Estrogen là gì, có vai trò gì? Thiếu estrogen và cách bổ sung

Estrogen là gì, có vai trò gì? Thiếu estrogen và cách bổ sung

Trong cuộc sống của người phụ nữ, ở lứa tuổi sinh sản từ lúc dậy thì đến lúc mãn kinh,chức năng sinh sản của người phụ nữ là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ chế nội tiết. Trong đó, hiện tượng quan trọng nhất đó chính là sự rụng trứng, thụ thai hoặc các chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ này là sản phẩm được tạo thành bởi tác động của các nội tiết tố nữ. Trong số các nội tiết tố nữ, estrogen là nội tiết tố được tiết ra từ buồng trứng, có tác động rất quan trọng trên cơ quan sinh dục nữ theo từng giai đoạn của chu kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn làm tổ của thai. Vậy estrogen là gì hay estrogen có vai trò gì? Thiếu estrogen có biểu hiện ra sao và cách bổ sung estrogen đúng cách như thế nào? Cùng Kotex và chuyên gia Phạm Tú Linh tìm hiểu chi tiết tác dụng của estrogen trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Bệnh Nấm Phụ Khoa Có Nguy Hiểm Không?

Estrogen là gì?

Nội tiết tố là chất được tiết ra từ tuyến nội tiết, được tiết vào máu và vận chuyển đến các cơ quan đích. Trên các cơ quan đích sẽ có các thụ thể chuyên dành riêng cho từng loại nội tiết tố gắn kết vào. Vì vậy, mỗi loại nội tiết tố chỉ có tác động đến những cơ quan đích nhất định.

Nội tiết tố nữ gồm các chất nội tiết tố do cơ quan sinh dục nữ tiết ra, đó là buồng trứng, chế tiết ra hai loại nội tiết tố chính là estrogen và progesterone. Nội tiết tố nữ có tác dụng điều hoà hoạt động sinh sản của người phụ nữ. 

Estrogen là một steroid được tổng hợp qua nhiều giai đoạn từ gốc của cholesteron. Estrogen lưu hành trong cơ thể có ba loại chính: estrone (E1), estradiol (E2) và estriol (E3). Tuy nhiên, estrone và estriol có hoạt tính rất thấp. Các nang noãn của buồng trứng chủ yếu tiết ra estradio, là chất có tác động chính lên các cơ quan sinh dục của người phụ nữ.

Tham khảo: Rối Loạn Kinh Nguyệt Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Vai trò của estrogen là gì?

Tác dụng của estrogen đối với sức khoẻ nữ giới:

-Là nội tiết tố nữ giúp biệt hoá, phát triển các cơ quan và đặc điểm sinh dục thứ phát:

+Dưới tác động của estrogen, cơ quan sinh dục trong lẫn ngoài tăng kích thước khi dậy thì. Tuyến vú phát triển, hệ thống ống sữa tăng trưởng. Các tế bào tuyến ở cổ tử cung tiết nhiều chất nhầy trong và dai, niêm mạc âm đạo ẩm ướt, thuận lợi cho sự xâm nhập của tinh trùng. Estrogen gây sự co cơ tử cung và vòi trứng, giúp vận chuyển trứng và phôi vào lòng tử cung, hỗ trợ cho việc thụ thai.

+Các đặc tính sinh dục thứ phát: estrogen làm cho thân hình của nữ giới thon thả, tích tụ mỡ ở ngực, mông và đùi, hông to, cơ bắp nhỏ, giọng nói thanh cao...

Tham khảo: Âm hộ hay cửa mình là gì và âm đạo là gì?

-Là nội tiết tố nữ tạo ra sự tăng trưởng của nội mạc tử cung:

+Làm nội mạc tử cung tăng trưởng dày lên, các ống tuyến phát triển dài và thẳng.

+Kích thích tổng hợp các thụ thể của estrogen và progesterone trên nội mạc tử cung, giúp cho nội mạc tử cung đáp ứng với tác động của progesterone ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

+Tác động lên các tế bào biểu mô, giúp cho phôi nang bám dính vào các biểu mô của nội mạc tử cung, thuận lợi cho sự làm tổ của phôi thai.

+Kích thích giải phóng các chất tiết của biểu mô tuyến, giúp cho phôi thai làm tổ trong lòng tử cung.

+Khi có thai, estrogen cùng với nội tiết tố progesterone giúp duy trì thai kỳ.

-Là nội tiết tố của sự tăng trưởng, có tác động đến các cơ quan đích khác có nguồn gốc phôi thai từ ống Muller, tuyến vú và hệ xương:

+Hệ xương: estrogen có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự rắn chắc của hệ xương. Estrogen giúp tăng cường tạo xương, tăng sự tích tụ calci và phosphate trong xương, tăng mật độ xương, tăng sự rắn chắc cho hệ xương. Estrogen làm tăng hoặt động của xương nên bé gái tăng chiều cao nhanh trong vòng vài năm khi dậy thì, nhưng estrogen cũng làm cho đầu xương đóng sớm nên nữ giới ngừng phát triển chiều cao sớm hơn nam giới.

+Chuyển hoá và phân phối mỡ: estrogen tăng đốt cháy mỡ, giảm loại mỡ có hại là LDL, tăng loại mỡ có lợi là HDL. Estrogen tăng tích tụ mỡ tại ngực, mông và đùi.

+Hệ tiết niệu: tăng giữ muối và nước.

+Hệ đông máu: gây tăng đông máu do tăng sự kết dính tế bào tiểu cầu, tăng các yếu tố đông máu và giảm nồng độ các chất kháng đông.

+Vận mạch: estrogen làm dãn mạch máu, giúp tưới máu đến các cơ quan nhiều hơn. Estrogen có tác dụng cải thiện trí nhớ.

+Estrogen có tác dung giảm nhu động ruột, làm cho gan tăng sản xuất protein, tăng nồng độ cholesteron mật, giữ cho da người phụ nữ mềm mại và trơn láng.

Tham khảo: Cấu Tạo Màng Trinh Và Vị Trí Màng Trinh Của Con Gái 

Dấu hiệu thiếu hụt estrogen ở nữ giới

Estrogen là nội tiết tố nữ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sinh dục, sinh sản cũng như sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Việc thiếu hụt estrogen trong các bệnh lý suy buồng trứng sớm hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Khi thiếu hụt estrogen, cơ thể người phụ nữ sẽ có những biểu hiện như sau:

-Âm đạo khô rát, dễ viêm nhiễm, quan hệ tình dục đau, giảm ham muốn.

-Ngực giảm độ săn chắc, thay đổi sự tích tụ mỡ trên cơ thể như tăng tích tụ mỡ vùng bụng.

-Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, kinh thưa, không đều, thiểu kinh hay rong kinh, rong huyết, vô kinh.

-Vô sinh.

-Da khô, giảm sự đàn hồi, tóc và móng khô, dễ gãy.

-Loãng xương, dễ gãy xương.

-Rối loạn chuyển hoá cholesteron, tăng cân.

-Đau đầu, dễ bốc hoả, lo âu, trầm cảm.

-Bệnh mạch vành.

-Giảm trí nhớ, bệnh Aizheimer.

-Dễ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tham khảo: Khí Hư Màu Vàng Cảnh Báo Bệnh Gì?

Cách bổ sung estrogen cho phụ nữ

Hiện nay, các phương pháp điều trị bổ sung estrogen cần được cân nhắc dựa trên nhu cầu của người phụ nữ là mong muốn có thai hay chỉ là điều trị các triệu chứng và dự phòng các nguy cơ bệnh lý do thiếu hụt estrogen.

Đối với những phụ nữ không có nhu cầu có con nữa, việc sử dụng thuốc nội tiết được cân nhắc sử dụng để duy trì việc có kinh hàng tháng và giải quyết các nguy cơ do thiếu hụt estrogen gây ra.

Tham khảo: Cách sử dụng viên đặt phụ khoa đúng và an toàn

Các thuốc nội tiết hiện nay gồm có thuốc ngừa thai và liều pháp nội tiết thay thế:

-Thuốc tránh thai: gồm có estrogen kết hợp progesterone liều thấp, khuyến cáo nên sử dụng trên phụ nữ trước 40 tuổi để có lượng estrogen cao.

-Liệu pháp nội tiết thay thế (HRT): là trị liệu đầu tiên và rất quan trọng để làm giảm nhẹ các triệu chứng như rối loạn vận mạch, mất ngủ và các triệu chứng rối loạn sinh lý sinh dục, hệ tiết niệu, dự phòng loãng xương.

+Estrogen tự nhiên phối hợp progesterone được khuyến cáo trên người phụ nữ suy buồng trứng sớm hoặc tiền mãn kinh, với liều lượng cân nhắc thấp nhất và có hiệu quả. Thời gian sử dụng nên kéo dài cho đến khi người phụ nữ đến tuổi mãn kinh tự nhiên.

+Liệu pháp nội tiết thay thế phải được cân nhắc tuỳ theo triệu chứng và nhu cầu phòng ngừa các hậu quả lâu dài của mãn kinh theo mong đợi của người phụ nữ.

+Ở những phụ nữ còn tử cung, luôn luôn kèm progesterone với estrogen để phòng ngừa nguy cơ tăng sinh nội mạc tử cung và ung thư nội mạc tử cung.

+Người phụ nữ cần được tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc sử dung nội tiết thay thế, và cần được theo dõi, kiểm tra thường xuyên các cơ quan sinh dục như vú, cổ tử cung, buồng trứng...bất kể có quyết định ngưng hay tiếp tục điều trị.

+Ảnh hưởng của đường dùng thuốc vẫn còn là vấn đề nghiên cứu. Việc điều trị thuốc nội tiết tố vẫn tiềm ẩn những tác dụng phụ, vì vậy cần có sự theo dõi đánh giá của bác sĩ.

>> Tham khảo:

U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cục có sao không?

Các biện pháp điều trị khác

Việc điều trị nội tiết thay thế chỉ là một phần trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người phụ nữ , ngoài ra còn cần kết hợp các biện pháp khác như chế độ dinh dưỡng hợp lý, phong cách sống lành mạnh có tập thể thao, không hút thuốc lá và giảm thiểu việc uống rượu bia.

Tăng cường estrogen bằng thực phẩm có chứa phytoestrogen như đậu nành, các loại rau cải, các loại hạt và ngũ cốc, quả hạch, trái cây quả mọng và rượu nho.

Tham khảo: Đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa