" "
toi-thang-co-tap-yoga-duoc-khong

Có kinh, tới tháng có tập yoga được không? Nên tập động tác gì?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tập thể dục, vận động hằng ngày không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe dẻo dai mà còn mang lại thân hình săn chắc và cân đối, đồng thời giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo âu hiệu quả. Một trong số những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phổ biến ở nữ giới chính là yoga, đây là bộ môn giúp nàng thêm phần thoải mái tinh thần, giữ vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, một số bạn nữ lo lắng liệu tới tháng có tập yoga được không nên vì thế hãy để Kotex xua tan nỗi băn khoăn đó cho các nàng qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

Tampon là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng bạn nên biết

Có nên dùng băng vệ sinh hàng ngày không? Cách sử dụng đúng và an toàn

Có kinh nguyệt, tới tháng có tập yoga được không?

Trên thực tế, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng việc tập yoga khi đến tháng có đạt được hiệu quả về sức khỏe hay không còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi cá nhân. Nếu khi đến tháng, cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau vùng bụng dưới, đau lưng, tức ngực, mệt mỏi, căng thẳng,...nhiều hơn so với bình thường, khiến cho nàng cảm thấy khó chịu thì các bài tập yoga phức tạp vào thời điểm này là không hợp lý. Thay vào đó, nàng có thể vận dụng một số bài yoga khác như Pranayama, Alunom, Ujjayi,...tập trung vào điều hòa nhịp thở, cải thiện tinh thần và giảm thiểu sự khó chịu.

Tới tháng có tập yoga được không sẽ không còn là sự quan ngại cho các bạn nữ. Vì những bài tập nhẹ nhàng của bộ môn này vừa giúp lưu thông khí huyết, giảm các cơn đau và hơn hết đem lại cho nàng sự thư thái, thoải mái.

tới tháng có tập yoga được không

Tới tháng có tập yoga được không thực chất còn tùy thuộc vào thể trạng của bạn nữ khi đang trong giai đoạn này (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Review 5 loại băng vệ sinh dạng quần cho bạn gái được yêu thích nhất hiện nay

11 cách làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh ngay tại nhà

Đau bụng kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm đau hiệu quả

Các bài tập yoga nên tránh tập trong kỳ kinh nguyệt

Trong những ngày đèn đỏ, việc vận động quá sức sẽ khiến cơ thể nàng càng thêm suy nhược và khó chịu. Vì thế, tới tháng có tập yoga được không sẽ là vấn đề lớn khi nàng vẫn duy trì các bài tập:

Bài tập yoga Handstand

Tư thế Handstand hay còn được gọi là tư thế trồng chuối bằng tay. Bài tập này được thực hiện bằng cách bạn chống hai tay xuống sàn hoặc nệm, giữ 2 chân theo hướng ngược lại, đồng thời không để đầu chạm đất và duy trì cơ thể thành một phương thẳng đứng rồi giữ nguyên tư thế trong vài phút.

Sở dĩ động tác này không được khuyến khích tập vào những ngày hành kinh vì cơ thể con người luôn có dòng khí prana chảy theo chiều xuôi từ trên xuống dưới. Do đó, khi bạn đảo ngược cơ thể, dòng khí này sẽ bị đảo theo, nên gây ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và vấn đề sinh sản.

bài tập handstand

Handstand là bài tập yoga làm đảo ngược chiều lưu thông khí của cơ thể rất có hại cho nữ giới trong ngày đèn đỏ (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra

7 loại thuốc uống làm giảm đau bụng kinh tốt và an toàn khi dùng

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không và cách để kinh nguyệt ổn định

Bài tập yoga Headstand

Bài tập yoga Headstand được biết đến là động tác chồng đầu. Với bài tập này, nàng sẽ thực hiện y như bài tập Handstand, nhưng chỉ khác một điểm rằng phần đầu của nàng sẽ được chạm vào thảm tập hoặc sàn nhà. So với Handstand thì Headstand được nhiều cô nàng ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, nàng không nên vận dụng bài tập này khi đến tháng, vì sẽ gây bất lợi rất lớn đến chu kỳ hành kinh.

bài tập yoga Headstand

Bài tập Headstand cũng là nhân tố làm đảo chiều lưu thông khí của cơ thể (Nguồn: Internet) 

Xem thêm:

Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng

Cách tính ngày rụng trứng

Bài tập yoga Full Wheel

Tới tháng có tập yoga được không sẽ là nỗi “ám ảnh” cho những cô nàng đã từng vận dụng bài tập Full Wheel vào những ngày này. Đây là động tác uốn người trông như hình dạng của một chiếc bánh xe, do đó vùng dây chằng xương chậu sẽ chịu áp lực vô cùng lớn. Hơn hết, điều này gây hại rất nhiều đến sức khỏe và lượng máu kinh được tiết ra trong giai đoạn hành kinh.

bài tập yoga Full Wheel

Full Wheel gây ra áp lực lớn đến dây chằng vùng xương chậu khiến nàng thêm khó chịu (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Top 9 thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt nhất giúp chu kỳ kinh đều đặn

Kinh nguyệt màu đen: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Chậm kinh (trễ kinh): Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Những tư thế yoga bạn nên tập giúp giảm đau khi tới tháng

Bên cạnh những tư thế phức tạp, đòi hỏi sự dẻo dai cao và lối thực hiện khó, mối lo ngại tới tháng có tập yoga được không của bạn nữ sẽ không còn là vấn đề lớn lao. Nhất là khi nàng vận dụng các bài tập:

Tư thế yoga Head to Knee Pose

Tư thế yoga Head to Knee Pose mang lại cảm giác thoải mái cho nàng khi gân cốt được thư giãn, đồng thời giúp mở rộng hông và đùi một cách mềm mại.

  • Bước 1: Chân phải duỗi thẳng, chân trái co lại và gập vào phần đùi trong của chân phải.
  • Bước 2: Dùng hai bàn tay ôm lấy và dồn trọng tâm vào chân phải, sau đó cúi người về phía trước.
  • Bước 3: Thực hiện động tác vươn người theo khả năng của bạn, giữ trong khoảng 30 giây rồi trở về ngồi với tư thế cánh bướm và thực hiện tương tự cho bên chân còn lại.

tư thế yoga head to knee pose

Tư thế Head to Knee Pose giúp nàng giãn gân cốt khi đến ngày đèn đỏ (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Kinh nguyệt ra ít có làm sao không? Cách để kinh nguyệt ra đều

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Tư thế yoga Seated Forward Bend

Một trong những bài tập yoga nhẹ nhàng giúp kéo giãn bắp chân, duy trì độ dẻo dai của cơ thể chính là Seated Forward Bend. Đây sẽ là bài tập xua tan sự băn khoăn tới tháng có tập yoga được không của nữ giới.

  • Bước 1: Giữ sự thoải mái cho cơ thể và ngồi duỗi hai chân thẳng về phía trước.
  • Bước 2: Thực hiện tư thế ngồi thẳng lưng, tiếp theo hãy gập người về phía trước sao cho phần đầu của nàng có thể chạm vào cẳng chân.
  • Bước 3: Hít thở đều và giữ nguyên tư thế này trong vòng 1-2 phút.

Tư thế Seated Forward Bend

Tư thế Seated Forward Bend giúp nàng kéo giãn bắp chân tạo sự thoải mái (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường

Thuốc nội tiết tố nữ có tác dụng gì, các loại tốt hiện nay

Trễ kinh 1 tuần có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Tư thế yoga Goddess Pose

Bài tập Goddess Pose còn được hiểu là tư thế nữ thần, sẽ giúp bạn điều hòa nhịp thở và thư giãn, đồng thời giúp giãn gân cốt và giảm thiểu các cơn đau trong kỳ hành kinh.

  • Bước 1: Thực hiện động tác nằm nghiêng với hai đầu gối được gập lại.
  • Bước 2: Sau đó thả lỏng, thực hiện động tác nằm ngửa với vị trí hai đầu gối là hai bên hông và hai lòng bàn chân chụm vào nhau.
  • Bước 3: Tay dang rộng sang hai bên và hít thở đều, giữ nguyên tư thế trong khoảng 3 đến 5 phút.

Tư thế yoga Goddess Pose

Tư thế Goddess Pose giúp nàng giảm thiểu các cơn đau trong kỳ hành kinh (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Nguyên nhân trễ kinh 10 ngày (chậm kinh 10 ngày) và cách khắc phục

Trễ kinh 5 ngày có thai không? Dấu hiệu bị chậm kinh 5 ngày

Đau bụng kinh nên uống gì để đỡ đau, giảm nhiều?

Tư thế yoga Cobbler’s Pose

Tư thế yoga Cobbler’s Pose là tư thế cánh bướm, giúp giảm đau vùng xương chậu và tạo sự thoải mái cho phụ nữ trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Bài tập này rất đơn giản, chỉ cần nàng co chân sang hai bên, dùng tay giữ hai lòng bàn chân chụm vào nhau và giữ trong vòng 3 đến 5 phút.

Tư thế yoga Cobbler’s Pose

Tư thế Cobbler’s Pose giúp giảm đau vùng xương chậu vào những ngày đèn đỏ (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Máu kinh nguyệt màu nâu có sao không? Nên làm gì khi ra máu kinh màu nâu

Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm không? 9 Nguyên nhân gây trễ kinh thường gặp

Chậm kinh, trễ kinh 3 ngày là bình thường hay bất thường?

Nên lưu ý gì khi tập yoga trong ngày đèn đỏ?

Tới tháng có tập yoga được không sẽ không còn là trở ngại khi nàng vận dụng một số bài tập cơ bản, nhẹ nhàng giúp duy trì cơ thể dẻo dai, giảm đau và khó chịu. Tuy nhiên, nàng cũng cần lưu ý một số điều nếu thực hiện các bài tập yoga khi đang diễn ra chu kỳ hành kinh:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái khi tập để tránh sự gò bó từ quần áo khiến nàng khó chịu.
  • Không thực hiện những động tác làm đảo ngược khí huyết vì gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề liên quan đến sinh sản.
  • Không thực hiện những bài tập phức tạp với các tư thế uốn, vặn mình, gập người gây áp lực đến gân cốt.

những lưu ý khi tập yoga

Lựa chọn quần áo thoải mái khi tập yoga sẽ không làm nàng bị gò bó, khó chịu (Nguồn: Internet)

Tóm lại, tới tháng có tập yoga được không thực sự còn tùy thuộc vào thể trạng của người phụ nữ lúc đó. Qua những thông tin hữu ích trên, Kotex hy vọng nàng sẽ biết thêm những bài tập yoga có ích và nên tránh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn hành kinh. Ngoài ra, để đón đọc thêm nhiều bài viết liên quan đến sức khỏe sinh sản dành cho nữ giới, bạn hãy truy cập Cẩm Nang Bạn Gái nhé!

Tham khảo thêm:

9 tác hại của cốc nguyệt san cho cô bé khi dùng sai cách

Đau bụng kinh nhưng không ra máu: Nguyên nhân do đâu

Kinh non sau sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết ra kinh non sau sinh

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: