Chu kỳ

Kinh nguyệt ra ít có làm sao không? Cách để kinh nguyệt ra đều

 

Kinh nguyệt ra ít là hiện tượng mỗi lần đến kỳ lượng máu kinh ra rất ít và là một trong những dấu hiệu của tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Vấn đề này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng quá mức, có thai ngoài tử cung, buồng trứng đa nang,... Vậy làm thế nào cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít? Cùng Kotex tìm hiểu các cách trị kinh nguyệt ra ít tại nhà đơn giản và hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là do đâu?

Máu kinh nguyệt sẽ phản ánh tình trạng kinh nguyệt ở bạn gái có bình thường hay không. Thông thường trong kỳ hành kinh, bạn nữ sẽ mất khoảng 60 đến 80ml máu. Nhưng đối với tình trạng kinh nguyệt ra ít, bạn gái sẽ chỉ mất máu khoảng 20 đến 30ml.

Tuy nhiên, các nàng rất khó để xác định lượng máu mất đi trong kỳ kinh là bao nhiêu. Cách nhận biết dễ nhất đó là theo dõi số ngày đèn đỏ. Nếu chị em chỉ tới tháng 2 ngày thì điều này có nghĩa đây là tình trạng kinh nguyệt ra ít. Kinh nguyệt ra ít có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

Có thai ngoài tử cung

Kinh nguyệt ra ít có thai không? Khi mang thai, bạn nữ sẽ tạm thời không có kinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn gái vẫn có kinh nhưng lượng máu mất đi rất ít. Một số chị em gặp tình trạng ra máu khi có thai ngoài tử cung nên dễ nhầm tưởng đó là máu kinh. Vì thế nếu nghi ngờ máu kinh ra ít do tình trạng thai ngoài tử cung, nên đến bệnh viện để kiểm tra và kịp thời xử lý.

>> Xem thêm: Phân biệt có kinh trễ và mang thai

Ra máu khi có thai ngoài tử cung dễ bị nhầm thành kinh nguyệt ra ít

Ra máu khi có thai ngoài tử cung dễ bị nhầm thành kinh nguyệt ra ít (Nguồn: Sưu tầm)

Do tránh thai không đúng cách

Nhiều chị em sử dụng các biện pháp tránh thai như uống thuốc hay đặt vòng tránh thai nên dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Trong một số trường hợp, máu kinh còn thay đổi thành màu đỏ sẫm hoặc mất kinh nguyệt hoàn toàn. Vì thế, khi sử dụng phương pháp tránh thai, bạn nữ nên thật sự chú ý nhé. Nếu cảm thấy cách tránh thai này không hiệu quả thì nên thay đổi hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Về lý do vì sao sử dụng biện pháp tránh thai lại gây rối loạn kinh nguyệt? Bác sĩ Tú Linh giải thích rằng:

Khi sử dụng các biện pháp tránh thai bằng thuốc nội tiết tố nữ, để đạt được hiệu quả ngừa thai, ngăn sự rụng trứng, thì thuốc sẽ điều tiết làm suy giảm nội tiết tố nữ. Ngoài ra, dưới tác dụng của thuốc, lớp nội mạc tử cung cũng mỏng hơn bình thường, nên khi hành kinh sẽ giảm lượng máu kinh hoặc không có kinh nguyệt.

Tình trạng này thường gặp và không gây nguy hiểm, thậm chí còn giúp giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh và giảm số ngày hành kinh. Khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường như trước khi dùng thuốc.

Kinh nguyệt ra ít do dùng thuốc tránh thai không đúng

Kinh nguyệt ra ít do dùng thuốc tránh thai không đúng

Kinh ra ít do căng thẳng quá mức

Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể do các vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng, sốc tâm lý, trầm cảm,.... Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít. Bên cạnh đó, người bị căng thẳng về thể chất như làm việc với cường độ cao, luyện tập thể dục quá sức,... cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít. Khi cơ thể cân bằng được tâm ký và thể chất, chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường.

>> Xem thêm:

Kinh nguyệt ra ít do đến tuổi mãn kinh

Do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng, phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh có thể thấy lượng máu kinh ra ít hơn trước. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, phụ nữ không cần lo lắng.

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khiến kinh nguyệt ra ít

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khiến kinh nguyệt ra ít (Nguồn: Sưu tầm)

Kinh nguyệt ra ít do hẹp cổ tử cung

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng hẹp tử cung được xem là khá bình thường. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra quá thường xuyên, điều này có nghĩa là bạn đã gặp chứng hẹp cổ tử cung.

Khi bị hẹp cổ tử cung, kinh nguyệt của các nàng cũng sẽ ra ít hơn. Vì khi bị hẹp ống cổ tử cung, lượng máu kinh sẽ dồn ứ lại bên trong tử cung, chúng sẽ chảy ra từ từ, do vậy gây nên tình trạng kinh nguyệt ra ít.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hẹp cổ tử cung gồm: u nang buồng trứng, tiền ung thư cổ tử cung, từng thực hiện xạ trị,...Một số biến chứng khi bị hẹp cổ tử cung như: dễ bị vô sinh, bị tích tụ dịch nhầy, chu kỳ kinh nguyệt thất thường,...

>> Xem thêm: Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Tình trạng hẹp cổ tử cung

Tình trạng hẹp cổ tử cung (Nguồn: Sưu tầm) 

Do buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome hay PCOS) là căn bệnh phụ nữ dễ mắc phải ở độ tuổi sinh sản. Buồng trứng đa nang bắt nguồn từ sự rối loạn nội tiết tố nữ, tức là buồng trứng sẽ sản sinh nhiều hormone sinh dục nam hơn mức bình thường. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 2,2% đến 26,7% phụ nữ bị đa nang buồng trứng nhưng không biết, vì vậy không điều trị sớm dẫn đến tình trạng bệnh nặng khó chữa.

Ngoài ra, PCOS còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra ít. Các dấu hiệu của căn bệnh đa nang buồng trứng gồm: kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít bất thường, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thừa cân, lông tóc phát triển nhiều hơn bình thường, da mặt nhờn và bị mụn, đau đầu, tâm trạng biến đổi thất thường, da bị sạm, khó chịu và đau vùng chậu,...Do đó, khi nàng thấy mình có triệu chứng như trên, hãy đến thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Bệnh đa nang buồng trứng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ bởi những biến chứng như: khó có con, đột quỵ khi ngủ, ung thư nội mạc tử cung, dễ mang tâm trạng lo âu, phiền muộn,...

Buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra ít

Buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra ít (Nguồn: Sưu tầm)

Kinh ra ít do bị bệnh cường giáp

Hiện tượng tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra sự tăng nhanh và nhiều của hormone tuyến giáp được gọi là bệnh cường giáp. Cường giáp là một loại bệnh có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với huyết áp, cơ, tim mạch và kinh nguyệt... Hiện tượng kinh nguyệt ra ít là một trong những triệu chứng của loại bệnh này. Chính vì vây, nếu bạn xuất hiện tình trạng kinh nguyệt ra ít kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, hay lo lắng, đi tiêu nhiều... thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám bác sĩ.

Kinh ra ít do tử cung có sẹo

Sẹo dính ở ống tử cung xuất hiện khi phụ nữ lựa chọn phương pháp đẻ mổ hoặc mổ lấy thai theo chỉ định của bác sĩ. Trước đây, phương pháp này ít được lựa chọn, nhưng càng về sau này, các bạn nữ sinh mổ nhiều hơn, do đó tỷ lệ sẹo dính ở ống tử cung ngày càng tăng cao. Ngoài ra, một số nguyên nhân như nạo tử cung, nong tử cung,.... cũng gây sẹo dính ở ống tử cung.

Sẹo dính ở ống tử cung khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị tác động, trong đó, hiện tượng kinh nguyệt ra ít khá phổ biến. Nếu gặp phải tình trạng sẹo dính ở ống tử cung, bạn nên đến thăm khám bác sĩ và chữa trị để tránh những ảnh hưởng trong chuyện sinh nở về sau.

Tình trạng sẹo dính ống tử cung khiến kinh nguyệt ra ít

Tình trạng sẹo dính ống tử cung khiến kinh nguyệt ra ít (Nguồn: Sưu tầm)

Do mất máu quá nhiều khi sinh nở

Khi bị mất quá nhiều máu, cơ thể sẽ bị thiếu oxy và làm các loại hormone tiết tố nữ, bao gồm hormone điều hòa kinh nguyệt, trong tuyến yên giảm sút. Điều này tình trạng kinh nguyệt ra ít ở phụ nữ sau sinh.

Kinh nguyệt ra ít có bị làm sao không?

Nếu hiện tượng lượng máu kinh ra ít không xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý như cân nặng thay đổi đột ngột, tiền mãn kinh, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai,... thì chị em nên lưu ý vì điều này có thể:

  • Dấu hiệu cho việc sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở người bệnh.
  • Dấu hiệu cho các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như như viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung (nhân xơ tử cung), u nang buồng trứng,...
  • Rối loạn sinh lý không rõ nguyên nhân khiến bệnh nhân sinh ra tâm lý không muốn quan hệ, giảm ham muốn tình dục, thậm chỉ trở nên lãnh cảm gây ảnh hưởng đến tình yêu và đời sống hôn nhân.

>> Xem thêm: Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra ít có làm sao không?

Kinh nguyệt ra ít có làm sao không?

Cách chữa trị kinh nguyệt ra ít hiệu quả

Dưới đây là một số cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà đơn giản và dễ thực hiện mà bạn gái có thể tham khảo:

Thay đổi chế độ ăn

Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì hay ăn gì để kinh nguyệt đều là điều mà nhiều bạn gái chưa biết. Thay đổi chế độ ăn là một trong những cách hỗ trợ điều trị tình trạng kinh nguyệt ra ít. Bổ sung các loại thực phẩm đến từ thiên nhiên trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt. Đồng thời, bạn gái cũng cần bổ sung chế độ ăn bằng thực phẩm giàu sắt, vitamin và đạm, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có lượng muối cao, nhiều dầu mỡ và chất kích thích để khắc phục hiện tượng máu kinh ra không nhiều.

>> Xem thêm: Chế độ ăn uống khoa học là gì?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít

Cách điều trị bằng thuốc

Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì? Kotex gợi ý bạn gái 3 bài thuốc Đông y giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít như sau:

Bài thuốc bổ trung ích khí:

Bổ trung ích khí là bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị hiện tượng máu kinh nguyệt loãng, đến sớm hoặc ra ít. Để thực hiện bài thuốc này thì cần chuẩn bị các nguyên liệu như đương quy, đẳng sâm, trần bì...Sử dụng các thành phần trên và sắc trong khoảng thời gian ít nhất 30 phút. Để có hiệu quả thì các nàng nên uống trước kỳ kinh ít nhất là 7 ngày nhé.

Bài thuốc điều trị hư nhiệt:

Điều trị hư nhiệt là bài thuốc giúp các nàng cân bằng lại hormone trong cơ thể, giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn. Để sử dụng phương thuốc này, đầu tiên cần chuẩn bị các nguyên liệu như mạch môn, bạch thuộc, huyền sâm....Sau đó hãy sắc với 500ml nước, sau khi đun sôi và thuốc còn 150ml hãy lấy ra để nguội và uống. Bạn nữ nên sử dụng mỗi ngày và uống 5 đến 7 thang thuốc để nhận kết quả tốt hơn.

Bổ sung nước đầy đủ

Không chỉ duy trì sự sống, nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố trong cơ thể, hỗ trợ bài tiết và vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và tăng lượng máu kinh.

Giữ đầu óc thư giãn, thoải mái

Bảo vệ sức khỏe tinh thần, để tinh thần luôn thoải mái, nhẹ nhõm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, những bạn nữ đang bị ra ít kinh nguyệt nên tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên với cường độ vừa đủ để giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, lượng máu kinh ra nhiều hơn.

Bài thuốc đông y cửu vị hương phụ toàn

Nếu bạn chậm kinh từ 7 ngày trở lên và khi có kinh lượng máu ra ít kèm theo tình trạng đau lưng, mệt mỏi thì có thể tham khảo phương thuốc Đông y cửu vị hương phụ toàn. Bài thuốc này có các thành phần của bạch thược, đương quy, trần bì, hương phụ...có công dụng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Để nhận thấy hiệu quả thì các bạn nữ nên uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 thang thuốc nhé.

Ngoài ra, để chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả, nàng có thể áp dụng các bài thuốc đông y như Nhân sâm tư huyết, Ngưu tất tán, Khung quy nhị trần, Thanh kinh, Tiêu dao tán hay Cửu vị hương phụ toàn,...

Chữa máu kinh ra ít bằng các bài thuốc Đông y

Chữa máu kinh ra ít bằng các bài thuốc Đông y (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về tình trạng kinh nguyệt ra ít mà Kotex muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn gái đã hiểu hơn về tình trạng kinh nguyệt này, về nguyên nhân và cách khắc phục. Đừng quên tiếp tục cập nhật Kotex mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều kiến thức và mẹo chăm sóc sức khoẻ khác.

>> Xem thêm:

>> Nguồn tham khảo:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.