Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ

Progesterone là gì? Vai trò và nguyên nhân tăng - giảm Progesterone

Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị cho thai kỳ của phái nữ. Vậy nồng độ Progesterone bao nhiêu là bình thường cho từng giai đoạn hành kinh và mang thai? Thiếu hụt Progesterone có ảnh hưởng gì không? Tìm hiểu cùng Kotex nhé!

>> Tham khảo: Nội Tiết Tố Nữ Là Gì? Suy Giảm Và Cách Cân Bằng Nội Tiết Tố Nữ

Progesterone là gì?

Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ được giải phóng từ buồng trứng sau khi quá trình rụng trứng xảy ra. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị cho thai kỳ của phái nữ.

Từ thời điểm bạn nữ bắt đầu dậy thì, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng hàng tháng. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, một tuyến nội tiết tên là hoàng thể - có chức năng sản xuất ra progesterone - sẽ bị phá vỡ, khiến lượng progesterone giảm đi. Khi nồng độ loại hormone này giảm đến một mức độ nhất định, lớp niêm mạc tử cung không còn được progesterone duy trì sẽ vỡ ra và tạo thành hiện tượng hành kinh.

Nếu tinh trùng xuất hiện và thụ thai thành công, progesterone sẽ tiếp tục làm lớp niêm mạc tử cung dày lên, kích thích các tuyến tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai. Từ đó, em bé sẽ dần phát triển trong bụng mẹ.

>> Tham khảo: Có Nên Sử Dụng Thuốc Nội Tiết Tố Nữ?

Progesterone làm lớp niêm mạc tử cung dày lên để trứng làm tổ và nuôi phôi thai

Progesterone làm lớp niêm mạc tử cung dày lên để trứng làm tổ và nuôi phôi thai (Nguồn: Sưu tầm)

Chức năng của progesterone đối với cơ thể

Đối với phái đẹp, Progesterone có các vai trò sau:

  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

  • Tạo ra lớp lót niêm mạc tử cung để trứng làm tổ, chuẩn bị cho sự thụ tinh

  • Duy trì lớp niêm mạc tử cung xuyên suốt thời kỳ mang thai để bảo vệ, nuôi dưỡng em bé phát triển ổn định

  • Ngăn chặn quá trình rụng trứng cho đến khi thai kỳ chấm dứt, nhờ đó, tình trạng có kinh nguyệt khi mang thai sẽ không xảy ra

  • Bảo đảm tinh trùng chỉ thụ tinh với duy nhất một quả trứng

  • Giúp cổ tử cung của mẹ bầu luôn đóng kín, tránh nguy cơ sinh non

  • Kích thích tuyến sữa ở vú để chuẩn bị sẵn sàng tiết sữa cho con bú

  • Kích thích cơ vùng chậu co bóp mạnh hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh con

  • Sản xuất nút nhầy ở cổ tử cung để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

>> Tham khảo: Cách Tính Ngày Rụng Trứng Chính Xác Để Mang Thai, Tránh Thai

Progesterone có chức năng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới

Progesterone có chức năng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới (Nguồn: Kotex)

Nồng độ progesterone bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ hormone progesterone bình thường cho từng giai đoạn hành kinh và mang thai là:

  • Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt và đã mãn kinh: Nồng độ progesterone nhỏ hơn hoặc bằng 1 ng/ml

  • Đang giữa ngày ‘đèn đỏ’: Nồng độ dao động từ 5 – 20 ng/ml

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Từ 15-60 ng/ml

  • 3 tháng giữa thai kỳ: 25.6 – 89.4 ng/ml

  • 3 tháng cuối thai kỳ: Nồng độ Progesterone giảm dần xuống còn 48.4 – 42.5 ng/ml để chuẩn bị cho việc chuyển dạ.

Nồng độ progesterone thường tăng lên khi bắt đầu rụng trứng và tiếp tục tăng khi được thụ tinh. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện, nồng độ sẽ giảm dần. Phụ nữ đã mang thai hoặc từng sinh đôi, sinh ba,... thường có lượng progesterone cao hơn so với phụ nữ chưa có em bé.

Nếu nồng độ progesterone của bạn giữ nguyên hàng tháng, không có sự tăng - giảm nào, vậy có thể bạn đang gặp vấn đề về trứng không rụng, kinh nguyệt hoặc cả hai. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra vô sinh ở nữ.

>> Tham khảo: Phụ Nữ Không Có Kinh Nguyệt Có Thai Được Không?

Nguyên nhân nồng độ progesterone tăng/ giảm

Nguyên nhân nồng độ progesterone giảm

  • Nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật

  • Mang thai khi đã lớn tuổi

  • Suy giảm chức năng buồng trứng

  • Vô kinh

  • Thai ngoài tử cung

  • Sảy thai.

Nguyên nhân nồng độ progesterone tăng

  • U nang buồng trứng

  • Ung thư buồng trứng

  • Progesterone được sản xuất quá mức bởi tuyến thượng thận

  • Ung thư tuyến thượng thận

  • Khi trứng được thụ tinh

  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH).

>> Tham khảo: Mách Nhỏ: Kinh Nguyệt Không Đều Nên Uống Thuốc Gì?

Nồng độ progesterone giảm có thể gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung

Nồng độ progesterone giảm có thể gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Nồng độ Progesterone thấp có nguy hiểm gì?

  • Đối với phụ nữ muốn có thai: Khi progesterone bị thiếu hụt, lớp niêm mạc thành tử cung không đủ dày, trứng không làm tổ được thì sẽ không thể mang thai.

  • Đối với phụ nữ mang thai: Nếu nồng độ progesterone quá thấp, tử cung có thể không đủ khả năng để duy trì sự phát triển của thai. Từ đó, thể tiềm ẩn nguy cơ bị thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc thai chết lưu.

  • Đối với phụ nữ chưa có ý định có thai: Thiếu đi progesterone để bổ sung, nội tiết tố nữ estrogen có thể trở thành hormone chủ đạo và gây ra nhiều vấn đề như: tăng cân, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm, hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều, xơ nang tuyến vú,...

>> Tham khảo: Tiền Kinh Nguyệt Là Gì? Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Phương pháp điều trị khi thiếu hụt progesterone

Những chị em chưa mang thai được hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường,... do nồng độ progesterone thấp có thể dùng đến liệu pháp hormone thay thế để chữa trị. Phương pháp này giúp nồng độ progesterone tăng lên và làm dày thành tử cung, tăng tỷ lệ thụ thai và loại bỏ các triệu chứng gây ra bởi mức estrogen cao.

Liệu pháp hormone thay thế bao gồm các biện pháp:

Liệu pháp hormone chống chỉ định với các trường hợp phụ nữ có đang bệnh hoặc có tiền sử bệnh:

  • Ung thư vú

  • Bệnh lý về tim mạch, gan mật

  • Tăng huyết áp

  • Ung thư nội tử cung

  • Ung thư cổ tử cung

  • Tiểu đường

  • Bệnh gan

  • Cục máu đông

  • Đột quỵ

  • Bệnh lupus ban đỏ

  • Có khối u ở cổ tử cung, buồng trứng

  • Tai biến mạch máu não

  • Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

Ngoài ra, liệu pháp này có thể mang đến một số tác dụng phụ nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, hình thành máu đông, vấn đề về túi mật và một số loại ung thư vú. Vì thế, chị em cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

>> Tham khảo:

Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ Là Gì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cục có ảnh hưởng gì không?

Phương pháp tăng nồng độ progesterone tự nhiên

Nếu người bệnh lo ngại tác dụng phụ của liệu pháp hormone y khoa thì có thể áp dụng đến các biện pháp tăng progesterone tự nhiên như:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B, C như cá hồi, trứng, súp lơ trắng, bông cải xanh, khoai tây,...

  • Bổ sung thức ăn giàu kẽm, vd hải sản có vỏ như tôm, ngao,...

  • Kiểm soát căng thẳng, lo âu vì cơ thể khi căng thẳng sẽ giải phóng cortisol thay vì progesterone.

>> Tham khảo: Miếng dán tránh thai là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Thực phẩm giàu vitamin B giúp bổ sung progesterone tự nhiên

 

Thực phẩm giàu vitamin B giúp bổ sung progesterone tự nhiên (Nguồn: Sưu tầm)

Progesterone là một loại hormone sinh dục quan trọng đối với bạn gái. Sự thiếu hụt hay dư thừa nồng độ progesterone đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con gái chúng mình. Kotex hy vọng các thông tin trên đây có thể phần nào giải đáp các thắc mắc liên quan đến progesterone để các bạn có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn gái đừng quên sử dụng các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để trải qua những ngày hành kinh thật an toàn và thoải mái nhé.

>> Tham khảo các bài viết liên quan chủ đề Chu kỳ: