đau bụng kinh

Đau bụng kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm đau hiệu quả

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến thường xảy ra trong những hành kinh ở nữ giới. Mức độ đau bụng kinh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người chỉ đau ở mức độ nhẹ nhưng cũng có người đau nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân đau bụng kinh là gì và làm thế nào để làm giảm cơn đau? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kotex.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng quặn thắt ở vùng bụng dưới mỗi khi hành kinh hoặc là dấu hiệu trước những ngày hành kinh. Cách nhận biết đau bụng kinh khá rõ rệt, cơn đau bụng kinh khiến bạn nữ cảm thấy khó chịu, có lúc đau từng cơn, chân tay có dấu hiệu bủn rủn không có sức lực. Do đó, mỗi khi đến “ngày đèn đỏ” thường là “nỗi ám ảnh” của nhiều bạn gái, gây cản trở nhiều trong những sinh hoạt thường ngày.

Đau bụng kinh kéo dài bao nhiêu ngày? Khi đến kỳ, cơ đau thường kéo dài âm ỉ khoảng 48 - 72 giờ, nhưng tùy cơ địa mà có một số trường hợp có thể kéo dài hoặc đau dữ dội hơn. Đỉnh điểm của cơn đau sẽ rơi vào thời điểm có lượng máu kinh nguyệt ra nhiều nhất. Tuy nhiên, ở những phụ nữ đã có em bé hoặc lớn tuổi thì hiện tượng này hầu như sẽ cải thiện hơn.

>> Tham khảo thêm: Đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường?

Bụng dưới đau âm ỉ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt

Bụng dưới đau âm ỉ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh gồm có hai loại, gồm đau bụng kinh nguyên phát đề cập đến cơn đau tái phát và đau bụng kinh thứ phát do rối loạn hệ thống sinh sản. Cụ thể:

Đau bụng kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát là gì? Đau bụng kinh nguyên phát (menstrual cramps) là tình trạng xuất hiện những cơn đau lặp lại mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, không có sự can thiệp bởi những bệnh lý khác. Biểu hiện của đau bụng kinh nguyên phát là bụng dưới sẽ có cảm giác đau, co thắt kèm theo đau lưng trước 1-2 ngày hành kinh hoặc khi hành kinh.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng. Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 12–72 giờ. Ở một bạn gái ngoài đau bụng kinh còn có thể kèm theo cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy nhẹ.

Đau bụng kinh thứ phát

Đây là cơn đau bụng kinh có liên quan đến một bệnh lý hoặc một rối loạn nào đó ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Một số bệnh lý thường gặp như bệnh tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng hoặc u xơ tử cung. Những cơn đau bụng kinh này thường xuất hiện trước hoặc vào ngày đầu hành kinh. Đặc biệt, đau bụng kinh thứ phát sẽ không kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy hay buồn nôn như đau bụng kinh nguyên phát.

Đau bụng kinh thứ phát là bệnh lý nguy hiểm cần đi thăm khám kịp thời

Đau bụng kinh thứ phát là bệnh lý nguy hiểm cần đi thăm khám kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân đau bụng kinh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cơn đau bụng kinh dữ dội hơn, chẳng hạn như:

Sự co thắt quá độ của tử cung

Những cơn đau co thắt tử cung giữa người bình thường và người đau bụng kinh cơ bản sẽ tương tự nhau. Tuy nhiên, mỗi khi tới ngày hành kinh, tử cung phải co thắt nhiều để đẩy máu kinh ra ngoài. Sự co thắt liên tục mà không được thả lỏng dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.

Tính chất máu kinh nguyệt

Tại sao bụng lại đau quặn khi tới ngày? Trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung có chứa prostaglandin (PG), mỗi khi hành kinh hàm lượng chất này tăng cao làm co thắt cơ tử cung. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người đau bụng kinh có hàm lượng PG trong máu cao hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, hàm lượng PGE2 và PGF2a trong cơ thể cũng có khác nhau. Tỷ lệ GPF2a/PGE2 của chu kỳ kinh thường không tương đồng có thể dẫn đến sự co thắt cơ tử cung, gây ra những đau đớn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Bị đau bụng kinh do bệnh lý phụ khoa

Lý do đau bụng kinh cũng có thể là bạn đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc mắc phải bệnh lý khác như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển trong ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu.
  • U xơ tử cung: Khối u gây áp lực lên tử cung dẫn đến tình trạng đau khi có kinh nguyệt.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Làm cho nội tiết tố nữ bị thay đổi 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt làm cho tình trạng đau bụng kinh kéo dài hơn.
  • Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung nhỏ sẽ ảnh hưởng đến đến dòng chảy kinh nguyệt, đồng thời làm tăng áp lực lên tử cung khiến bạn đau bụng dưới.
  • Viêm vùng chậu: Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục gây ra.

Đau bụng kinh do dụng cụ tránh thai

Các dụng cụ tránh thai như vòng tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh. Vòng tránh thai có công dụng ngăn chặn quá trình thụ tinh nhưng cũng vô tình là tác nhân gây ra những cơn đau bụng kinh ở nhiều bạn gái.

Nếu sau khi đặt vòng tránh thai mà nhận thấy kinh nguyệt không đều, dịch âm đạo có mùi, đau khi quan hệ hoặc chảy máu bất thường thì bạn nên đi khám ngay, để có biện pháp khắc phục kịp thời

Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai.

Vòng tránh thai có thể khiến cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn

Do chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nhiều bạn gái. Nếu bạn thường xuyên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm mặn hoặc đồ đóng hộp,...gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng do cơ thể phải giữ nước nhiều hơn. Hoặc nếu bạn sử dụng nhiều caffeine cũng sẽ kích thích tử cung co thắt nhiều khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Acid arachidonic, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có cồn,...để tránh tình trạng đau bụng kinh, đau vùng ngực, đầy hơi mỗi khi đến tháng.

Biểu hiện đau bụng kinh là như thế nào?

Dưới đây là một vài dấu hiệu đau bụng kinh thường gặp ở các bạn gái:

  • Xuất hiện những cơn đau quặn hoặc đau trằn ở vùng bụng dưới. Thậm chí có lúc đau dữ dội từng cơn, bủn rủn tay chân.
  • Xuất hiện cơn đau trước 1-2 ngày hành kinh. Và cơn đau đạt mức độ cao nhất thường diễn ra khoảng 24 giờ sau hành kinh, sau đó giảm dần ở ngày thứ 2-3.
  • Tần suất diễn ra liên tục, đau âm ỉ rất khó chịu.
  • Kèm theo một số triệu chứng khác như đau vùng lưng, lan xuống dưới đùi.

Ngoài ra, ở một số bạn gái mỗi khi đến tháng, không chỉ bị đau bụng kinh mà còn đi kèm với những triệu chứng khác như:

  • Tiêu chảy nhẹ (đi ngoài phân lỏng).
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Đầy hơi chướng bụng buồn nôn.
  • Mệt mỏi, không có sức lực.

Bị đau bụng dưới nhưng không có kinh là gì? Nguyên nhân phụ nữ khi tới kỳ nhưng không đau bụng, không có kinh có thể là do đã mang thai, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mất cân bằng hormone, tắc kinh, làm dụng thuốc tránh thai, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hoặc polyp tử cung. Khi xuất hiện dấu hiệu không có kinh mà đau bụng dưới, bạn nữ cần tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời. 

Không bị đau bụng kinh có sao không? Khi đến ngày đèn đỏ, có người bị đau âm ỉ, người đau ít hoặc đau dữ dội. Với những bạn nữ không có cảm giác đau bụng cũng không cần quá lo lắng, bởi chu kỳ kinh nguyệt vẫn xuất hiện đều đặn nên sức khỏe sinh sản không bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của cơn đau bụng kinh

Cơn đau bụng kinh có thể xuất hiện trước 1-2 ngày hành kinh, đau âm ỉ, kéo dài liên tục

Đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm không?

Nếu bạn nữ bị đau bụng kinh dữ dội bất thường hoặc chuột rút (dysmenorrhea) kéo dài hơn hai hoặc ba ngày, hãy liên hệ với bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Cả đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát đều có thể được điều trị, vì vậy điều quan trọng là phải cần đến các cơ sở y tế ngay. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng, chu kỳ kinh nguyệt và thực hiện khám phụ khoa chèn một mỏ vịt để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và tử cung. 

Nếu cảm thấy có cục u hoặc thay đổi bất thường, họ có thể lấy một mẫu nhỏ dịch âm đạo để xét nghiệm. Nếu bạn có thể bị đau bụng kinh thứ phát thì cần thêm các xét nghiệm bổ sung như siêu âm hoặc nội soi ổ bụng. Khi kết quả chỉ ra một vấn đề y tế, các bác sĩ sẽ thảo luận về các phương pháp điều trị.

>> Xem thêm: Hiện tượng đau bụng trước kỳ kinh có nguy hiểm không?

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Mặc dù đau bụng kinh là một hiện tượng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt, song bạn gái vẫn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra nguyên nhân nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Các triệu chứng ngày nghiêm trọng hơn theo thời gian và tần suất quặn đau dày đặc.
  • Cơn đau kéo dài trên 7 ngày.

Bạn gái nên đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu cơn đau bụng kinh dữ dội, nghiêm trọng hơn

Bạn gái nên đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu cơn đau bụng kinh dữ dội, nghiêm trọng hơn

Cách làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả

Để làm giảm cơn đau bụng kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn gái có thể tham khảo một số cách giảm đau bụng kinh sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh: Bạn gái có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB,...) hoặc naproxen natri (Aleve), được dùng với liều lượng thông thường bắt đầu từ ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, giúp kiểm soát cơn đau liên quan đến kinh nguyệt, làm giảm sản lượng prostaglandin. Thuốc chống viêm không steroid theo toa cũng được chỉ định. 
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Đau bụng khi đến tháng nên làm gì? Tình trạng đau bụng kinh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc xây dựng lối sống lành mạnh giúp kỳ kinh nguyệt không còn là “ác mộng” của nhiều người. Ngoài việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể thử những thói quen sau:
  • Tập thể dục thường xuyên: Đối với một số phụ nữ, hoạt động thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục, có thể giúp giảm đau bụng kinh. Ngoài ra bạn gái cũng có thể thực hiện các động tác yoga đơn giản để giúp thư giãn tinh thần, giải phóng hormone endorphin.
  • Bổ sung thêm sắt cho cơ thể: Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, cơ thể bị mất nhiều máu làm cho bạn mệt mỏi, hãy bổ sung thêm sắt giúp làm giảm tình trạng trên.
  • Giảm áp lực: Căng thẳng tâm lý có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh.

>> Xem thêm: 

Cách làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả

Để giảm cơn đau bụng kinh, bạn gái nên xây dựng lối sống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái

Cách phòng tránh bị đau bụng kinh khi tới ngày "đèn đỏ"

Vì cơ chế phát bệnh của đau bụng kinh nguyên phát còn chưa rõ ràng nên chúng ta chỉ có thể phòng tránh bằng cách hạn chế làm việc quá sức, quá căng thẳng, tránh bị lạnh. Đồng thời, bổ sung đủ chất, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả đến nâng cao sức đề tháng và hạn chế mỡ thừa.

Ngoài ra, đau bụng kinh kéo dài chủ yếu do các chứng bệnh về cơ quan sinh dục gây ra, vì vậy bác sĩ khuyến cáo bạn gái nên thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những chứng bệnh phụ khoa. 

Trên đây là những tổng hợp cơ bản về đau bụng kinh, nguyên nhân và cách giảm đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Kotex để tìm hiểu về kiến thức chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những sản phẩm băng vệ sinh của Kotex dành riêng cho “ngày ấy” nhé.

>> Tham khảo thêm:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

 

Bài viết liên quan