Tại sao kinh nguyệt ảnh hưởng đến đại tiện?

Tại sao kinh nguyệt ảnh hưởng đến đại tiện? 4 cách khắc phục đau bụng kinh khi đi ngoài

Những biểu hiện như tâm trạng bất ổn, chuột rút hay thèm ăn… khiến cho mỗi kỳ kinh của bạn trôi qua không yên bình. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến phần bụng dưới có lẽ mới là điều khiến bạn khó chịu nhất trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Vậy làm thế nào để kiểm soát việc đau bụng kinh bị đi ngoài?

Tham khảo: 5 “bí kíp” giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả

5-anh-huong-tu-ky-kinh-nguyet-doi-voi-thoi-quen-dai-tien

1. Vì sao đau bụng kinh bị đi ngoài?

Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra hormone prostaglandin, giúp thúc đẩy hiện tượng bong các niêm mạc và mô trong tử cung đi ra cùng với máu. Điều này khiến cho tử cung phải chịu những cơn co thắt. Nếu những cơn co thắt này xuất hiện với cường độ nhanh và mạnh sẽ dẫn tới đau bụng hoặc chuột rút. Thật không may, các prostaglandin không chỉ ở trong tử cung, một số đi lạc qua đường ruột, tạo nên những cơn co thắt ở khu vực này và cảm giác muốn đi tiêu sẽ xuất hiện liên tục. Điều đó khiến nhiều bạn gái gặp tình trạng ngày hành kinh bị tiêu chảy hoặc đau bụng kinh bị đi ngoài.

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có "triệu chứng" trên. Khi phụ nữ đi tiêu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, điều đó có nghĩa là họ đang dư thừa lượng hormone prostaglandin. Trong trường hợp bạn nhận thấy mình có xu hướng ngược lại, có thể là do cơ thể của bạn sản xuất quá ít prostaglandin.

>> Tham khảo thêm: Những kiến thức về sinh lý kinh nguyệt cần biết

Một lần nữa, những hormone prostaglandins lại đóng vai trò là nguyên nhân của những cơn tiêu chảy trong những ngày đầu của kỳ kinh. Trong thực tế, điều này có thể phản ánh một điều rằng bạn có một số lượng vô cùng lớn hormone prostaglandins trôi nổi trong cơ thể.

"Phân lỏng hơn so với bình thường, phải đi vào phòng tắm thường xuyên hơn và cảm giác cấp bách diễn ra nhiều hơn... là tất cả các tác dụng phụ phổ biến của hiện tượng gia tăng mạnh lượng prostaglandins trong cơ thể", Jennifer Gunter, bác sĩ phụ khoa, blogger nổi tiếng ở San Franciso, giải thích.

Rất nhiều phụ nữ thay đổi chế độ ăn uống của họ trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang thay thế thói quen thu nạp các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau bằng các loại thực phẩm carbs đơn giản và đường thì điều này cũng đồng nghĩa với việc thói quen đi cầu bình thường của bạn sẽ thay đổi và bạn càng ít đi tiêu hơn.

>> Tham khảo thêm: 6 Cách để hết đau bụng kinh cực hiệu quả

Những căng thẳng về công việc, cuộc sống hay những lo lắng về việc cơ thể có mùi khó chịu khi ở bên nửa kia của mình cũng góp phần làm cho tình trạng đi tiêu nặng nề thêm. Lý do là có nhiều tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa hơn so với bộ não và tủy sống của bạn. Do đó, khi bạn luôn mang theo tâm trạng lo lắng, vấn đề đi tiêu sẽ nằm ngoài vòng kiểm soát của bạn.

2. Cách khắc phục đau bụng kinh bị đi ngoài 

2.1 Uống thuốc giảm đau Ibuprofen trước khi kinh nguyệt bắt đầu 24 giờ

Điều này ngăn cản việc phát sinh thêm prostaglandins, hạn chế những rắc rối sẽ xảy đến với cơ thể của bạn trong những ngày đầu của chu kỳ (và hạ thấp khả năng bạn sẽ gặp các vấn đề đường ruột). Điều quan trọng là nên uống thuốc Ibuprofen trước khi chu kỳ bắt đầu. Nếu không, bạn sẽ không có được hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy trong ngày đèn đỏ tốt nhất.
Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì?

2.2 Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Bạn có đang cảm thấy thèm ăn những món ăn vặt như chocolate, bánh mì và những món chiên… trong giai đoạn tiền kinh nguyệt? Nếu vậy, bạn nên suy nghĩ lại nhé. Tất cả các loại thực phẩm thường gây ra những vấn đề về tiêu hóa như khó đi tiêu hay tiêu chảy sẽ nặng nề hơn khi bạn sử dụng chúng trong chu kỳ của bạn. Do đó, hãy tránh xa những thực phẩm sẽ gây rắc rối cho bạn.

Cơ thể khó tiêu hoá các loại thức ăn thô như vỏ trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay khoai tây. Những thực phẩm có khả năng gây tiêu chảy trong kỳ kinh bao gồm gạo nâu, bông cải xanh, cà rốt, rau chân vịt, dưa,... đều chứa chất xơ không hoà tan. Bạn không cần cắt hoàn toàn những thực phẩm này vị thực chất chúng tốt cho sức khoẻ của bạn, bạn chỉ cần ăn ít lại trong những ngày này. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các chất xơ hoà tan có trong yến mạch, khoai lang, quả mọng, táo, xoài,... vì chúng hấp thu chất lỏng, làm tăng lượng phân.

Một mẹo khác: Tránh các chất kích thích tiêu hóa như cà phê, mận khô và uống quá nhiều nước nếu bạn có xu hướng tiêu chảy trong chu kỳ của bạn. Tất nhiên, bạn nên làm ngược lại nếu cảm thấy mình có nhiều khả năng bị táo bón.

>> Tham khảo thêm: Top 8 điều không nên làm trong ngày kinh để cơ thể khỏe mạnh

2.3 Xem xét việc sử dụng thuốc tránh thai

Phụ nữ giải phóng nhiều prostaglandin trong chu kỳ rụng trứng của mình. Trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, đến chu kỳ của bạn, prostaglandin sẽ sản sinh ít hơn rất nhiều. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là nhu cầu đi tiêu cũng giảm xuống trong chu kỳ kinh nguyệt. (Đây cũng là lý do tại sao bạn có thể sẽ phải trải qua nhiều hơn những cơn chuột rút khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai). Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc việc có nên ngừng uống thuốc tránh thai so với việc bạn chỉ phải trải qua những cảm giác khó chịu này trong một vài ngày.

>> Tham khảo thêm: Cách tính ngày an toàn: chu kỳ kinh nguyệt tránh thai cho bạn gái

2.4 Dành thời gian để đánh giá điều gì tốt cho bạn

Chúng tôi nhận ra rằng không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng gặp vấn đề đi tiêu mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm. Nhưng nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa mỗi khi bước vào thời kỳ đèn đỏ, nó có thể báo hiệu một vấn đề lớn hơn về sức khỏe của bạn.

Khoảng 12% dân số mắc hội chứng kích thích ruột [IBS], với những người này những vấn đề như táo bón, tiêu chảy và IBS có thể tồi tệ hơn khi bạn có kinh nguyệt. Nếu bạn nghi ngờ bạn mắc phải hội chứng IBS, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa để tìm ra những hướng điều trị thích hợp.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tiêu chảy trong ngày đèn đỏ không phải là điều đáng lo ngại nhưng nếu đi kèm với các cơn đau hay chuột rút thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Đau bụng kinh bị đi ngoài trong trường hợp này có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nhất là khi cơn đau này không thể kiểm soát bằng ibuprofen.

Hiểu rõ những tác động của chu kỳ kinh nguyệt đến thói quen đại tiện, đồng thời áp dụng những cách giải quyết vấn đề nêu trên có thể giúp bạn hạn chế được những tác động không mong muốn của cô nàng nguyệt san đỏng đảnh. Ngoài ra, các bạn gái cũng có thể tham khảo thêm về sản phẩm băng vệ sinh Kotex cho các kỳ nguyệt san sắp đến nhé!

>> Tham khảo thêm: