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt. Tuy nhiên, hạn chế ăn uống những thực phẩm như cà phê, trà xanh ngay sau bữa ăn, vì những chất này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể.
Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
8.4. Bị rong kinh uống thuốc gì?
Với rong kinh nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn gái cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị rong kinh như thuốc cầm máu tranexamic acid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc sử dụng hormone, thuốc chữa rong kinh Danazol,... Về cơ chế chung những loại thuốc này sẽ gây ức chế hoạt động của hormone nữ, giúp tăng sinh nội mạc tử cung, làm giảm lượng máu kinh. Các loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ, gây kích ứng cho nhiều bạn nữ, vì vậy khi khám bác sĩ cần liệt kê rõ ràng về tình trạng của bạn để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
8.5. Mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả
Nếu đã xác định được nguyên nhân rong kinh là do sinh lý, thì các bạn nữ có thể áp dụng một số mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà hiệu quả như sau:
-
Trị rong kinh tại nhà bằng lá ngải cứu
Bị rong kinh nhiều ngày phải làm sao? Ngải cứu là vị thuốc thảo dược trong việc điều trị rong kinh, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt. Có tác dụng bổ máu, chống viêm.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, có thể tươi hoặc khô. Rửa sạch, sau đó đem nấu với 300ml nước trong 5 phút. Ngày 2 lần, sáng và tối, uống sau ăn khi nước còn ấm.
-
Trị rong kinh bằng lá huyết dụ tươi
Bị rong kinh uống lá gì hết? Cây huyết dụ có tác dụng cầm máu, tan huyết ứ… do đó đây là vị thuốc dùng để điều trị tước kinh nguyệt hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị từ 3-4 lá huyết dụ tươi, rửa sạch và sắt nhỏ. Đun với 300ml nước cho đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Ngày uống 2 lần sau khi ăn.
-
Trị rong kinh tại nhà với cây ích mẫu
Cây ích mẫu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giúp cải thiện tình trạng rong kinh kéo dài.
Cách thực hiện: Chuẩn bị ích mẫu khô, kết hợp với hương phụ, ngải cứu, bạch đồng tử, mỗi vị 12g. Nấu với 500ml nước đến khi cạn còn 300ml. Ngày uống 2 lần khi còn ấm. Uống trước khi hành kinh từ 3-5 ngày hoặc uống trong thời gian hành kinh để đạt hiệu quả tốt nhất.
-
Trị rong kinh tại nhà với gừng
Gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị rong kinh nhờ tính ấm, giúp lưu thông khí huyết, làm giảm đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nhánh gừng, rửa sạch, đập dập. Hòa với nước ấm, thêm đường hoặc mật ong để tạo vị ngọt. Ngày uống 2-3 lần khi nước còn ấm.
-
Trị rong kinh tại nhà bằng cây nhọ nồi (cỏ mực)
Nhọ nồi có công dụng cầm máu tốt, vì vậy đây là thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá cây nhọ nồi, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng tầm 30 phút, sau đó xay nhuyễn lá nhọ nồi với nước, lọc lấy phần nước cốt. Uống ngày 2-3 lần vào buổi sáng và trưa.
Uống cỏ mực bao lâu hết rong kinh? Nếu huyết ra ít, bạn nữ uống nước cốt cỏ mực thường xuyên, tình trạng rong kinh sẽ sớm có chuyển biến tích cực.
-
Trị rong kinh tại nhà bằng quả đu đủ xanh
Quả đu đủ xanh có tác dụng hạn chế ra máu nhiều, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị ½ quả đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Ép lấy nước đu đủ. Uống ngày 2 ly nước ép đu đủ xanh, uống trước khi hành kinh khoảng 5 ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn trực tiếp quả đu đủ xanh.
-
Trị rong kinh hiệu quả bằng bột quế
Bột quế chứa nhiều hoạt chất hydroxychalcone giúp điều chỉnh insulin và điều hòa kinh nguyệt tốt.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g bột quế. Hòa tan bột quế với 100ml nước. Uống ngày 3 lần thường xuyên sẽ thấy kết quả tốt.
8.6. Phẫu thuật
Rong kinh cũng có thể được điều trị bằng phương án phẫu thuật nếu nguyên nhân dẫn đến rong kinh do polyp tử cung, u xơ tử cung. Phương án sẽ được thực hiện như giãn và nạo (D&C), bóc và cắt bỏ nội mạc tử cung, thuyên tắc động mạch tử cung.
8.7. Cách chữa bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì
Phương pháp điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì can thiệp vào quá trình điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Để đạt được điều này, nguồn hormone bổ sung bên ngoài được sử dụng, chủ yếu là từ các loại thuốc ngừa thai có chứa thành phần estrogen và progesterone. Liều lượng thuốc được điều chỉnh theo từng ngày trong chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo hiệu quả điều trị.
8.8. Thăm khám bác sĩ phụ khoa
Đi khám phụ khoa là việc cần thiết và quan trọng nhất để phát hiện và điều trị khi biết rong kinh. Nhờ vào thăm khám, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và có hướng dẫn điều trị hiệu quả nhất. Việc này cũng giúp giải quyết dứt điểm tình trạng rong kinh, tránh những biến chứng gây nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của các bạn gái.
Khám phụ khoa để có phương án điều trị rong kinh kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)
9. Cách phòng tránh bệnh rong kinh hiệu quả
Để cải thiện các hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, các chị em cần thực hiện các biện pháp điều hòa trước và sau kỳ kình nhé!
-
Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không quá sức.
-
Giữ ấm cơ thể, tăng giảm quần áo, chăn mền cho phù hợp.
-
Chế độ ăn uống phải điều độ, đủ lượng, không nên ăn quá nhiều đồ béo, lạnh, cay, khô để tránh tổn thương tỳ vị, dẫn đến sinh hóa thiếu hụt, hoặc tích tụ đàm ẩm gây kinh nguyệt không đều .
-
Nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, phiền muộn, nóng giận làm tổn thương gan tỳ, hoặc xúc động thái quá, sinh bệnh về kinh nguyệt.
10. Các câu hỏi thường gặp
10.1. Bị rong kinh ra máu màu đen có sao không?
Bị rong kinh ra máu màu đen là hiện tượng kinh nguyệt bất thường. Máu kinh di chuyển xuống âm đạo không được trơn tru, dẫn đến ứ đọng trong tử cung lâu trước khi ra ngoài nên sẽ có màu đen. Nếu phát hiện tình trạng máu kinh màu đen, chị em cần phải thăm khám và điều trị sớm nếu để tình trạng lâu dài có thể dẫn đến vô sinh hoặc phát sinh các tế bào gây ung thư.
10.2. Bị rong kinh cả tháng có sao không?
Thời gian hành kinh bình thường ở nữ giới từ 3-7 ngày, nếu bị rong kinh cả tháng thì đây là tình trạng nặng. Rong kinh cả tháng có thể dẫn đến mất máu dễ gây hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vì thế nếu bị rong kinh cả tháng các chị em cần có thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm nhất.
Trên đây là tất tần tật các thông tin để giải đáp cho thắc mắc rong kinh là gì cũng như các cách để điều trị rong kinh hiệu quả nhất. Kotex mong rằng với những chia sẻ trên sẽ đem đến cho các bạn gái những thông tin hữu ích và có được cách điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm cho mình các sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng dành cho kỳ kinh nguyệt thì có thể ghé website Kotex để tham khảo thêm nhé!
>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: