Vô kinh và những ảnh hưởng đáng lo ngại
Không có "đèn đỏ" hay kinh nguyệt bị mất liên tục trong ít nhất 3 chu kì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản. Vậy vô kinh là gì?
>> Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt - 11 tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?
Vô kinh là gì?
Vô kinh có thể hiểu là cơ thể các bạn nữ không có chu kì kinh nguyệt (ngay từ thời điểm cơ thể bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì trở về sau - Hiện tượng này được gọi là vô kinh nguyên phát), hay cơ thể các bạn đã có kinh trước đó nhưng đột nhiên lại bị mất trong 3 chu kì liên tục hoặc nhiều hơn nhưng lại không mang thai (Hiện tượng này được gọi là vô kinh thứ phát). Kỳ nguyệt san ở bạn gái được chi phối bởi các hoạt động của trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng với cơ quan chính là tử cung. Nếu một trong những cơ quan trên gặp phải vấn đề sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có bệnh vô kinh.
>> Tham khảo: Tắc kinh là gì? 6 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà
Các triệu chứng vô kinh
Những bạn gái bị vô kinh có thể gặp một số triệu chứng sau:
-
Đến tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh
-
Trước đây có kinh bình thường nhưng 3 tháng gần nhất lại không có
-
Tuyến lông trên cơ thể thay đổi bất thường
-
Mắt nhìn không rõ
-
Khả năng giữ cân bằng kém
-
Núm vú tiết ra dịch như sữa
-
Da khô, tóc rụng
-
Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu
-
Cân nặng tăng không kiểm soát
-
Táo bón
-
Nổi mụn
-
Nhịp tim không bình thường
>> Tham khảo: Kinh nguyệt kéo dài 10-15 ngày có sao không? Nguyên nhân là gì?
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng vô kinh
Sau khi hiểu được vô kinh là gì, chúng ta vần biết nguyên nhân để khắc phục chứng vô kinh hiệu quả. Hiện tượng vô kinh có thể xảy ra ở các bạn nữ sử dụng thuốc các loại thuốc như: Chống loạn thần kinh, chống trầm cảm, các loại thuốc hóa trị khi mắc bệnh ung thư và các loại thuốc để kiểm soát huyết áp kéo dài sẽ gây ra các tác dụng phụ làm rối loạn hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt gây vô kinh.
Ngoài ra, căng thẳng thần kinh hay thói quen chế sống và sinh hoạt hàng ngày không khoa học cũng có thể gây ra hiện tượng vô kinh. Tuyệt đối nên tránh bị căng thẳng thần kinh - stress do áp lực cuộc sống, học hàng, tình trạng cơ thể quá béo, quá ốm suy dinh dưỡng hay luyện tập thể thể thao quá độ... Những thói quen và lống sống sinh hoạt không khoa học trên có thể tác động đến chu kì kinh nguyệt làm cho cơ thể giảm khả năng sản sinh ra các hormone hỗ trợ rụng trứng, trầm trọng nhất nó có thể làm cho chu kì kinh hàng tháng của bạn biến mất và dẫn đến vô kinh.
Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể do hội chứng buồng trứng đa nang, các bệnh ở tuyến giáp, khối u tuyến yên hoặc mãn kinh sớm... nếu không điều trị kịp thời cũng rất dễ làm cho chu kì nguyệt san bị gián đoạn, khả năng bệnh vô kinh xuất hiện là rất cao.
>> tham khảo: Cách chữa không có kinh nguyệt - Nguyên nhân mất kinh nguyệt
Tác hại của vô kinh
Đầu tiên chính là mất đi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Ngoài ra, nó cũng sẽ gây ra một số triệu chứng khác có hại cho sức khỏe cơ thể như: ảnh hưởng đến dịch tiết âm đạo, gây ra tình trạng đau đầu, rụng tóc, trên mặt mọc nhiều lông, làm giảm thị lực... Nếu bị mất kinh ít nhất là 3 chu kỳ liên tục thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Đối với các bạn gái trẻ, nếu gặp phải triệu chứng vô kinh nguyên phát thì chắc chắn các hoạt động của buồng trứng trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng khó thụ thai sau này.
Còn đối với trường hợp vô sinh thứ phát, chu kỳ rụng trứng không đều đặn, dẫn đến việc thụ thai sẽ gặp khó khăn lớn.
>> Tham khảo: Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh?
Đối tượng dễ bị vô kinh
Bạn gái ở độ tuổi dậy thì đến 25 tuổi là đối tượng dễ bị vô kinh. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra đối với người làm những công việc yêu cầu nhiều sức lực như vận động viên chơi thể thao, lao động tay chân,...
Một số yếu tố có thể khiến nguy cơ bị vô kinh tăng cao:
-
Yếu tố di truyền: trong nhà đã có người bị vô kinh
-
Chế độ ăn uống hàng ngày không được đảm bảo
-
Tập luyện thể thao quá sức
Phòng ngừa bệnh vô kinh ra sao?
-
Để hạn chế khả năng xảy ra vô kinh, đặc biệt là vô kinh thứ phát, bạn gái cần lên cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Ngoài ra, bạn gái cần theo dõi tình trạng kinh nguyệt mỗi khi đến chu kỳ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.
-
Thường xuyên đến những trung tâm y tế khám phụ khoa để các bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý để cải thiện thể lực. Lưu ý, bạn nên tránh những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh quá nhiều.
Vô kinh là căn bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ người phụ nữ nào, do đó bạn đừng xấu hổ khi gặp phải các triệu chứng vô kinh hãy đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.