Chậm kinh 1 tháng có sao không? Nguyên nhân chậm kinh

Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm không? 9 Nguyên nhân gây trễ kinh thường gặp

Khi bị trễ kinh, hầu hết các bạn gái đều nghĩ đây là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị chậm kinh 1 tháng không phải do mang thai mà do gặp phải các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh sớm hay các bệnh mãn tính,... Nếu trễ kinh 1 tháng do những nguyên nhân này thì bạn gái nên chữa trị sớm để giảm thiểu tác động đến sức khoẻ và khả năng sinh sản. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Kotex.

Tham khảo thêm các bài viết được xem nhiều về chủ đề “ Trễ kinh trong chu kỳ kinh nguyệt”:

Trễ kinh là gì?

Trễ kinh hay chậm kinh là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Hiểu một cách đơn giản thì đây là hiện tượng khi bạn gái đến kỳ hành kinh nhưng vẫn không thấy xuất hiện máu kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 - 30 này và ngày hành kinh sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày.

Nếu trên 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì gọi là trễ kinh. Trong trường hợp, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 - 40 ngày ổn định từng tháng thì đây là hiện tượng bình thường.

Tình trạng chậm kinh 1 tháng không hiếm gặp ở nữ giới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Không nên chủ quan khi bị chậm kinh, nên tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị kịp thời để không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

>> Xem thêm:

Trễ kinh là gì

Chậm kinh là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt khi trên 35 ngày của chu kỳ hành kinh (Nguồn: Kotex)

Trễ kinh 1 tháng có sao không?

Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Bị trễ kinh 1 tháng có sao không?”. Nếu tình trạng này hiếm khi xảy ra và không đi kèm với các dấu hiệu bất thường thì chậm kinh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe nữ giới.

Đồng thời, trễ kinh xảy ra ở nữ giới đang trong thời kỳ dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh cũng là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu trễ kinh 1 tháng diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ và khả năng sinh sản của nữ giới.

>> Xem thêm:

Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm không

Trễ kinh trong thời kỳ dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh cũng là một hiện tượng bình thường (Nguồn: Kotex)

Nguyên nhân trễ kinh 1 tháng

Thực tế, không phải cứ trễ kinh 1 tháng hay trễ kinh 2 tháng là các bạn gái sẽ có tin vui. Có thể nói, hiện tượng kinh nguyệt là “tấm gương” phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe sinh sản ở nữ giới bao gồm cả tình trạng trễ kinh) Dưới đây là 9 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm kinh ở nữ giới.

Mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất lý giải cho việc vì sao phụ nữ trễ kinh 1 tháng. Trong trường hợp, khi quan hệ tình dục sau khoảng 1 tuần mà không sử dụng các biện pháp tránh thai thì trễ kinh 1 tháng là dấu hiệu của mang thai.

Tuy nhiên, để chắc chắn rằng nguyên nhân gây trễ kinh 1 tháng là do mang thai thì cách đơn giản nhất là sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến cơ sở y tế thăm khám để có kết quả chính xác nhất.

>> Xem thêm:

Trễ kinh do mang thai

Trễ kinh 1 tháng là dấu hiệu cơ bản và phổ biến nhất báo hiệu nữ giới đã được lên thiên chức làm mẹ (Nguồn: Kotex)

Mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ thường bắt đầu thời kỳ mãn kinh vào độ tuổi 45 đến 55 tuổi. Lúc này, cơ thể đã bắt đầu tạo ra ít estrogen hơn nên ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng mãn kinh sớm là khi phụ nữ đã dừng hành kinh trước độ tuổi 40 và dấu hiệu thường thấy nhất là trễ kinh 1 tháng. Một số thủ thuật y học như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị ở vùng xương chậu, vùng bụng ở nữ giới có thể đẩy nhanh giai đoạn mãn kinh đến sớm hơn.

>> Xem thêm: Dấu Hiệu Sắp Hết Kinh Nguyệt Giai Đoạn Tiền Mãn Kinh

Trễ kinh 1 tháng do mãn kinh

Trễ kinh 1 tháng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi đến thời kỳ mãn kinh (Nguồn: Kotex)

Buồng trứng đa nang

Hiện tượng chậm kinh 1 tháng có thể bắt nguồn từ bệnh lý buồng trứng đa nang. Căn bệnh này gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố nữ , làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn chặn quá trình rụng trứng diễn ra. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh buồng trứng đa nang là:

  • Trễ kinh, kinh nguyệt không đều, kinh ra ít.
  • Lông trở nên rậm hơn ở vùng ngực, lưng và bụng.
  • Xuất hiện mụn trứng cá.
  • Khô âm đạo.
  • Da trở nên nhờn hơn.

Kinh nguyệt không đều bắt nguồn từ bệnh lý đa nang buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân có thể bị mất cân bằng hormone, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Đồng thời, khiến cơ thể có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, vô sinh, đái tháo đường,..

Hiện tượng chậm kinh 1 tháng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý buồng trứng đa nang (Nguồn: Kotex)

Do căng thẳng kéo dài

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có thai có thể xuất phát từ việc tinh thần căng thẳng. Thường xuyên làm việc dưới áp lực lớn cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ gặp phải stress. Khi căng thẳng cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol và adrenaline, 2 nội tiết tố này gây ảnh hưởng đến quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt dẫn đến tình trạng chậm kinh.

Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi thất thường, chẳng hạn như trễ kinh 1 tháng,... Để hạn chế căng thẳng, bạn có thể luyện tập thể dục, giữ tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực để làm bản thân trở nên vui vẻ hơn. Nhờ đó mà các chức năng cơ thể mới dần trở lại trạng thái cân bằng.

>> Xem thêm: Stress có làm chậm kinh không?

 

Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây trễ kinh phổ biến (Nguồn: Kotex)

Bị bệnh về tuyến giáp

Chậm kinh nhưng không có thai, nguyên nhân có thể là do tuyến giáp gặp vấn đề. Tuyến giáp là một cơ quan giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, kiểm soát hormone và hỗ trợ hoạt động cho nhiều bộ phận khác nhau bên trong cơ thể. Một số vấn đề bất thường xuất hiện ở tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, nhược giáp,... đều có khả năng gây thay đổi sự ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Bị rối loạn nội tiết

Nếu cơ thể đang ở trạng thái cân bằng nội tiết tố nữ thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể được diễn ra đều đặn. Một khi cơ thể của bạn mất cân bằng nội tiết tố thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh 1 tuần, 1 tháng.

Rối loạn nội tiết tố làm ảnh hưởng sức khoẻ, tâm lý và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới (Nguồn: Kotex)

Ăn kiêng và tập thể dục quá sức

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và thường xuyên tập thể dục có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc giảm cân quá mức sẽ làm cơ thể ngừng sản xuất hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng và có thể dẫn đến tình trạng bị chậm kinh hoặc tạm dừng kinh nguyệt.

Ngoài ra, trễ kinh còn xuất phát từ thừa cân béo phì. Theo các chuyên gia, bạn nên duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình dưới 18,5 hoặc trên 30 để đảm bảo cơ thể ở mức cân bằng.

Nạo phá thai nhiều lần

Hành động nạo phá thai sẽ gây tổn thương trực tiếp đến thành tử cung, cổ tử cung cũng như âm đạo. Không những vậy, hành động này còn có thể dẫn đến sự tắc nghẽn, ứ kinh nguyệt và có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa vô cùng cao. Ngoài ra, việc nạo phá thai thường xuyên cũng là một phần nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở phái nữ bị chậm.

>> Xem thêm:

Nạo phá thai thường xuyên cũng gây chậm kinh, trễ kinh (Nguồn: Kotex)

Do các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, chậm kinh 1 tháng cũng có thể đến từ những yếu tố khác như:

  • Tăng cân quá nhanh: Điều này khiến cơ thể tăng cường sản xuất estrogen trong một thời gian ngắn, làm cho lớp niêm mạc tử cung trở nên không ổn định do phát triển quá mức.
  • Mắc các bệnh mạn tính: Một số bệnh như tiểu đường hoặc celiac cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Lượng đường trong cơ thể thay đổi gây ảnh hưởng đến nội tiết tố. Bệnh celiac gây tổn thương ruột non làm cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng, dẫn đến chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc giảm cân,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, gây rối loạn nội tiết tốt và dễ dẫn đến việc chậm kinh 1 tháng.
  • Dùng chất kích thích: Thường xuyên lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Bởi các thành phần trong chất kích thích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hormone sinh sản cũng như các chức năng của nhiều cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó, không chỉ khiến cơ thể bạn kém khỏe mạnh, thường xuyên gây ra tình trạng trễ kinh 1 tháng mà còn làm giảm chất lượng và số lượng trứng, dẫn đến vô sinh.
  • Các bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa cũng là nguyên do khiến bạn gái thường xuyên bị trễ kinh 1 tháng, chẳng hạn như u nang buồng trứng, u xơ tử cung (nhân xơ tử cung), viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng,...

Viêm nhiễm phụ khoa

Bệnh phụ khoa ở nữ giới dễ khiến bạn đối mặt với tình trạng mất kinh, trễ kinh (Nguồn: Kotex)

Trễ kinh 1 tháng nên làm gì?

1 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Để chấm dứt tình trạng chậm kinh 1 tháng thì các bạn gái có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ tâm trạng ổn định, luôn vui vẻ và suy nghĩ tích cực.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi một cách khoa học.
  • Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người và thường xuyên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu và các chất có chứa cafein.
  • Chỉ nên sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc an thần, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc điều hòa kinh nguyệt,... theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, khi thấy cơ thể thường xuyên bị trễ 1 tháng thì i nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa kịp thời. Nếu để tình trạng không có kinh nguyệt kéo dài quá lâu (từ 3 đến 6 tháng trở lên) thì sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như vô sinh.

>> Xem thêm:

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Tình trạng chậm kinh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của nữ giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trễ kinh từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Là phụ nữ thì nên chú trọng đến sức khỏe sinh sản của bản thân, khi nhận thấy cơ thể bị mất kinh nguyệt đi liền với những triệu chứng sau, thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

  • Nhức đầu, rụng tóc, đau âm ỉ bụng dưới, suy giảm thị lực.
  • Đầu ngực tiết dịch, sữa có màu trắng đục,...

Thăm khám phụ khoa khi bị trễ kinh

Thăm khám phụ khoa kịp thời khi xuất hiện tình trạng trễ kinh là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản hiệu quả (Nguồn: Kotex)

Phương pháp để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng

Để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, sức khỏe sinh sản ổn định, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh lành tính, có nồng độ Ph phù hợp. Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đa dạng các nhóm chất, luyện tập thể thao kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh xa các chất kích thích có hại như bia, rượu, thuốc lá,...
  • Tìm hiểu các liệu pháp giúp thư giãn khi rơi vào stress hoặc tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa để can thiệp kịp thời và tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Một số câu hỏi thường gặp

Bị trễ kinh uống gì cho ra máu?

Trong trường hợp trễ kinh vì lý do căng thẳng hay do lối sống, thì có thể cải thiện tình trạng chậm kinh của mình bằng việc sử dụng một số thức uống từ nguyên liệu tự nhiên để kích thích kinh nguyệt như:

  • Nước ngò tây: Trong ngò tây có chứa Apiol và Myristicin có tác dụng kích thích các cơn co thắt tử cung, giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.
  • Nước ép đu đủ: Chất Carotene có trong đu đủ giúp kích thích hormone estrogen, từ đó gây ra hiện tượng hành kinh.
  • Nước gừng: Trong gừng có chứa hợp chất hoạt tính sinh học làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích gây ra kinh nguyệt.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số nước uống khác như: nước ép dứa, thì là, lựu, nha đam,... đều có công dụng kích thích cơ thể có kinh nguyệt.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên độ dài có thể kéo giãn từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là một chu kỳ bình thường. Theo các bác sĩ, trễ kinh dưới 5 ngày vẫn được xem là bình thường, nhưng nếu trên 5 ngày, chị em phụ nữ nên thăm khám ngay bởi có thể mình đã mang thai hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản.

Hy vọng với các kiến thức chia sẻ này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh, trễ kinh 1 tháng cũng như cách khắc phục hiệu quả. Đừng quên ghé thăm website của Kotex để trải nghiệm sử dụng sản phẩm băng vệ sinh lành tính, an toàn cho “ngày đèn đỏ” và học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân nhé!

>> Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

https://health.clevelandclinic.org/why-is-my-period-late

https://www.verywellhealth.com/reasons-you-missed-your-period-2757503#:~:text=If%20you're%20not%20pregnant,more%20months%20in%20a%20row.

Bài viết liên quan