Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tuỳ theo cơ địa của từng người mà kinh nguyệt sẽ có biến đổi về chu kỳ, số lượng và đặc điểm riêng. Trong đó, sự rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vậy bạn có đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt không? Nếu có, liệu bạn cần điều trị hay không? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây của Kotex để có thêm thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 19: Nguyên nhân & Cách điều trị
Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?
Thế nào là kinh nguyệt bình thường?
Kinh nguyệt bình thường bao gồm nhiều yếu tố:
- Một là sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo, thường là 21-35 ngày.
- Thứ hai, lượng kinh nguyệt bình thường, thường là 20-80ml và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 3-7 ngày.
Đối với từng người, chu kỳ kinh nguyệt nhìn chung là cố định, lượng và thời gian hành kinh cũng tương đối cố định. Vì vậy bạn đừng so sánh mình với người khác, nếu chu kỳ ban đầu hoặc chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi thì nên chú ý.
Rối loạn kinh nguyệt được hiểu là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh. (Nguồn: Sưu tầm)
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là những thay đổi so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường ban đầu hoặc lượng kinh nguyệt (trừ những trường hợp kể từ khi có kinh nguyệt thì kinh nguyệt đã không đều).
Theo các nghiên cứu chuyên ngành, có đến 70% phụ nữ sẽ trải qua tình trạng rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong cuộc đời. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các giai đoạn như có kinh lần đầu, sau khi sinh con,và trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh mà là biểu hiện phản ánh sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Đó có thể là tín hiệu cảnh báo vô sinh hoặc một số bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm:
Làm sao để có kinh nguyệt quay trở lại? 4 cách chữa mất kinh hiệu quả
Tampon Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Tampon Đúng Cách, An Toàn
Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Nếu bạn gái gặp phải một hoặc nhiều tình huống dưới đây, có thể bạn gái đang bị rối loạn kinh nguyệt:
Bất thường về chu kỳ kinh nguyệt
Là khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 35 ngày (kinh thưa) hoặc ngắn hơn 22 ngày (kinh nhanh) và ngay cả khi bạn gái không hành kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh). Đây đều là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Bất thường về lượng máu kinh
Là trường hợp rối loạn kinh nguyệt bất thường về số lượng máu và ngày có kinh
- Cường kinh: Hay còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh lớn hơn 80ml/kỳ.
- Thiểu kinh: Số ngày có kinh dưới 2 ngày, lượng kinh dưới 20ml/kỳ.
- Rong kinh, rong huyết: Số ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày.
Trong đó, máu kinh của bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt có thể chuyển sang màu đỏ tươi, hồng nhạt hoặc có lẫn các cục máu đông trong kinh nguyệt.
Bất thường về các triệu chứng đi kèm khi đến ngày hành kinh
Trong các trường hợp bất thường về các triệu chứng đi kèm khi đến ngày hành kinh, thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, với triệu chứng đau bụng dưới trong quá trình kinh nguyệt. Đau bụng kinh có thể lan tỏa đến vùng cột sống, xuống đùi và lan ra toàn bộ bụng. Ngoài ra, cơn đau có thể kèm theo với căng tức ngực, đau vùng vú, buồn nôn, tâm trạng dễ bị xúc động và làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, công việc.
Xem thêm:
29 cách giảm đau bụng kinh cấp tốc an toàn đơn giản tại nhà
Hướng dẫn sử dụng 7 loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì?
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trước hết cần chú ý kiểm tra xem mình có thai hay không. Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Biết được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này sẽ giúp bạn gái có hướng xử lý phù hợp và hiệu quả.
Thay đổi nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể phụ nữ có thể xảy ra ở một số giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, mang thai và cho con bú hay tiền mãn kinh. Cụ thể:
- Tuổi dậy thì: Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể phụ nữ phải mất nhiều năm để cân bằng được nồng độ Progesterone và Estrogen trong cơ thể. Vì vậy, bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là trường hợp hết sức bình thường.
- Mang thai và cho con bú: Trong suốt thời kỳ mang thai và thậm chí trong giai đoạn cho con bú ở 6 tháng đầu, phụ nữ thường không có kinh nguyệt.
- Tiền mãn kinh: Khi buồng trứng bắt đầu suy giảm và không còn xảy ra sự rụng trứng, phụ nữ tiền mãn kinh sẽ trải qua sự mất dần của chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ được coi là đã mãn kinh khi không có kinh trong ít nhất 1 năm.
Xem thêm:
15 Nguyên Nhân Chậm Kinh, Trễ Kinh Thường Gặp Nhất Ở Nữ Giới
Kinh Nguyệt Màu Đen: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị
Kinh nguyệt ra ít: Hiện tượng, nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân thực thể
Các nguyên nhân thực thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như:
- Thai kỳ bất thường như doạ sảy thai, mang thai ngoài tử cung,...
- Các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung,…
- Các bệnh lý viêm nhiễm như viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục,…
- Các bệnh lý khác như u giáp, u tuyến yên, đái tháo đường,…
Thay đổi thói quen ăn, uống sinh hoạt
Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xuất hiện khi có sự thay đổi trong các thói quen hàng ngày liên quan đến chế độ ăn uống, tập luyện,và lối sống. Cụ thể:
- Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc trải qua quá trình giảm cân hoặc tăng cân quá mức có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Hoạt động thể dục và thể thao quá mức có thể dẫn đến kinh nguyệt kéo dài và tăng lượng máu kinh.
- Sử dụng các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, cũng có thể gây ra các tác dụng phụ dẫn đến sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Tâm lý căng thẳng do làm việc và suy nghĩ quá nhiều có thể làm mất ổn định nội tiết tố. Khi nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt. (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn
Thuốc nội tiết tố nữ là gì? Tác dụng, Có nên dùng và Cách sử dụng
Chậm Kinh 1 Tuần Có Thai Không? Nguyên Nhân & Cách Hạn Chế
Rối loạn kinh nguyệt có sao không?
"Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?" Câu trả lời là Có. Nếu rối loạn kinh nguyệt thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm như:
- Nguy cơ bị vô sinh: Nếu kinh nguyệt bị rối loạn do rụng trứng không đều hoặc nhiễm trùng làm tắc ống dẫn trứng, bạn gái có thể khó mang thai hơn.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn phụ khoa. Do đó, rối loạn kinh nguyệt một phần khiến cho việc quan hệ của các bạn trở nên khó khăn hơn.
- Thiếu máu: Tình trạng rong kinh và ra máu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, rối loạn nhịp tim, khó thở,…
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không chỉ mang đến những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như viêm âm đạo, viêm buồng trứng,...
- Các bệnh nguy hiểm: Đôi khi rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung và các bệnh lý khác. Nếu đi khám và chữa trị muộn sẽ rất nguy hiểm.
- Ảnh hưởng đến sắc đẹp của phụ nữ: Estrogen và Progesterone là hai hormone cội nguồn của vẻ đẹp phụ nữ. Do đó, sự rối loạn của các nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc và tuổi thanh xuân của phụ nữ, làm cho khí huyết lưu thông kém khiến làn da không mịn màng, chị em hay cáu gắt, nóng nảy,… Không những vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin và làm cho chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể.
Rối loạn kinh nguyệt gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm. (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
Kinh Nguyệt Ra Ít Và Ngắn Ngày Có Sao Không?
Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt do đâu? Cách điều trị
Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Ngừng Thuốc Tránh Thai
Tổng hợp cách điều trị rối loạn kinh nguyệt an toàn, hiệu quả
Dưới đây là những cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
- Giữ tâm lý thoải mái: Hãy cố gắng làm việc và sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành, ít căng thẳng. Bạn gái có thể tập suy nghĩ về những điều vui vẻ, tích cực hơn và thư giãn bằng cách nghe nhạc, đi chơi hoặc nói chuyện với bạn bè.
- Ăn uống lành mạnh và đủ chất để khắc phục rối loạn kinh nguyệt: Xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh thông qua việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Thăm khám bác sĩ để điều trị kinh nguyệt không đều: Nếu các triệu chứng càng có dấu hiệu bất thường, tình trạng kinh nguyệt rối loạn không cải thiện, hãy chủ động đi bệnh viện khám ngay để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc tránh thai khẩn cấp: Việc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể trực tiếp gây ra những ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể làm cho kinh nguyệt phụ nữ không đều. Vì vậy, phụ nữ cần hạn chế sử dụng chất kích thích để duy trì tình trạng ổn định kỳ nguyệt san.
Xem thêm:
Cách tính ngày rụng trứng cho người có kinh không đều
Cách tính ngày rụng trứng chính xác để thực hiện kế hoạch hóa gia đình
TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất & Cách Dùng
Các câu hỏi thường gặp về rối loạn kinh nguyệt
Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể thụ thai nhưng tỉ lệ rất thấp, thường bị hiếm muộn hay vô sinh. Tình trạng kinh nguyệt không đều khiến cho bạn nữ khó xác định thời điểm rụng trứng để quan hệ, dẫn đến việc thụ thai cũng khó khăn hơn những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có nguy cơ bị bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Đây là những căn bệnh khiến phụ nữ rất khó mang thai, thậm chí nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.
Nếu muốn có con nhưng bị rối loạn kinh nguyệt thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Bạn sẽ mất một thời gian điều trị cho kỳ kinh đều đặn giúp việc mang thai dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây trễ kinh 10 ngày và cách xử lý hiệu quả
Chậm Kinh 5 Ngày Có Phải Là Dấu Hiệu Mang Thai Không?
Đau bụng kinh nên uống gì giảm đau? 15 đồ uống healthy
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì?
Có không ít phương pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt, trong đó uống thuốc được xem là biện pháp khiến chị em ít tốn thời gian và công sức nhất. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc chị em nên đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc điều trị đúng bệnh. Một số loại Tây dược được khuyên dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt như:
- Sử dụng thuốc tránh thai: Loại thuốc này không chỉ ngăn thụ thai tương đối hiệu quả mà còn giúp “bà dì” ghé thăm đều đặn hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp mang tính “thời vụ”, không nên lạm dụng kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy như chán ăn, nôn nao, rong huyết, ứ huyết,….
- Thuốc tăng cường hormone: Đây là loại hóa dược giúp bổ sung hormone cho cơ thể phụ nữ. Hiện nay, những chế phẩm này được bán tại các quầy tân dược. Ưu điểm của chúng là tiện lợi, có tác dụng ngay sau khi dùng. Dù vậy, bạn cũng không nên thích là uống, bởi nếu sử dụng nhầm loại thuốc có thể làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết hơn.
- Thuốc Primolut-Nor: Loại thuốc này được dùng để điều trị vô kinh, đau bụng trước khi đến tháng, thời gian giữa các kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài. Ngoài ra, khi các bộ phận trong cơ thể của nữ giới bị xuất huyết bất thường cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, chị em cần phải uống estrogen ít nhất 14 ngày trước khi dùng thuốc.
- Thuốc PM H-Regulator: Đây là một loại thuốc được điều chế từ quả của cây trinh nữ có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng, tức ngực trước kỳ kinh. Bên cạnh đó, hoạt chất prolactin trong thuốc giúp giảm cảm giác bất ổn, dễ bực bội, cáu giận của phụ nữ trong thời kỳ “bà dì” ghé thăm.
Như vậy, Kotex đã chia sẻ về vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn gái đã có thể biết được những biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị khi kinh nguyệt bị rối loạn. Chị em hãy nhớ rằng sản phẩm băng vệ sinh Kotex luôn đồng hành và chăm sóc chu đáo cùng các bạn, giúp hiểu hơn về những ngày ''đèn đỏ''. Mong bạn luôn tràn đầy niềm vui, tự tin vào bản thân và làm những điều phi thường nhé!
>> Tham khảo thêm:
Kinh nguyệt màu nâu có sao không? Cảnh báo điều gì đến sức khỏe?
Giải đáp: Màu máu kinh nguyệt tiết lộ điều gì về tình trạng sức khoẻ
Chậm kinh 3 ngày liệu có thai không?
Nguồn tham khảo:
- https://www.mountsinai.org/health-library/report/menstrual-disorders
- https://en.wikipedia.org/wiki/Menstrual_disorder
Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.
Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: