thuốc đau bụng kinh

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và cách sử dụng

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau bụng kinh mỗi khi đến tháng của bạn gái chúng mình? Có cách nào để giảm đau bụng kinh nhanh chóng hay không? Dùng thuốc giảm đau bụng kinh như thế nào mới thật sự an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Kotex theo dõi trong bài viết sau đây nhé! 

>> Tham khảo thêm: 

Đau bụng kinh là gì? Những nguyên nhân gây đau bụng kinh 

Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái. Các chuyên gia trong ngành đã chỉ ra những nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng này, bao gồm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. 

  • Đau bụng kinh nguyên phát: tình trạng đau bụng kinh này mang tính phổ biến. Hầu như bạn gái nào cũng phải trải qua những cơn đau bụng trong suốt chu kỳ hành kinh. Biểu hiện này xuất hiện là do tử cung co lại, khi cơ thể nhận được tín hiệu thông báo là không có hiện tượng thụ thai  nhằm đẩy lớp niêm mạc ra ngoài qua đường âm đạo. Quá trình co lại này càng mạnh thì cơn đau bụng của các bạn gái càng đau.  

  • Đau bụng kinh thứ phát: khác với đau bụng kinh nguyên phát. Nguyên nhân gây nên là do một bệnh lý sinh sản tạo nên. Các bệnh lý thường gặp như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh tuyến tử cung, nhiễm trùng bộ phận sinh sản… Những cơn đau bụng kinh này có tính chất nguy hiểm, cảnh báo vấn đề sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn gái cần đặc biệt chú ý để thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời. 

Tham khảo: 5 “bí kíp” giảm đau bụng kinh cực đơn giản mà hiệu quả tại nhà  

Đau bụng kinh nguyên phát hầu như bạn gái nào cũng gặp trong ngày đèn đỏ

Đau bụng kinh nguyên phát hầu như bạn gái nào cũng gặp trong ngày đèn đỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Đau bụng kinh nguyên phát hầu như bạn gái nào cũng gặp trong ngày đèn đỏ.

Các triệu chứng đau bụng kinh 

Đau bụng kinh có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau. Trong đó, có những triệu chứng thường gặp sau: 

  • Vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau thắt, quặn bụng, mức độ đau từ nhẹ đến nặng, dữ dội tùy trường hợp. Tần suất đau không giống nhau ở mỗi người.  

  • Thời gian cơn đau được xác định trong khoảng 1-3 ngày trước khi có kinh. Sau thời điểm có kinh 24h, có thể xuất hiện cơn đau với mức độ cao nhất. Sau đó, mức độ đau sẽ giảm dần xuống trong 2-3 ngày sau.  

  • Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, không dữ dội nhưng liên tục. Cơn đau có thể lan sang vùng lưng dưới, vùng đùi khiến bạn gái có cảm giác toàn thân đau nhức và nặng nề. 

Bên cạnh đó, một số bạn gái còn có thể gặp những triệu chứng đi kèm khi cơn đau bụng kinh xuất hiện: 

  • Cơ thể nóng, dễ đổ mồ hôi. 

  • Đầy hơi, chướng bụng. 

  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón. 

  • Cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng. 

  • Có thể buồn nôn, mắc ói.  

Tham khảo: Rong kinh rong huyết - Triệu chứng chị em không nên chủ quan

Những cơn đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn

Những cơn đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả không?

Bạn nữ có thể nghỉ ngơi hay uống nhiều nước ấm với các cơn đau bụng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng đau bụng kinh kéo dài thì chị em cần có sự “trợ giúp” của thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

Những thành phần trong thuốc tạo nên hai cơ chế như sau:

  • Làm giãn cơ tử cung: Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân chính tạo ra những cơn đau bụng là sự co thắt đột ngột của tử cung. Mức độ co thắt tỉ lệ thuận với cơn đau của chị em. Vì vậy, thuốc giảm đau làm giãn nở cơ tử cung giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

  • Ức chế tổng hợp Prostaglandin (thuốc chống viêm không steroid): Khi đến ngày hành kinh, chất này kích thích sự co thắt tử cung. Thuốc giảm đau có khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin sẽ giúp “xoa dịu” cơn đau của chị em.

Bạn nên lưu ý rằng thuốc giảm đau sẽ không mang lại hiệu quả với những cơn đau bụng kinh thứ phát. Vì vậy, nếu sức khỏe ngày càng chuyển biến nghiêm trọng bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Một số nhóm thuốc làm giảm đau bụng kinh

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh là một trong những biện pháp khống chế cơn đau bụng kinh được nhiều bạn gái áp dụng.  

Một số nhóm thuốc giảm đau bụng kinh được sử dụng phổ biến hiện nay: 

Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)

NSAIDs là thuốc điều trị đau bụng kinh đầu tiên. Thuốc giúp làm giảm prostaglandin để tử cung giảm co lại giúp cơn đau bụng kinh giảm. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại NSAIDs, trong đó ibuprofen, acid mefenamic, diclofenac, naproxen là những thuốc phổ biến nhất.

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nữ nên uống thuốc đau bụng kinh từ 1 đến 2 ngày trước khi hành kinh và liên tục trong 2-3 ngày. Với trường hợp khẩn cấp, bạn cần uống ngay khi có dấu hiệu đau âm ỉ.

Khi sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống. Nên uống thuốc sau khi ăn để giảm thiểu kích ứng dạ dày.

Thuốc Paracetamol & Caffeine

Paracetamol là thuốc đau bụng kinh nhẹ hơn thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs). Thuốc phù hợp cho những bạn gái có bệnh về dạ dày. Vì thế, các bác sĩ khuyên dùng thuốc này cho bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Bên cạnh đó, Paracetamol kết hợp với Caffeine còn giúp làm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, người trưởng thành chỉ nên sử dụng tối đa 4g Paracetamol mỗi ngày.

Thuốc chống co thắt  

Để giảm đau bụng mỗi khi đến ngày ấy, bạn gái có thể sử dụng thuốc chống co thắt Hyoscine. Có tác dụng kháng cholinergic nên thuốc này có thể là nguyên nhân của các chứng táo bón, khô miệng, giảm tầm nhìn. Nếu bạn có glaucoma góc hẹp hay đang uống những loại thuốc có kháng cholinergic thì không nên sử dụng Hyoscine.

Thuốc ngừa thai

Thuốc tránh thai có tác dụng giữ lượng hormone trong cơ thể cân bằng, ổn định từ đó, không gây nên những cơn co lại của tử cung không làm bạn đau bụng.

Các nhóm thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến

Các nhóm thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn 

Cataflam - Thuốc đau bụng kinh màu hồng

Cataflam là thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến thuộc NSAID với thành phần chính là natri của Diclofenac. Khi sử dụng thuốc trị đau bụng với liều lượng cao liên tục có khả năng gây ra các tác dụng phụ như suy giảm chức năng thận, viêm loét dạ dày, tăng men gan,... Tình trạng xấu nhất, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, buồn nôn, đau vùng thượng vị khi dùng thuốc Cataflam.

Chống chỉ định dùng cho người đang mắc bệnh hen, người suy gan thận nặng, người đang viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển. Bên cạnh đó, nhà sản xuất thông tin rằng không dùng chung thuốc này với các thuốc chống viêm không steroid khác (Aspirin) và thuốc chống đông máu (Ticlopidin, Heparin).

Giá thuốc đau bụng kinh Cataflam 25mg: 40.000đ

Thuốc Mefenamic acid

Đây cũng là một loại thuốc thuộc nhóm giảm đau không steroid. Bạn lưu ý rằng không nên uống Mefenamic acid liên tục 7 ngày để tránh gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,...

Chống chỉ định dùng cho người có tiền sử động kinh chung hoặc uống cùng với thuốc chống đông và thuốc chống viêm không steroid khác.

Giá thuốc Mefenamic acid 500mg: 52.000đ

Hyoscinum - Thuốc đau bụng kinh màu xanh

Hyoscinum là một trong những loại thuốc chống co thắt hướng cơ. Bạn nữ có thể uống thuốc này để điều trị đau bụng khi hành kinh, trong quá trình sử dụng có thể gặp tình trạng: khô miệng, bí tiểu, tim đập nhanh, dị ứng da. Thuốc chống chỉ định cho người hẹp môn vị, bệnh glaucoma, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến,...

Alverin - Thuốc đau bụng kinh màu vàng

Tương tự như Hyoscinum thì Alverin cũng là một loại thuốc có tác dụng chống co thắt hướng cơ. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm ức chế các cơn co thắt được sinh ra do acetylcholine và được kê cho các bệnh nhân gặp đau do co thắt. Thuốc không dùng cho người bệnh có huyết áp thấp.

Lưu ý: Những bạn dưới 16 tuổi không nên uống Mefenamic acid, Cataflam.

Các loại thuốc đau bụng kinh phổ biến

Các loại thuốc đau bụng kinh phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Uống thuốc đau bụng kinh có hại không?

Mặc dù thuốc đau bụng kinh có thể giúp xoa dịu các cơn đau dữ dội hiệu quả nhưng cũng mang đến nhiều tác dụng phụ nếu người dùng lạm dụng thuốc. Một số trường hợp xấu bạn nữ có thể gặp phải như:

  • Bị phụ thuộc thuốc giảm đau bụng kinh.

  • Gây hại đến chức năng của gan, thận.

  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dạ dày.

  • Hạ huyết áp, tim đập nhanh.

  • Dị ứng da,...

Nếu bạn sử dụng thuốc nhưng vẫn không “đánh bay” những cơn đau thì cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nhiều chị em còn thắc mắc “Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?” Thuốc đau bụng kinh có thể gây rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, cản trở quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai và thậm chí có thể gây vô sinh nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Lưu ý, dù lựa chọn sử dụng loại thuốc giảm đau bụng kinh nào, các bạn gái cũng cần đảm bảo có sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất và an toàn cho sức khỏe của bạn.  

Hiệu quả của sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng đáp ứng của mỗi cơ thể. Có một số bạn gái không sử dụng được thuốc giảm đau bụng kinh. Vì vậy, không nên tự ý lấy thuốc của người khác để dùng cho bản thân. 

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo sự tư vấn của bác sĩ

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo sự tư vấn của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà

Cải thiện sức khỏe là một biện pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể kết hợp uống thuốc và duy trì các thói quen sau:

  • Nghỉ ngơi, tránh làm việc liên tục, giảm stress.

  • Lập chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Uống đủ nước.

  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,..

  • Chơi thể thao, vận động thường xuyên.

  • Chườm nóng lên bụng dưới để giảm đau tạm thời

>> Tham khảo: Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh các nàng nên biết

Tổng kết

Những cơn đau bụng kinh thật không hề dễ chịu. Nếu lựa chọn phương thức thuốc giảm đau bụng kinh, các bạn gái hãy nhờ đến sự trợ giúp và tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Và đừng quên lựa chọn cho mình sản phẩm băng vệ sinh Kotex cải thiện cảm giác khó chịu mỗi khi “bà dì” ghé thăm nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan: