Chậm Kinh 1 Tuần Có Thai Không? Nguyên Nhân & Cách Hạn Chế
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh 1 tuần ở bạn gái. Thông thường, khi bị chậm kinh, bạn thường thắc mắc có phải mình đang có thai không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy tìm hiểu những thông tin về tình trạng chậm kinh ở bạn gái cùng Kotex trong bài viết sau đây.
>> Tham khảo:
Chậm kinh 1 tuần là gì?
Ở bạn gái tuổi dậy thì vòng kinh nguyệt sẽ dần ổn định sau 2-3 năm. Vậy nên, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28-32 ngày, thời gian có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
Do đó, chậm kinh 1 tuần có nghĩa là đã qua một chu kỳ vòng kinh mà vẫn chưa có kinh trở lại. Và nếu, bạn gặp tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt từ trên 3 chu kỳ được gọi là mất kinh hay vô kinh.
>> Tham khảo:
-
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
-
Chậm Kinh 15 Ngày Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Chậm kinh 1 tuần có thai không và trễ kinh 7 ngày thai được mấy tuần?
Nếu thụ tinh thành công, thì khi bạn nhận thấy kinh bị chậm khoảng 7 ngày thì lúc này phôi thai đã mang hình như một hạt nhỏ. Vậy nên, khi chậm kinh 7 ngày có thể là bạn đã có thai. Để biết chính xác, bạn nên đi khám hoặc dùng que thử thai để kiểm tra sau khi chậm kinh từ 1-3 tuần.
Trễ kinh 7 ngày có thai được mấy tuần?” là thắc mắc của nhiều người. Bạn có thể, áp dụng cách tính tuổi thai bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối:
-
Chậm kinh 1 tuần nghĩa là thai đã được 5 tuần
-
Chậm kinh 2 tuần nghĩa là thai được 6 tuần
-
Chậm kinh 3 tuần nghĩa là thai được 7 tuần
Ví dụ: Ngày bắt đầu hành kinh của bạn là vào ngày 1/1, thì đến ngày 28/2 thì tương đương với tuổi thai nhi là 8 tuần 2 ngày.
>> Tham khảo:
-
15 Nguyên Nhân Chậm Kinh, Trễ Kinh Thường Gặp Nhất Ở Nữ Giới
-
Chậm kinh nhưng thử thai chỉ có 1 vạch. Trễ kinh bao lâu thì thử được?
Chậm kinh 1 tuần có phải là có thai không? (Nguồn: Sưu tầm)
Các triệu chứng của trễ kinh và có thai
Không phải cứ mang thai thì chị em phụ nữ sẽ bị trễ kinh bởi trễ kinh còn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ bản thân trễ kinh là do mang thai, bạn có thể tìm hiểu thêm về các triệu chứng ban đầu khác của thai kỳ. Cụ thể, trong 8 tuần đầu của thai kỳ, nhiều phụ nữ thường gặp phải các triệu chứng như:
-
Mệt mỏi
-
Ra máu báo thai (do trứng đã thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung)
-
Căng tức ngực
-
Đau đầu, buồn nôn
-
Đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày
Do đó, để kiểm tra xem mình có thụ thai hay không, bạn có thể tiến hành sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến các bệnh viện phụ sản để được các bác sĩ thực hiện siêu âm và thử máu để có được một kết quả chính xác nhất.
>> Tham khảo: Trễ Kinh 4 Ngày Có Thai Không? Nguyên Nhân Khác Gây Chậm Kinh 4 Ngày
Nguyên nhân chậm kinh 1 tuần mà không có thai
Chế độ ăn không hợp lý
Chế độ ăn uống cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc dễ bị chậm kinh 1 tuần. Nếu bạn thực hiện chế độ giảm cân bằng cách ăn kiêng quá mức, hoặc bổ sung không đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng chậm kinh do rối loạn nội tiết tố.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị thiếu hụt năng lượng hoặc ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ,...làm tăng cân đột ngột cũng khiến bạn bị châm kinh. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý.
>> Tham khảo:
Dấu hiệu sắp có kinh và có thai
Chậm kinh nhưng không có thai? Trễ kinh bao lâu là có thai?
Căng thẳng
Những áp lực từ cuộc sống, gia đình, học hành và công việc khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh. Nếu tình trạng stress kéo dài, thường xuyên thì hàm lượng estrogen sẽ suy giảm, ngược lại tăng hàm lượng hormone cortisol và adrenalin khiến tinh thần bạn trở nên tồi tệ hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh.
Thường xuyên căng thẳng cũng khiến bạn dễ bị chậm kinh (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo: Kinh nguyệt không đều
Tăng giảm cân quá mức
Việc tăng cân quá nhanh hoặc sụt cân bất ngờ thường khiến các chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đây là một trong các nguyên nhân làm nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ không ổn định và mất cân bằng. Từ đó có thể gây ức chế rụng trứng cũng như dẫn đến tình trạng chậm kinh nguyệt.
Vì vậy, để tránh trường hợp kinh nguyệt đến trễ, bạn cần lưu ý cân bằng chế độ dinh dưỡng để duy trì số đo cân nặng của mình ở mức ổn định, đều đặn.
Vận động quá sức
Việc vận động với tần suất dày đặc, nghiêm ngặt cùng cường độ luyện tập cao có thể khiến các chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, đặc biệt là dễ mắc phải nhiều vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, tắc kinh, thậm chí là bị vô kinh.
Sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều chất kích thích như rượu, bia có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản của phái nữ, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá cũng là một trong các nguyên nhân gây chậm kinh ở một số chị em. Chính chất nicotine và khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan vùng chậu, làm giảm phân phối lượng oxy đến khu vực xương chậu đồng thời ảnh hưởng đến phần nội mạc tử cung.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang được xem là một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng trễ kinh ở nữ giới. Căn bệnh này hình thành bởi sự rối loạn nội tiết tố trong độ tuổi sinh đẻ ở phái nữ, từ đó tạo ra nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và cản trở sự rụng trứng xảy ra.
Ngoài ra, buồng trứng đa nang còn gây ảnh hưởng đến các hormone giải phóng trứng và gây hại đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Vấn đề tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận có khả năng kiểm soát hormone, đồng thời điều chỉnh sự trao đổi chất cũng như tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bộ phận này giúp đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng theo nhịp và cân bằng hơn.
Do đó, chỉ cần một vấn đề bất thường ở tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động kém (nhược giáp, suy giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có thể khiến phái nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và làm trễ kinh.
Rối loạn nội tiết
Thông thường, kinh nguyệt diễn ra đều đặn là nhờ nội tiết được cân bằng. Vì vậy, khi có bất thường nào đó xảy ra khiến cho cả vùng dưới đồi, buồng trứng và tuyến yên hoạt động sai lệch, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ bị mất cân bằng, từ đó gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc
Chậm kinh là do bạn đang bị ảnh hưởng do tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó. Hoặc nếu, bạn đang dùng thuốc mà phải điều chỉnh liều lượng thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, từ đó làm chậm kinh 1 tuần so với chu kỳ.
Dưới đây là một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm chậm kinh:
-
Thuốc tránh thai.
-
Thuốc an thần, chữa trầm cảm hoặc thuốc chữa các bệnh lý về thần kinh khác.
-
Thuốc trị bệnh nội tiết hoặc ức chế miễn dịch corticosteroid.
-
Ngoài ra, khi trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
>> Tham khảo: Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?
Mãn kinh sớm
Khi bước vào giai đoạn từ 42 tuổi trở lên, phụ nữ sẽ có những dấu hiệu tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, quá trình sản sinh hormone estrogen sẽ giảm dần nên làm hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, tình trạng chậm kinh 1 tuần ở độ tuổi này là bình thường.
Đặc biệt, nếu bạn có dấu hiệu mãn kinh sớm trước tuổi 40 có thể là ảnh hưởng bởi việc điều trị ung thư, thực hiện xạ trị hóa trị thường xuyên hoặc làm các phẫu thuật khác ở vùng bụng.
>> Tham khảo: Ăn gì để kinh nguyệt đều? Các loại thực phẩm giúp đều kinh
Chậm kinh 1 tuần có thể là do gặp tình trạng mãn kinh sớm (Nguồn: Sưu tầm)
Do bệnh phụ khoa
Ngoài những nguyên nhân gây chậm kinh trên thì nguyên nhân tiếp theo là bạn đang mắc các bệnh phụ khoa khác. Ví dụ như: Viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng.
>> Tham khảo: Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?
Làm gì khi bị chậm kinh 1 tuần
Để chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hạn chế tình trạng chậm kinh 1 tuần thì điều tốt nhất bạn cần phải làm là xây dựng lối sống lành mạnh. Hãy thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý. Sau đây là một vài cách giúp bạn hạn chế trễ kinh 3 ngày hay trễ kinh 1 tuần:
-
Thường xuyên tập thể dục thể thao, thư giãn đầu óc, tâm sự với mọi người để chia sẻ những áp lực hoặc có thể đi du lịch để tinh thần thoải mái hơn.
-
Xây dựng chế ăn uống lành mạnh, hợp lý, bổ sung các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc và các loại trái cây để bổ sung vitamin.
-
Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Các thức uống như nước gừng, nước ép dứa, nước ép cà rốt, sữa ấm, sữa đậu nành, nước rau mùi tây, trà quế,... có tác dụng điều hòa kinh nguyệt chị em có thể bổ sung khi gặp hiện tượng trễ kinh.
-
Áp dụng các phương pháp giảm cân lành mạnh, kiểm soát cân nặng hợp lý.
-
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đồ chiên, thức ăn nhanh hay các món ăn nhiều dầu mỡ,....Tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá, cafein.
-
Thường xuyên chăm sóc và vệ sinh vùng kín với những sản phẩm chuyên dụng để tránh viêm nhiễm nhằm tránh các bệnh phụ khoa.
-
Hãy đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra, thăm khám sức khỏe, phụ khoa thường xuyên để điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt hay sản phẩm chức năng giúp cải thiện việc trễ kinh.
>> Tham khảo thêm: Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt
Các câu hỏi thường gặp
Chậm kinh 1 tuần và đau bụng dưới nói lên điều gì?
Nhiều chị em thường hay lầm tưởng việc bị chậm kinh 1 tuần và đau bụng dưới là dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên, thực tế có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu bạn không có thai mà lại chậm kinh 1 tuần kèm theo tiết dịch màu nâu đỏ thì rất có khả năng bạn đang bị mất cân bằng hormone hoặc mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến phụ khoa.
Ngoài ra, việc mất cân bằng hormone và hormone tuyến giáp là một trong các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, từ đó dẫn đến tình trạng chậm kinh. Nhiều trường hợp mất cân bằng estrogen cũng như progesterone nghiêm trọng còn có thể gây mất kinh.
Bên cạnh đó, các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... cũng góp phần ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây đau bụng dưới. Một số dấu hiệu đặc trưng của viêm nhiễm phụ khoa là chậm kinh 1 tuần, ra dịch màu nâu, khí hư có mùi hôi khó chịu, tiểu rát…
Không những vậy, đau bụng dưới còn là biểu hiện của đa nang buồng trứng. Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến nội tiết tố bên trong cơ thể từ đó gây chậm kinh nguyệt ở nữ giới.
Trễ kinh một tuần thử que 1 vạch nghĩa là sao?
Các chuyên gia cho rằng, tâm lý quyết định rất lớn đến vấn đề chị em có đang mang thai hay không. Nếu bạn quá nôn nóng, trông chờ có con sẽ có thể sinh ra hiện tượng mang thai giả. Đây cũng là nguyên nhân khiến chị em mặc dù có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp do thử thai bằng que thử sai cách hoặc sử dụng que thử kém chất lượng khi có dấu hiệu mang thai khiến que chỉ hiện 1 vạch, khiến kết quả sai lệch. Do đó, để biết chắc chắn bản thân có thai hay không, khi chậm kinh 1 tuần, bạn cần tiến hành đi siêu âm, xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để có kết quả chính xác nhất.
Chậm kinh một tuần thử que 2 vạch nghĩa là sao?
Nếu bạn bị chậm kinh 1 tuần mà thử que cho kết quả 2 vạch thì không cần phải trăn trở rằng chậm kinh 1 tuần có sao không, xin chúc mừng, bạn đã lên một thiên chức mới là làm mẹ.
Tuy nhiên, khi siêu âm ở tuần đầu tiên bạn sẽ chưa thể nhìn thấy hình ảnh túi thai. Nguyên nhân là do thai đang di chuyển từ nơi thụ tinh là vòi trứng sau đó mới xuống buồng tử cung để làm tổ. Vì vậy, bạn nên quay lại tái khám sau 1 tuần để bác sỹ có thể kết luận là thai đã vào tử cung hay chưa, hoặc thai có làm tổ ngoài tử cung hay không, cũng như sự phát triển của thai có bình thường hay không.
Trễ kinh bao lâu thì có thai?
Thông thường, sẽ rất khó để có thể xác định chính xác chậm kinh bao lâu thì mới có thai, bởi vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ sẽ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nếu chậm kinh từ 5 đến 7 ngày trong chu kỳ có quan hệ thì khả năng có thai sẽ rất cao.
Bên cạnh đó, nồng độ hormone hCG tăng cao cũng là một trong những dấu hiệu giúp xác định được một người phụ nữ có đang mang thai hay không. HCG Không chỉ tồn tại trong máu mà còn có trong nước tiểu, do đó bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra tại nhà. Tuy nhiên, thông thường trong vài ngày đầu sau khi trễ kinh, que sẽ đưa ra kết quả âm tính giả. Nếu bạn xét nghiệm quá sớm, nồng độ hCG không đủ để xét nghiệm dương tính. Do đó, bạn cần kiểm tra một tuần sau khi trễ kinh để có được kết quả chính xác nhất.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Chu kỳ kinh thông thường sẽ diễn ra đều đặn từ 28 – 32 ngày hoặc có thể chậm hơn 1, 2 ngày cũng có thể xem là bình thường.
Nếu chậm quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh gần nhất mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì là chậm kinh. Mặt khác, nếu lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì trường hợp này được kết luận là vô kinh.
Điều đó khẳng định rằng những vấn đề về kinh nguyệt (trong đó có hiện tượng chậm kinh) đều liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ quan sinh sản, cũng như toàn bộ cơ thể của các chị em phụ nữ.
Ngày “đèn đỏ” thường khiến các bạn gái cảm thấy phiền não, nhưng nếu “ngày ấy” đến chậm trễ một cách bất thường thì càng đáng lo ngại hơn. Vì vậy, nếu đang gặp tình trạng chậm kinh 1 tuần hãy tìm hiểu nguyên nhân thông qua chia sẻ trên hoặc đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé. Đừng quên theo dõi Kotex để chọn cho mình những sản phẩm băng vệ sinh giúp “ngày đèn đỏ” của bạn trở nên thoải mái hơn.
>> Tham khảo thêm: