Buống trứng là gì

Buồng trứng: Vị trí, Cấu tạo, Chức năng, Các bệnh thường gặp

Mỗi phụ nữ đều có buồng trứng bởi đây là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cơ quan này lại nằm ẩn sâu ở bên trong cơ thể, khiến nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ về cấu tạo cũng như chức năng của nó ra sao. Vậy hãy cùng Kotex tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến buồng trứng cũng như các bệnh thường gặp của bộ phận này  trong bài viết dưới đây nhé!

>> Tham khảo thêm: Điểm G là gì? Vị trí điểm G của con gái, cách kích thích

Vị trí buồng trứng

Buồng trứng nằm ở thành chậu hông bé, hai bên tử cung, dính vào phần lá sau của dây chằng rộng cũng như dưới eo chậu trên khoảng 10 mm, ngay phía sau vòi tử cung. Tuy nhiên, vị trí này cũng sẽ thay đổi, tùy thuộc vào số lần sinh đẻ ít hay nhiều ở phụ nữ. 

Thông thường, trên cơ thể nữ giới, buồng trứng sẽ có màu hồng nhạt, thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì hoặc sau độ tuổi dậy thì. Sau tuổi dậy thì, bề mặt buồng trứng sẽ ngày càng sần sùi hơn vì lớp vỏ buồng trứng bị rách trong quá trình rụng trứng. Tác động này là nguyên nhân để lại những vết sẹo ở trên mặt buồng trứng. Đến thời kỳ mãn kinh thì chức năng rụng trứng cũng không còn, lúc này bề mặt buồng trứng mới trở lại nhẵn nhụi.

Với những chị em chưa từng sinh nở thì buồng trứng sẽ nằm thẳng đứng

Với những chị em chưa từng sinh nở thì buồng trứng sẽ nằm thẳng đứng (Nguồn: Sưu tầm)

Cấu tạo của buồng trứng 

Buồng trứng ở nữ giới có cấu tạo gồm hai mặt là mặt trong và mặt ngoài, hai bờ là bờ tự do và bờ mạc treo, cuối cùng là hai đầu với đầu vòi và đầu tử cung. Vì buồng trứng không có lớp phúc mạc che phủ bên ngoài nên cơ quan này sẽ được bao bọc bằng lớp áo trắng. Trong đó, phần bên dưới lớp áo trắng là lớp vỏ buồng trứng. Đồng thời, ở phần trung tâm, dưới lớp vỏ là tủy buồng trứng. 

  • Ở lớp áo trắng sẽ có các tế bào trụ phủ bên ngoài buồng trứng. Lớp tế bào này thường có màu xám đục. Ngoài ra, vùng chuyển tiếp giữa lớp vỏ trung mô dẹt của phúc mạc và lớp tế bào trụ phủ buồng trứng là một đường màu trắng mảnh. Chúng được hình thành dọc theo bờ mạc treo của buồng trứng.

  • Lớp vỏ buồng trứng chứa thể vàng cùng các nang buồng trứng. Trong lớp mô đệm của phần này có chứa các sợi liên kết lưới, tế bào cơ trơn và rất nhiều tế bào hình thoi.

  • Tủy buồng trứng chứa nhiều mô đệm, được cấu tạo bởi các mô liên kết, tế bào cơ trơn và mạch máu (tĩnh mạch). Thông thường, phần tủy buồng trứng này sẽ có nhiều mạch máu hơn lớp vỏ bên ngoài.

  • Nang trứng nằm trong lớp vỏ buồng trứng. Mỗi nang trứng chứa một tế bào trung tâm gọi là noãn. Đồng thời, chúng còn được bao quanh bởi lớp tế bào trụ nhỏ hoặc tế bào dẹt (tế bào nang). Sau độ tuổi dậy thì, các tế bào nang trứng sẽ dần dần thoái hóa, các nang trứng chín bị vỡ ra, tạo nên hiện tượng rụng trứng.

  • Trong quá trình trứng phóng noãn, thành của các nang trứng nhanh chóng xẹp xuống, hình thành những nếp gấp. Lúc này, các tế bào của màng hạt sẽ to ra đồng thời chứa rất nhiều sắc tố vàng bên trong bào tương, tạo thành thể vàng. Các thể vàng này có thể hoạt động từ 12 – 14 ngày sau khi rụng trứng. Đối với phụ nữ đang có thai, thể vàng sẽ bị thoái hóa và hình thành nên các mô sợi để tạo ra thể trắng. 

Hình ảnh minh họa cho cấu tạo của buồng trứng

Hình ảnh minh họa cho cấu tạo của buồng trứng (Nguồn: Sưu tầm) 

Chức năng của buồng trứng

Chức năng ngoại tiết

Thông thường, sau độ tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ thay phiên nhau để phóng thích ra một trứng, trung bình mỗi tháng một lần. Quá trình này sẽ lặp lại liên tục nên được gọi là chu kỳ hành kinh ở nữ giới và sẽ dễ dàng thụ thai nếu trứng gặp tinh trùng. Đây cũng là chức năng ngoại tiết điển hình của buồng trứng trong cơ thể phụ nữ.

Chức năng nội tiết

Buồng trứng có chức năng bài tiết 2 hormon sinh dục quan trọng của cơ thể nữ giới là progesteron và estrogen. Trong đó:

  • Estrogen (hợp chất steroid) được tổng hợp từ cholesterol ở buồng trứng. Có 3 loại estrogen tồn tại trong huyết tương đó là estriol, estron và estradiol. Nhờ có các thành phần này mà phụ nữ có giọng nói trong trẻo, vai hẹp hông nở, dáng đi uyển chuyển, mềm mại,… 

  • Progesterol (hợp chất steroid) sẽ giúp kích thích sự bài tiết nơi niêm mạc tử cung khi bước vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Ngòi ra, hormon này còn tác dụng lên các cơ quan khác như tuyến vú, vòi trứng, cổ tử cung,…

Buồng trứng còn là nơi sản sinh ra Progesteron

Buồng trứng còn là nơi sản sinh ra Progesteron (Nguồn: Sưu tầm) 

Các bệnh thường gặp về buồng trứng

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp nhiều ở nữ giới, đặc biệt là đối với phụ nữ tiền mãn kinh. Đây là sự hình thành những khối u hay túi chứa đầy dịch lạ phát triển bất thường bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng khi gặp phải bệnh lý này. Bởi vì hầu hết các u nang buồng trứng thường vô hại và không có biểu hiện gì khó chịu. Chúng sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài tháng.

 Khi các u nang buồng trứng này vỡ ra sẽ gây các triệu chứng như đau vùng chậu, nặng bụng hoặc đầy hơi

Khi các u nang buồng trứng này vỡ ra sẽ gây các triệu chứng như đau vùng chậu, nặng bụng hoặc đầy hơi (Nguồn: Sưu tầm) 

Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang xảy ra khi trong buồng trứng có nhiều nang nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do cơ thể nữ giới rối loạn hormon nội tiết. Cụ thể là lượng hormon sinh dục nam có nhiều hơn hormon sinh dục nữ. Do đó, đây cũng là một trong những bệnh lý gây vô sinh phổ biến ở nữ giới.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng những khối u ác tính phát triển ở một hoặc đồng thời cả hai buồng trứng. Các khối u này phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể cũng như hệ miễn dịch của cơ thể không thể tiêu diệt được chúng. Về sau, các tế bào ung thư có thể xâm lấn vào các cơ quan lân cận khác, không chỉ dừng lại ở buồng trứng.

Ở giai đoạn muộn, các tế bào ác tính của ung thư buồng trứng sẽ di căn theo đường máu hoặc hệ bạch huyết đến nhiều nội tạng khác trong cơ thể

Ở giai đoạn muộn, các tế bào ác tính của ung thư buồng trứng sẽ di căn theo đường máu hoặc hệ bạch huyết đến nhiều nội tạng khác trong cơ thể (Nguồn: Sưu tầm) 

Suy buồng trứng

Suy buồng trứng là tình trạng chức năng nội tiết cũng như ngoại tiết của buồng trứng bị suy giảm, khiến phụ nữ không thể thực hiện được chức năng sinh sản và nuôi dưỡng trứng. Không những vậy, đây cũng là nguyên nhân làm sản sinh hormon sinh dục kém, gây giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.

Một số nguyên nhân gây đau buồng trứng 

Rụng trứng

Rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi khi xảy ra quá trình này, các chị em thường sẽ có cảm giác đau và khó chịu ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có cảm giác buồn nôn hoặc dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường. 

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều hứng chịu cơn đau mỗi khi đến ngày “đèn đỏ’. Nhiều trường hợp, các chị em vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường. 

Nếu bạn cảm thấy đau trong những ngày rụng trứng, bạn chỉ cần sinh hoạt nhẹ nhàng, hoặc có thể làm dịu cơn đau bằng cách chườm túi ấm vào bụng

Nếu bạn cảm thấy đau trong những ngày rụng trứng, bạn chỉ cần sinh hoạt nhẹ nhàng, hoặc có thể làm dịu cơn đau bằng cách chườm túi ấm vào bụng. (Nguồn: Sưu tầm) 

Viêm nhiễm vùng chậu

Tình trạng viêm nhiễm vùng chậu có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, trong đó có buồng trứng, khiến cho các chị em có cảm giác đau đớn. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đó là từ vi khuẩn, chúng có thể lây lan bằng đường tình dục.

Ngoài ra, việc viêm nhiễm vùng chậu còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như đặt vòng tránh thai, sảy thai, nạo phá thai,… 

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng tế bào nội mạc tử cung được trong buồng trứng, chứ không phải trong tử cung như thông thường. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến chị em cảm thấy đau buồng trứng. 

Hình ảnh các tế bào nội mạc tử cung nằm rải rác bên ngoài tử cung

Hình ảnh các tế bào nội mạc tử cung nằm rải rác bên ngoài tử cung (Nguồn: Sưu tầm) 

Xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng có thể gây ra những cơn đau đột ngột kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, tiểu khó, tiểu rắt,... Do đó, căn bệnh này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người bệnh, khiến bệnh nhân đau đớn trong thời gian dài. 

Những cách ngăn ngừa mắc bệnh về buồng trứng

  • Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đồng thời bổ sung nhiều loại rau củ quả trong khẩu phần ăn, tránh xa những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay các loại đồ ăn chế biến sẵn,… 

  • Chị em cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. 

  • Chăm chỉ rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên.

  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ.

  • Cần vệ sinh vùng kín cẩn thận và đúng cách. 

  • Quan hệ tình dục lành mạnh. 

  • Thường xuyên khám phụ khoa cũng như khám sức khỏe định kỳ. 

  • Bổ sung sắt trong giai đoạn kinh nguyệt.

Ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp buồng trứng khỏe mạnh hơn

Ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp buồng trứng khỏe mạnh hơn (Nguồn: Sưu tầm) 

Trên đây là tất cả thông tin bổ ích về vị trí, cấu tạo, chức năng cũng như một số căn bệnh dễ mắc phải về buồng trứng. Kotex hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về buồng trứng cũng như biết cách bảo vệ, chăm sóc cơ quan này một cách tốt nhất.

 

Xem thêm: