Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là một câu hỏi thường gặp, nhất là đối với những bạn mới bước vào tuổi dậy thì, đang trải qua thời gian đầu làm quen với kinh nguyệt. Việc này sẽ xảy ra hàng tháng theo chu kỳ nên các bạn gái cần có những thông tin cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
>> Tham khảo:
-
Các Cách Nhanh Hết Kinh Trong 1 Ngày Có Thể Bạn Nữ Chưa Biết
-
Kinh nguyệt kéo dài 10-15 ngày có sao không? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì?
-
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu được xem là bình thường?
Một chu kỳ nguyệt san được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp, thường là từ 28 - 30 ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ thể của mỗi bạn nữ mà chu kỳ kinh nguyệt có thể lặp lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32 - 35 ngày cũng được coi là bình thường.
Thời gian hành kinh của một chu kỳ thường là 3 - 5 ngày, hoặc 2 - 7 ngày cũng được xem là bình thường. Trường hợp từ 7 - 10 ngày nhưng lượng máu kinh rất ít thì cũng được coi là bình thường.
Đôi khi, do thay đổi thói quen ăn uống, mệt mỏi hay căng thẳng trong công việc,... cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ thay đổi (ví dụ chu kỳ tháng trước của bạn là 28 ngày nhưng chu kỳ sau là 32 ngày), điều này cũng được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường bị rối loạn trên 40 ngày hoặc dài hơn mà không có dấu hiệu mang thai sớm khác thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.
>> Tham khảo: 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần
Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 - 32 ngày được xem là bình thường (Nguồn: Sưu tầm)
2. Thế nào là kinh nguyệt bất thường?
Mỗi người sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Đối với bạn, thời gian hành kinh chỉ kéo dài từ 2 đến 3 ngày nhưng đối với bạn nữ khác, chu kỳ nguyệt san có thể kéo dài 7 đến 8 ngày hoặc dài hơn.
Một số tình trạng được xem là kinh nguyệt bất thường:
-
Hiện tượng rong kinh: Là hiện tượng lượng máu kinh ra nhiều và ra quá 7 ngày.
-
Hiện tượng rong huyết: Là hiện tượng ra máu kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ.
Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành tình trạng rong huyết và được xem là rong kinh - rong huyết. Khi các bạn nữ gặp phải tình trạng này, tuyệt đối không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Hiện tượng cường kinh: Là hiện tượng lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới vì mất nhiều máu.
-
Hiện tượng thiểu kinh: Là hiện tượng lượng máu kinh ra ít và thời gian hành kinh ngắn, thường là 1 đến 2 ngày.
Tham khảo: Máu Kinh Nguyệt Nhớt: Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có những dấu hiệu nào? (Nguồn: Sưu tầm)
3. Lượng máu kinh bao nhiêu là bình thường?
Việc tính toán lượng máu kinh là không hề dễ dàng, cơ thể bạn nữ sẽ mất đi từ 30 - 40 ml máu mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt (một số nghiên cứu đã chỉ ra lượng máu kinh trong thời gian hành kinh có thể lên đến 60ml). Tuy nhiên, tùy vào cơ thể của mỗi người mà lượng máu kinh có thể ra nhiều hoặc ít.
Thực tế, trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh ra không phải 100% là máu mà lượng máu kinh chỉ chiếm khoảng 36%, còn lại là 64% các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung,...
Dưới đây là một số cách giúp bạn gái biết lượng máu kinh của mình ra trong chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu:
-
Cốc nguyệt san: Việc sử dụng cốc nguyệt san để đo lượng máu kinh là khá dễ dàng, bạn gái có thể ghi lại thể tích sau mỗi lần đo và tính khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
-
Băng vệ sinh: Cách này thì bạn cần xác định được lượng nước mà băng vệ sinh có thể chứa (mỗi loại băng sẽ có thể tích khác nhau, bạn có thể đo thể tích chứa của băng vệ sinh bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tính lượng nước mà băng đó chứa được khi thấm đầy). Từ đó, bạn gái có thể suy ra lượng máu kinh mà băng vệ sinh đó có thể chứa. Tuy nhiên, cách này chỉ cho bạn một con số ước lượng, độ chính xác sẽ kém cốc nguyệt san.
Tham khảo: Kinh nguyệt màu nâu có sao không? Cảnh báo điều gì đến sức khỏe?
Lượng máu kinh mà các bạn nữ mất trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu? (Nguồn: Sưu tầm)
4. Cách tính thời gian lặp lại giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt
Việc tính được thời gian lặp lại giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp các bạn nữ chủ động hơn, có thể lên kế hoạch chăm sóc và chuẩn bị kịp thời cho ngày đèn đỏ.
Các bước tính thời gian lặp lại giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt.
-
Bước 1: Đánh dấu vào ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt
-
Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tiếp theo (đây là ngày kết thúc của một chu kỳ kinh).
Từ hai bước này, bạn nữ có thể xác định được chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao nhiêu ngày.
Các bạn gái nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình liên tục 6 tháng để biết được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của bạn là bao nhiêu.
Ví dụ:
-
Ngày đầu tiên bạn xuất hiện kinh nguyệt là ngày 20/09
-
Ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tiếp theo là 20/10
Như vậy thời gian lặp lại giữa hai chu kỳ kinh nguyệt là 31 ngày.
Tham khảo: Rong Kinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Cách tính thời gian lặp lại giữa hai chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
5. Các dấu hiệu nhận biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Trước khi tới chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ có dấu hiệu để các bạn nữ nhận biết cơ thể mình sắp tới kỳ kinh. Mỗi người sẽ gặp những dấu hiệu khác nhau và sau đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất.
5.1 Đau bụng kinh
Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng dưới, nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, làm cho tử cung co thắt và gây nên đau vùng bụng dưới.
>> Tham khảo: Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có an toàn không?
Đau bụng kinh khi gần tới chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
5.2 Cảm giác mệt mỏi
Những ngày gần đến chu kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ sẽ cảm thấy khó ngủ hơn bình thường và kèm theo các triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu, đau bụng, ngực căng,... Điều này càng khiến cho cơ thể bạn nữ trở nên mệt mỏi hơn, giảm năng lượng và hiệu quả trong công việc, sinh hoạt.
5.3 Nổi mụn trứng cá
Trước khi đến kỳ kinh nguyệt, làn da của các bạn nữ sẽ tiết ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn. Tuy nhiên, đối với những bạn nữ có làn da dầu thường sẽ tiết nhờn và nổi mụn nhiều hơn so với da thường.
Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chứa kẽm, giúp ngăn chặn sự phát triển của da dầu mụn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm cho da.
Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Ít Nhưng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không?
5.4 Cảm xúc thay đổi thất thường
Từ những sự thay đổi bên trong cơ thể thì cảm xúc, tâm lý và tinh thần của các bạn nữ cũng bị ảnh hưởng. Bạn nữ có thể dễ dàng cáu gắt và nổi giận, có thể đang vui vẻ nói chuyện nhưng đột nhiên trở nên cáu gắt,...
5.5 Đau đầu
Theo như các nghiên cứu thì có hơn 50% bạn nữ có biểu hiện đau đầu hoặc đau nửa đầu khi gần đến kỳ kinh nguyệt. Lý giải cho hiện tượng này là do lượng estrogen trong cơ thể tăng giảm thất thường.
Khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt các bạn nữ thường hay bị đau đầu (Nguồn: Sưu tầm)
5.6 Đau lưng dưới
Cơ thể các bạn nữ trước kỳ kinh nguyệt sẽ gia tăng một lượng lớn hormone prostaglandin làm kích thích tử cung co bóp, giúp máu và niêm mạc dễ dàng bong tróc, đào thải ra ngoài cơ thể. Quá trình này cũng gây tác động đến vùng lưng và hông nên đây chính là nguyên nhân bạn nữ bị đau lưng dưới khi gần tới chu kỳ kinh nguyệt.
Tình trạng đau lưng dưới này có thể giảm bớt khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc đau dữ dội hơn và chúng sẽ kéo dài trong một vài ngày tùy vào cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này xuất hiện thường xuyên và bị đau lưng dưới nhiều ngày thì bạn gái có thể đang gặp một vài vấn đề liên quan đến xương khớp và cần được thăm khám kịp thời.
Tham khảo: Cách Chữa Kinh Nguyệt Ra Ít Cực Kỳ Hiệu Quả Cho Các Nàng
5.7 Tăng cân hoặc đầy hơi
Nhiều bạn nữ có thể không để ý đến dấu hiệu này, trước kỳ kinh nguyệt bạn nữ sẽ hay thèm đồ ngọt, thèm ăn vặt nhiều hơn bình thường. Bởi vì gần đến kỳ kinh nguyệt thì nồng độ hormone estrogen và progesterone lại càng hạ xuống mức thấp, đồng thời các mô trong cơ thể giữ lại, lượng nước và muối tích tụ nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cho vùng bụng to lên và gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng, tăng cân nhẹ.
5.8 Ngực căng
Tình trạng ngực căng là dấu hiệu thường thấy nhất ở các bạn nữ khi gần đến kỳ kinh nguyệt. Khoảng 1 tuần trước kỳ kinh thì bạn nữ sẽ thấy vùng ngực của mình căng tức, đồng thời, kích thước vòng 1 cũng sẽ lớn hơn bình thường. Hiện tượng này là do lượng nội tiết tố hormone estrogen tăng lên. Bạn gái có thể bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin E như cà rốt, cà chua, ngũ cốc,... để giảm tình trạng căng tức ngực này.
Tham khảo: Con gái lớp 4 đã có kinh nguyệt có phải dậy thì sớm không?
Tình trạng ngực căng khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
6. Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có sao không?
Bình thường thì số ngày của mỗi chu kỳ kinh nguyệt là từ 2 - 7 ngày, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
-
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 7 ngày có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, hội trứng buồng trứng đa năng,...
-
Nếu thời gian hành kinh quá 7 ngày từ 1 - 2 ngày mà không kèm theo các dấu hiệu đau, lượng máu ra nhiều thì điều này cũng được coi là bình thường.
-
Còn chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 7 ngày mà kèm theo các hiện tượng lạ, lượng máu ra nhiều,... thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì có vấn đề gì không? (Nguồn: Sưu tầm)
7. Làm sao để điều trị tình trạng kinh nguyệt kéo dài?
Nếu đang gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài thì bạn gái chúng mình nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, vận động điều độ để cân bằng lượng nội tiết, điều hòa và ổn định kinh nguyệt. Bạn cũng không nên sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và thực phẩm có hại cho cơ thể. Các bạn gái nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.
>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra cục thịt: Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Những biện pháp giúp điều trị tình trạng kinh nguyệt kéo dài. (Nguồn: Sưu tầm)
8. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu các bạn nữ thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình có một trong những dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn gái cũng nên tạo cho mình thói quen khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường.
Khi phát hiện những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường nên gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. (Nguồn: Sưu tầm)
Kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày tùy thuộc vào cơ thể mỗi bạn nữ. Các bạn gái nên chú ý thói quen sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý vào những ngày này. Hãy ghé ngay website của Kotex để chọn cho mình những sản phẩm băng vệ sinh phù hợp, giúp bạn tự tin, không lo ngại trong những ngày đèn đỏ.
>> Tham khảo thêm: