tampon-la-gi

Tampon là gì? Hướng dẫn cách sử dụng tampon

  • Băng vệ sinh tampon là gì
  • Băng vệ sinh Tampon được làm bằng gì
  • FDA đánh giá độ an toàn của băng vệ sinh như thế nào
  • Đối tượng sử dụng băng vệ sinh tampon
  • Cách sử dụng băng vệ sinh tampon đúng, không bị đau
  • Cách sử dụng tampon Kotex
  • Ưu điểm và nhược điểm của tampon
  • So sánh tampon và băng vệ sinh
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng băng vệ sinh tampon không bôi trơn
  • Nên thay băng vệ sinh tampon bao nhiêu lần một ngày
  • Băng vệ sinh tái sử dụng có an toàn không
  • Có thể quan hệ tình dục khi đang dùng tampon không
  • Mua tampon giá bao nhiêu Băng vệ sinh tampon loại nào tốt
  • Tampon và hội chứng sốc nhiễm độc TSS
  • Mẹo an toàn khi sử dụng tampon
  • Câu hỏi thường gặp về tampon
  • Ngoài việc sử dụng các loại băng vệ sinh mỗi khi “đèn đỏ”, bạn gái còn có những lựa chọn khác như: Cốc nguyệt san, tampon,... Vậy tampon là gì, cách sử dụng sản phẩm này như thế nào để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa? Công dụng thực sự của tampon so với băng vệ sinh là gì trong chu kỳ, có các loại tampon nào trên thị trường và mua tampon ở đâu thì uy tín? Tất cả đều đó sẽ được giải đáp trong bài viết này, bạn cùng Kotex tìm hiểu nhé!

    >> Tham khảo: 9 tác hại của cốc nguyệt san

    Băng vệ sinh tampon là gì?

    Tampon hiện đang là dạng băng vệ sinh phổ biến ở thế giới, nhưng tại Việt Nam thì chưa thực sự được phân phối rộng rãi trên thị trường và vẫn còn nhiều chị em phụ nữ chưa biết đến. Tampon có sự đột phá trong cách sử dụng là phải nhét sâu vào âm đạo. Tuy rằng, đây là một dạng băng vệ sinh có thiết kế mới mẻ, nhưng nó vẫn giữ được các tính năng an toàn như các loại băng vệ sinh khác trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tampon có nhiều tiện lợi nổi trội nên chúng dần thu hút thêm nhiều người dùng.

    Tampon được thiết kế dạng que, có hình trụ, được làm bằng bông thấm hút. Khác với băng vệ sinh, tampon khi được sử dụng sẽ đưa vào bên trong âm đạo, giúp hút lượng máu kinh trước khi chúng chảy ra khỏi âm đạo. Để phù hợp với từng mức độ ra máu khác nhau, tampon được thiết kế theo nhiều loại phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, tampon chỉ nên sử dụng một lần.

    >> Tham khảo: 

    Liệu bạn có biết Tampon là gì?

    Liệu bạn có biết Tampon là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

    Băng vệ sinh Tampon được làm bằng gì?

    Tampon được làm bằng gì? Theo các chuyên gia từ FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) xác nhận, tampon được làm từ cotton, rayon hoặc hỗn hợp của 2 nguyên liệu này. Vì vậy, tampon được đánh giá lành tính và an toàn trong quá trình sử dụng. Bởi vì làm từ cotton và rayon, chúng là những sợi thấm hút không chứa clo. Tampon còn giúp ngăn chặn các sản phẩm có hàm lượng dioxin (một loại chất ô nhiễm có trong môi trường) với nhiều tác hại nguy hiểm.

    >> Tham khảo: Cốc nguyệt san là gì?

    Cấu tạo của Tampon

    Cấu tạo của Tampon (Nguồn: Sưu tầm)

    FDA đánh giá độ an toàn của băng vệ sinh như thế nào?

    Bất kỳ loại băng vệ sinh nào trước khi được bán hợp pháp ở Mỹ đều phải trải qua quá trình đánh giá của FDA để xác định xem có an toàn và hiệu quả như ( hoặc tương đương với) các sản phẩm băng vệ sinh đang được bán trên thị trường hợp pháp hay không.

    Để trải qua quá trình xem xét và đánh giá của FDA, các nhà sản xuất sẽ phải gửi dữ liệu bao gồm kết quả thử nghiệm đánh giá mức độ an toàn của những vật liệu sản xuất băng vệ sinh (nếu có), khả năng thấm hút của băng vệ sinh, sức mạnh và tính toàn vẹn của tampon, băng vệ sinh có làm tăng cơ hội phát triển của một số vi khuẩn có hại hay làm thay đổi mức độ vi khuẩn bình thường trong âm đạo hay không.

    Đối tượng sử dụng băng vệ sinh tampon

    Tampon đạt tính an toàn cao, vì vậy đối tượng sử dụng tampon có thể ở mọi lứa tuổi, tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích mà chị em có thể lựa chọn loại tampon phù hợp. Tuy nhiên, với các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ thể vẫn chưa phát triển toàn diện thì nên cân nhắc việc sử dụng tampon. Vì lúc này, bạn sẽ có nguy cơ bị rách màng trinh khi sử dụng tampon, gây đau rát, khó chịu.

    Ngày nay, tampon đang dần trở nên phổ biến và được nhiều cô nàng lựa chọn sử dụng thay thế băng vệ sinh thông thường. Tuy vậy, với nền văn hóa Á Đông, phụ nữ vẫn còn xem trọng trinh tiết, đối với các nàng chưa quan hệ lần đầu, màng trinh còn nguyên vẹn thì không nên dùng tampon.

    Theo khảo sát, đối tượng sử dụng tampon thường là các cô nàng yêu thích vận động, thích tham gia các hoạt động thể thao, đặc biệt là bộ môn bơi lội. Sở dĩ tampon hữu ích cho vận động viên nữ là vì khi đưa sâu tampon vào trong âm đạo, thành âm đạo sẽ giúp giữ tampon cố định nên khi các nàng vận động mạnh hoặc đi bơi thì máu kinh cũng không bị tràn ra ngoài. Vậy tampon chính là giải pháp xóa tan nỗi lo khi đi biển ngày đèn đỏ.

    >> Tham khảo: Mất trinh là gì?

    Ai là người nên sử dụng Tampon?

    Ai là người nên sử dụng Tampon? (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách sử dụng băng vệ sinh tampon đúng, không bị đau

    Để tampon có vị trí đúng trong cơ thể và giúp các bạn gái thoải mái vận động, cách sử dụng tampon đúng cách chính là yếu tố quyết định. Vậy cách dùng tampon như thế nào để nó phát huy được hết công dụng? Cách đưa tampon vào và lấy ra như thế nào? Cùng Kotex tìm hiểu nhé!

    Cách đưa tampon vào trong

    • Bước 1: Nàng cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh lây lan vi khuẩn vào bên trong âm đạo. Lau khô tay để bóc vỏ tampon.

    • Bước 2: Nàng hãy chọn một tư thế thoải mái để đưa tampon vào, có thể đứng hoặc ngồi đều được. Ở một số người, họ cảm thấy dễ chịu với tư thế ngồi xổm, co hai chân lại hoặc cảm thấy thuận tiện hơn khi ngồi trên bồn cầu. Tiếp theo, nàng cần dạng rộng 2 chân sang 2 bên.

    • Bước 3: Sau khi đã ổn định với tư thế thoải mái, bạn hãy dùng ngón giữa và ngón cái để giữ vị trí thân tampon, ngón trỏ thì đặt phía ngoài cùng của ống đẩy.

    • Bước 4: Xác định đúng vị trí âm đạo. Nàng nên thả lỏng và đẩy từ từ phần đầu của tampon vào trong âm đạo. Khi bạn cảm nhận được tampon đã đi vào bên trong cơ thể thì lúc này dừng việc đẩy tampon.

    • Bước 5: Khi này, cơ thể bạn bắt đầu cảm nhận sự di chuyển của tampon nhưng bạn cần đảm bảo sợi dây của tampon vẫn nằm bên ngoài âm đạo. Sau đó, hãy cuộn ống đẩy bằng giấy vệ sinh và vứt vào sọt rác.

    • Bước 6: Sau khi đã đặt tampon vào trong cơ thể, bạn nên di chuyển, cử động để xem vị trí đặt của tampon đã thoải mái chưa. Trong trường hợp cảm thấy bị đau hoặc khó chịu, thì bạn hãy dùng tay nắm lấy sợi dây kéo tampon ra khỏi cơ thể. Sau đó, hãy thao tác lại bằng một tampon mới.

    >> Tham khảo: Quan hệ ngày đèn đỏ có hại không?

    Cách đưa Tampon vào bên trong âm đạo

    Cách đưa Tampon vào bên trong âm đạo (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách gỡ tampon đúng cách

    • Bước 1: Rửa tay sạch bằng xà phòng để diệt khuẩn. Hãy chắc chắn rằng tay bạn vừa sạch và khô ráo trước khi thực hiện việc gỡ tampon.

    • Bước 2: Chuẩn bị một tư thế thoải mái như khi bạn đưa tampon vào trong cơ thể. Tiếp theo, hãy thả lỏng người.

    • Bước 3: Nếu sợi dây của tampon chưa đứt, bạn dùng tay để kéo sợi dây theo chiều hướng xuống để có thể dễ dàng kéo tampon ra ngoài. Trong trường hợp sợi dây bị đứt, bạn đưa ngón trỏ vào bên trong âm đạo để tìm kiếm tampon.

    • Bước 4 (dùng khi dây kéo của tampon bị đứt): Dùng 02 ngón tay trỏ và giữa đưa vào bên trong âm đạo để thực hiện việc gắp tampon ra ngoài.

    • Bước 5: Sau khi đã kéo hết phần tampon ra ngoài, bạn hãy dùng giấy vệ sinh gói lại và vứt vào thùng rác.

    >> Tham khảo: Dùng cốc nguyệt san có bị rộng không?

    Cách thay Tampon đúng cách

    Cách thay Tampon đúng cách (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách sử dụng tampon Kotex

    Cũng giống như cách dùng tampon cơ bản đã kể trên, dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng tampon Kotex:

    • Chỉ sử dụng băng vệ sinh tampon trong giai đoạn hành kinh

    • Chỉ dùng mỗi tampon trong một lần

    • Không cố đặt tampon vào trong nếu bạn thấy đau

    • Để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm TSS, bạn nên sử dụng tampon ít thấm nhất, tuỳ vào mức độ ra nhiều hay ít của lượng kinh nguyệt. Mặc dù TSS có thể xảy đến đối với tampon ở tất cả các mức độ thấm hút, nhưng nguy cơ nhiễm TSS ở loại tampon có độ thấm hút cao sẽ dễ xảy ra hơn

    • Rửa tay trước khi mở bao bì và khi đeo tampon. Mở tampon và đặt vào bên trong ngay, tránh tiếp xúc nhiều với tay hoặc bất kỳ vật dụng bên ngoài nào khác

    • Tampon phải được lấy ra dễ dàng, nếu thấy tampon quá khô và khó rút ra, có thể tampon đã hút quá nhiều chất lỏng hoặc chưa hút được bao nhiêu. Thay tampon thường xuyên, tránh trường hợp dùng một tampon quá 8 tiếng

    • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tampon nếu bạn thuộc các trường hợp: sau khi sinh, sinh mổ, sẩy thai, phá thai hoặc vừa trải qua phẫu thuật ở cơ quan sinh sản.

    Ưu điểm và nhược điểm của tampon

    Tuy rằng tampon được cải tiến và có những ưu điểm tuyệt vời giúp chị em khắc phục nỗi lo ngày kinh, thế nhưng song nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, vậy nhược điểm là gì? Bạn cùng Kotex tìm hiểu nhé!

    Ưu điểm của tampon

    • Có thiết kế nhỏ gọn: Thuận tiện cho việc bảo quản và mang theo khi ra ngoài.

    • Tiện dụng: Không sợ bị tràn băng, thoải mái vận động trong những ngày kinh nguyệt, hơn thế nữa bạn còn có thể thoải mái bơi lội nếu sử dụng tampon.

    • Sạch sẽ: Vì khi dùng tampon, nó sẽ ôm chặt âm đạo và giúp chị em thấm hút nhanh chóng trước khi cảm nhận được dòng chảy của kinh nguyệt.

    • Hạn chế mùi hôi và ẩm ướt cực hiệu quả: Do cấu tạo và thiết kế tinh tế, tampon giúp giải quyết nỗi lo về mùi hôi cực kỳ hiệu quả.

    >> Tham khảo: Cấu tạo màng trinh và vị trí màng trinh của con gái

    Nhược điểm của tampon

    • Khó sử dụng: Như đã đề cập về cách dùng, khi dùng lần đầu tampon có thể gây khó khăn cho chị em, nếu không cẩn thận bạn gái có thể làm tổn thương vùng âm đạo.

    • Cần phải canh thời điểm thay tampon: Do sự thoải mái và dễ chịu mà sản phẩm tampon mang lại, nên bạn gái hầu như dễ quên sự tồn tại của kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, bạn gái cần lưu ý thời gian thay băng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho “cô bé”.

    • Nguy cơ gây viêm nhiễm vùng kín: Bạn cần thực hiện thay băng ra - vào đúng cách theo nhà sản xuất hướng dẫn để tránh làm viêm nhiễm vùng kín.

    • Có thể gây hội chứng sốc nhiễm độc: Vì quá thấm hút nên một số loại tampon không tốt có thể làm khô âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

    >> Tham khảo: Cách thay băng vệ sinh khi ở trường & Cách xử lý cực gọn

    Ưu và nhược điểm của tampon

    Ưu và nhược điểm của tampon (Nguồn: Sưu tầm)

    So sánh tampon và băng vệ sinh

    Nếu nàng còn đắn đo giữa việc sử dụng tampon hay băng vệ sinh, thì hãy theo dõi bảng dưới đây để nắm rõ thông tin về sự khác biệt của 02 sản phẩm này:

    Các tiêu chí

    Tampon

    Băng vệ sinh

    Kiểu dáng, thiết kế

    Tampon là một loại băng vệ sinh với thiết kế mới mẻ, có dạng hình trụ, phần đuôi có một sợi dây thuận tiện cho việc đưa tampon vào trong và gỡ ra khi cần thay mới.

    Băng vệ sinh là các miếng hình chữ nhật dẹt. Một mặt được thiết kế có lớp bông thấm hút, mặt còn lại được thiết kế keo dính để dán vào quần lót. Băng vệ sinh có nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau: băng vệ sinh có cánh, không cánh, ban đêm, ban ngày,...

    Ưu điểm

    Nhỏ, gọn, tiện lợi

    Phù hợp với những cô nàng yêu thích vận động, thể thao

    Không bị in hằn (lộ ra ngoài quần)

    Dễ chịu, thoải mái

    Sử dụng tốt khi đi bơi

    Dễ dùng

    Phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả các bạn nữ trong giai đoạn dậy thì

    Không đưa vào bên trong cơ thể

    Nhược điểm

    Có nguy cơ bị sốc nhiễm độc

    Khi mới sử dụng sẽ cảm thấy không quen, có phần hơi đau

    Không khuyến khích các nàng đang trong độ tuổi dậy thì vì có thể gây rách màng trinh

    Khó chịu, dễ bị tràn ra ngoài

    Không thoải mái khi di chuyển, vận động vì có thể làm lệch băng

    Gây mất thẩm mỹ nếu mặc quần bó vì vết băng in hằn lên quần

    Không sử dụng được khi đi bơi

    Thời điểm sử dụng

    Khi đi bơi

    Khi cần sản phẩm gọn nhẹ, dễ dùng, thoải mái khi đi ra ngoài.

    Khi đi tập thể dục hoặc di chuyển nhiều

    Khi đã sử dụng thử tampon nhưng cảm thấy khó chịu, đau rát

    Khi muốn sử dụng sản phẩm đơn giản nhất.

    >> Tham khảo: Đau Ngực Bao Lâu Thì Có Kinh & Cách Giảm Đau Ngực Khi Tới Tháng

    So sánh băng vệ sinh và tampon

    So sánh băng vệ sinh và tampon (Nguồn: Sưu tầm)

    Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng băng vệ sinh tampon không bôi trơn?

    Dùng tampon không bôi trơn là tiến trình khác và bạn phải dùng ngón tay để đẩy băng vệ sinh vào âm đạo.

    • Đầu tiên, bạn phải rửa tay thật sạch trước khi đưa ngón tay vào bên trong âm đạo.

    • Mở gói tampon và chọn tư thế thoải mái.

    • Sử dụng ngón tay như pít-tông để đẩy tampon vào bên trong âm đạo.

    • Có thể đẩy tampon đi xa hơn để nó ở vị trí an toàn, nếu đúng cách, bạn sẽ không cảm thấy gì cả. Nhưng nếu bạn không đủ độ sâu bạn sẽ thấy khó chịu.

    • Bạn có thể vận động nhẹ như đi bộ, đứng lên ngồi xuống, để tampon di chuyển và “hạ cánh” ở vị trí an toàn và thoải mái.

    >> Tham khảo: Dùng Cốc Nguyệt San Có Quan Hệ Được Không?

    Nên thay băng vệ sinh tampon bao nhiêu lần một ngày?

    Theo FDA, việc thay băng vệ sinh nói chung và tampon nói riêng tốt nhất từ 4 đến 8 giờ một lần. Vì tampon chỉ sử dụng được một lần nên bạn cần thay thường xuyên để luôn giữ cho âm đạo được khô thoáng, sạch sẽ trong những ngày “đèn đỏ”. Lưu ý, không sử dụng tampon quá 8 tiếng/lần. Mặc dù hiếm gặp nhưng  nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) nếu đeo tampon lâu hơn 8 tiếng vẫn có thể xảy ra.

    Băng vệ sinh tái sử dụng có an toàn không?

    Bạn nên cực kỳ cân nhắc khi sử dụng băng vệ sinh tái sử dụng, do nguy cơ nhiễm trùng như nấm men hay nấm nguy khuẩn có thể tăng cao hơn. Bởi, FDA chưa chấp nhận những sản phẩm này và họ cũng không khuyến khích việc sử dụng các loại băng vệ sinh tái sử dụng mà họ chỉ chấp nhận những loại thiết kế xài 1 lần.

    >> Tham khảo: Dấu hiệu kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

    Có thể quan hệ tình dục khi đang dùng tampon không?

    Các chuyên gia khuyên rằng khi đang đến ngày “đèn đỏ”, các cô nàng không nên quan hệ tình dục. Vì vậy, việc sử dụng tampon khi quan hệ tình dục cũng thế. Bởi vì trong quá trình quan hệ, nếu bạn chưa gỡ tampon ra, sẽ khiến tampon bị đẩy vào sâu hơn, gây nên các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn và có cảm giác khó chịu.

    >> Tham khảo: Chưa hết hẳn kinh nguyệt quan hệ có thai không?

    Mua tampon giá bao nhiêu? Băng vệ sinh tampon loại nào tốt

    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tampon với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Trong đó, người dùng đánh giá cao về sản phẩm tampon Kotex, cụ thể:

    • KOTEX Tampon Loại Vừa, 16 miếng: Với thiết kế hộp màu đen ấn tượng, một hộp bao gồm 16 miếng, chiều dài 23cm/hộp, vì vậy rất thuận tiện khi mang theo mỗi khi đi ra ngoài. Tampon loại này được thiết kế thanh mảnh, có một đầu thuôn nhỏ, giúp nàng dễ đặt vào trong và không cảm thấy khó chịu.

    • KOTEX Luxe Tampon: Đây là sản phẩm được gia công tại Cộng hòa Séc. Tampon với thiết kế đầu thuôn gọn và công nghệ Micro Max thấm hút tốt, lõi tampon được làm từ 100% tơ nhân tạo, không clo, không chất tẩy trắng. Vì vậy, đây là sản phẩm rất an toàn cho phụ nữ khi dùng.

    >> Tham khảo: Có kinh sớm 7 ngày có sao không?

    Kotex Sport Tampon

    Kotex Sport Tampon (Nguồn: Kotex)

    Kotex Luxe Tampon

    Kotex Luxe Tampon (Nguồn: Kotex)

    >> Tham khảo: Gặp trường hợp kinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cục có sao không?

    Tampon và hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)

    Hội chứng sốc nhiễm độc (tên khoa học là Toxic Shock Syndrome – viết tắt là TSS) là hội chứng hiếm gặp nhưng rất ảnh hưởng, nguy hiểm, đe dọa đến toàn bộ tính mạng. TSS là do các vi khuẩn xâm nhập vào máu và có thể sản sinh ra độc tố, trong đó có vi khuẩn Staphylococcus Aureus (hay còn gọi là tụ cầu vàng).

    Về bản chất tampon không sản sinh ra TSS nhưng đã có ghi nhận hội chứng này thường xảy ở những phụ nữ sử dụng tampon, băng vệ sinh. Tuy vậy, TSS vẫn có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, bất kỳ giới tính nào.

    Nguyên nhân là do môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển và gây bệnh nặng. Bạn gái cần cập nhật thêm thông tin về các triệu chứng và cách điều trị để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh.

    Mẹo an toàn khi sử dụng tampon

    Một số lưu ý cho bạn gái sử dụng tampon an toàn cho cơ thể và sức khỏe:

    • Tìm hiểu thành phần có trong tampon để xem xét bản thân có dị ứng với sản phẩm hay không.

    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng tampon theo từng bước trên bao bì.

    • Rửa sạch tay trước, trong và sau khi sử dụng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoanổi mụn ở vùng kín.

    • Thay tampon thường xuyên khoảng từ 4 đến dưới 8 tiếng, tuyệt đối không để tampon quá 8 tiếng trong âm đạo.

    • Lựa chọn tampon có độ thấm hút vừa phải, phù hợp với chu kỳ của bản thân.

    Lưu ý, chỉ sử dụng tampon khi đang hành kinh, không sử dụng những lúc bình thường với bất kể lý do gì.

    Câu hỏi thường gặp về tampon

    Các dấu hiệu và cách giảm nguy cơ mắc Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là gì?

    Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng sốc nhiễm độc TSS có thể như sau:

    • Sốt cao đột ngột (trên 38 độ C)

    • Nôn ói

    • Tiêu chảy dài

    • Ngất xỉu hoặc cảm giác như sắp ngất khi đứng dậy

    • Chóng mặt hoặc phát ban giống như bị cháy nắng

    Về cơ bản triệu chứng của hội chứng TSS khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Nếu bạn gái bị cảm cúm hoặc những triệu chứng trên trong thời gian hành kinh hoặc vừa hết kinh và có sử dụng tampon thì hãy ngừng sử dụng. Tốt nhất, bạn gái nên đi khám bác sĩ ngay để xác định đúng bệnh và có cách điều trị.

    Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh?

    Đối với phụ nữ đã có gia đình, hoặc đã trải qua ít nhất một lần quan hệ tình dục thì nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh, vì chúng có tính năng an toàn và dễ chịu, dễ sử dụng hơn. Riêng đối với các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì, cơ thể chưa phát triển toàn diện thì các nàng chỉ nên dùng băng vệ sinh.

    >> Tham khảo: 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh

    Khi dùng có cảm nhận được nó ở trong mình không?

    Với thiết kế hình dáng thon dài, tampon sẽ được đặt ở phần trên của âm đạo, phần nằm xa nhất so với của âm đạo. Bạn gái đưa tampon vào bên trong đúng cách sẽ không cảm nhận được vật lạ trong “cô bé”. Nếu bạn gái cảm thấy vướng víu và có hơi đau nhẹ thì dùng ngón tay nhấn nhẹ tampon vào sâu một chút. 

    Tampon có thể bị “lạc” vào bên trong không? 

    Cổ tử cung (ở cuối âm đạo) thực ra là một lỗ rất nhỏ so với kích thước của chiếc tampon nên rất khó bị “lạc” vào bên trong. Tampon có một sợi dây nhỏ để bạn gái có thể lấy tampon ra dễ dàng. Khi lấy ra, bạn gái hãy ngồi xổm hoặc để một chân lên thành bồn để có tư thế thoải mái. Dùng ngón tay di chuyển xung quanh âm đạo để cảm nhận được vị trí của tampon, nắm chặt sợi dây và kéo ra ngoài.

    Tampon có thể “rơi ra ngoài” không?

    Âm đạo có cấu tạo co giãn và ôm sát rất tốt. Khi bạn gái đặt tampon vào đúng vị trí thoải mái nhất, âm đạo sẽ giữ chặt tampon cho dù bạn gái tham gia các hoạt động thể thao.

    Đôi khi tampon có thể sẽ rơi ra ngoài trong lúc các nàng đi tiểu tiện thì hãy thay một cái khác để đảm bảo vệ sinh. Lưu ý, không được sử dụng lại tampon đã rơi.

    Dùng tampon có đi vệ sinh được không?

    Về cách đi vệ sinh khi dụng tampon, khi sử dụng tampon, các bạn gái vẫn có thể đi vệ sinh bình thường và cũng không cần thiết thay tampon mỗi khi đi vệ sinh. Nhưng các nàng cần chú ý không để dây của tampon dính nước tiểu. Các bạn có thể tỉa gọn lại dây tampon để không bị vướng víu hoặc bị lộ dây mà vẫn đảm bảo đủ chiều dài để lấy tampon ra dễ dàng.

    Xài tampon đi bơi được không?

    Câu trả lời là có. Khi sử dụng tampon dạng ống, bạn có thể tiếp tục tận hưởng hoạt động bơi lội ngay cả khi đang có kinh nguyệt. Tuy nhiên, hãy lưu ý thay tampon ngay sau khi bơi vì trong quá trình này, tampon sẽ hấp thụ một chút nước và điều này sẽ ảnh hưởng việc hấp thụ chất lỏng kinh nguyệt hoặc thậm chí có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.

    Có thể xả tampon xuống bồn cầu không? 

    Bất kỳ vật dụng nào cũng đều không được xả xuống bồn cầu. Cơ chế của tampon sẽ nở to ra khi gặp chất lỏng. Vì thế, chúng sẽ làm tắc nghẽn bồn cầu và đường ống bên dưới, đặc biệt có thể gây trào ngược, làm hư hại hệ thống nước trong nhà bạn.

    Hầu hết các sản phẩm đều không phân hủy hoàn toàn trong môi trường nước thải. Sau khi sử dụng xong, bạn gái hãy gói tampon vào trong giấy vệ sinh và bỏ vào thùng rác.

    Có thể tắm khi đang mang tampon không? 

    Dùng tampon có bơi được không? Bạn gái có để đi tắm, đi bơi trong khi sử dụng tampon hoặc cả cốc nguyệt san mà không lo bị tràn ra ngoài. Khi đi bơi bạn gái nên chọn trang phục dạng liền mảnh, dạng quần hoặc váy, tối màu và đáy quần dày dặn để thoải mái vui chơi mà không bị lo bị lộ. Để thuận tiện nhất, bạn gái nên đi bơi vào những ngày kinh nguyệt ra ít.

    Tampon có hết hạn sử dụng không? 

    Tampon có thời hạn sử dụng trong khoảng 5 năm. Các nàng nên bảo quản tampon ở những nơi không thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đặt biệt, không để ở những nơi ẩm như nhà vệ sinh, vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. 

    Với những tampon ở một góc trong tủ hay túi quá lâu thì bạn gái nên kiếm thật kỹ màng bọc và xung quanh tampon có bị nổi mốc hay không. Nếu có thì hãy bỏ đi ngay, đừng tiếp tục sử dụng vì sẽ gây nhiễm trùng âm đạo.

    Đặt vòng tránh thai có sử dụng tampon được không?

    Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn gái vẫn có thể sử dụng tampon bình thường khi tới kỳ kinh nguyệt của mình. Tuy nhiên, sau khi đặt vòng, bạn gái có thể chảy một ít máu, lúc này bạn gái không được sử dụng tampon ở trường hợp này. Vòng tránh thai được đặt ở trong cổ tử cung nên những sợi dây của vòng cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc sử dụng tampon của các nàng.

    Một số câu hỏi thường gặp về Tampon

    Một số câu hỏi thường gặp về Tampon (Nguồn: Sưu tầm)

    Tampon đã trở nên tiện lợi hơn so với dùng băng vệ sinh dành cho phụ nữ. Bài viết cung cấp các thông tin cơ bản về tampon và cách sử dụng tampon đúng và hiệu quả. Để tìm được các sản phẩm tốt hỗ trợ cho các nàng trong những ngày “đèn đỏ”, hãy đến với Kotex và tham khảo sản phẩm của Kotex.

    >> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: