Phân biệt có kinh trễ và mang thai

Tiêm Thuốc Tránh Thai Có An Toàn Không? Lợi Và Hại

Thuốc tiêm tránh thai xuất hiện lần đầu vào thập niên 60 nhưng mãi đến thập niên 70 mới được phổ biến rộng rãi. Đến nay, có khoảng 100 triệu phụ nữ ở 90 nước đang tin dùng phương pháp tránh thai này. Vậy tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không? Tiêm thuốc tránh thai có an toàn không? Hay thuốc tiêm tránh thai có tác dụng trong bao lâu? Cùng Kotex giải đáp tất cả các thắc mắc này trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Chuyện ấy bên ngoài, liệu có sao không?

1. Thuốc tiêm tránh thai là gì?

So với các phương pháp dùng bao cao su, thuốc tránh thai hằng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp thì thuốc tiêm tránh thai được xem là phương pháp tiện lợi hơn rất nhiều vì tác dụng kéo dài.

Mỗi mũi thuốc tiêm tránh thai chứa hàm lượng cao hormone nội tiết tố, có tác dụng tránh thai trong 3 tháng. Thuốc tiêm tránh thai được chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất chứa progestin và estrogen, nhóm thứ hai chỉ chứa progestin. Nhóm thứ hai có 2 loại: DMPA (Depot Medroxy Progesteron Acetat) và NETEN (Norethidone Enanthat) đang được sử dụng phổ biến. Trong đó, loại DMPA hiện được cấp phép và khuyến khích dùng tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay ở hầu hết tỉnh thành.

Tiêm thuốc tránh thai là một phương pháp tiện lợi, phù hợp cho các bạn gái không có thời gian uống thuốc hằng ngày hoặc không đủ điều kiện để đặt vòng tử cung. Hiệu quả của việc tiêm thuốc tránh thai có thể đạt đến hơn 99,6%, tỷ lệ mang thai cũng khá thấp cho những ai sử dụng phương pháp này.

Thông thường, thuốc sẽ được tiêm vào vùng trên của cánh tay hay vùng mông 3 tháng 1 lần. Thời điểm lý tưởng để tiêm mũi đầu tiên sau kỳ kinh nguyệt 5 ngày.

>> Tham khảo: Hiểu lầm ngốc xít khiến XX tin chắc mình có thai

2. Sự tiện lợi của thuốc tiêm tránh thai

Đối với bạn gái đã lập gia đình, họ thường lựa chọn các phương pháp tránh thai linh hoạt như uống thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng tránh thai hoặc cấy que tránh thai,… Tuy nhiên, đối với những bạn nữ trẻ chưa có nhu cầu lập gia đình thì đa phần sẽ ưu tiên lựa chọn thuốc tiêm tránh thai. Vì sao nhiều bạn trẻ lại sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai?

Phương pháp đặt vòng tránh thai hay cấy que thử thai yêu cầu chuyên môn và kỹ thuật cao trong quá trình thực hiện. Phương pháp uống thuốc tránh thai khẩn cấp có tỷ lệ tránh thai không cao còn uống thuốc tránh thai hàng ngày thì thường sẽ dễ bị quên. Thông thường chẳng ai yêu thích sử dụng bao cao su vì làm giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn thuốc tiêm tránh thai vì thực hiện dễ dàng, hiệu quả tránh thai lên tới 3 tháng mà lại ít tốn kém.

Vậy thực tế, thuốc tiêm tránh thai có tác dụng trong bao lâu? Theo nghiên cứu của các bác sĩ, thuốc tiêm tránh thai có tác dụng phòng ngừa khả năng mang thai ngoài ý muốn trong vòng 3 tháng. Bất cứ khi nào bạn muốn có con trở lại thì chỉ cần ngừng tiêm thuốc. Các chức năng của buồng trứng sẽ phục hồi trở lại.

>> Tham khảo: Làm gì khi có thai ngoài ý muốn?

3. Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

Nếu bạn muốn quan tâm tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không hay tiêm thuốc tránh thai có an toàn không thì dưới đây là một số tác dụng phụ và bất lợi khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai.

3.1 Rối loạn kinh nguyệt

Jason James, Giám đốc Y tế tại FemCare Ob-Gyn, Miami chia sẻ với SELF "Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ". Sau khi tiêm, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều vì hormone trong mũi tiêm làm mỏng niêm mạc tử cung và có thể gây mất kinh. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng mà ngừng tiêm thuốc thì kinh nguyệt sẽ lại gặp sự biến đổi lần nữa vì cơ thể phải loại bỏ các progesterone trước đó.

Tuy nhiên, các bạn nữ cũng không cần quá lo lắng, các tác dụng phụ đối với chu kỳ kinh nguyệt sẽ từ từ hết và khả năng thụ thai sẽ trở lại bình thường. Kinh nguyệt quay trở lại sau khi ngưng tiêm thuốc có thể đến nhanh hay chậm tùy theo cơ địa từng người.

>> Tham khảo: Loại thuốc tránh thai hàng ngày nào tốt?

3.2 Chức năng mang thai phục hồi chậm

Sau khi ngừng sử dụng thuốc tiêm tránh thai, khả năng mang thai trở lại của bạn sẽ từ 10 đến 22 tháng sau đó tùy theo từng cơ địa. Michael Cackovic, chủ nhiệm khoa sản Trung tâm y tế đại học Wexner, Ohio, chia sẻ với SELF: "Đó không phải là một lựa chọn tốt cho kế hoạch hóa gia đình". Vì thế, đây là phương pháp chỉ phù hợp với các bạn trẻ chưa có kế hoạch lập gia đình và sinh con trong thời gian 1 năm sắp tới, còn với các phụ nữ có gia đình và đã lên kế hoạch có con trong thời gian gần thì nó sẽ không phải là một sự lựa chọn phù hợp.

3.3 Thay đổi tâm trạng

Thuốc tiêm tránh thai có thể khiến các bạn gái thay đổi tâm trạng, tương tự như khi có thai: lúc buồn, lúc giận, chán nản, mệt mỏi,… Nhưng triệu chứng này cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu bạn cảm thấy tình trạng này kéo dài thì nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

>> Tham khảo: Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp 72h Có Tác Dụng Trong Bao Lâu, Loại Nào Tốt?

3.4 Loãng xương

Với nhóm thuốc thứ hai DMPA, khi sử dụng nhiều hơn 2 năm có thể gây ra nguy cơ loãng xương. Các bác sĩ cảnh báo rằng, thuốc sẽ khiến mật độ xương giảm dần theo thời gian sử dụng, đồng nghĩa nguy cơ loãng xương tăng cao, ngay cả khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Để khắc phục, các bác sĩ khuyên người dung nên bổ sung canxi và vitamin D trong quá trình sử dụng thuốc tiêm tránh thai.

>> Tham khảo: Thuốc tránh thai khẩn cấp 120h và những lưu ý mà bạn cần biết

3.5 Gây đau đầu

Đau đầu là một trong những tác dụng phụ phổ biến của đa số biện pháp tránh thai kiểm soát nội tiết tố hiện nay. Vì thế, nếu triệu chứng đau đầu khiến bạn khó chịu thì bạn có thể báo lại bác sĩ của mình. Tuy đau đầu, buồn nôn chỉ là một tác dụng phụ thông thường nhưng nó có thể chuyển biến nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời.

3.6 Đầy hơi, co thắt dạ dày

Jason James, Giám đốc Y tế tại FemCare Ob-Gyn, Miami nói rằng: "Đầy hơi và co thắt dạ dày là những phản ứng thông thường khi người dùng sử dụng phương pháp này". Do hormone có trong thuốc làm chậm quá trình tiêu hóa đường ruột, dẫn đến đầy hơi nhưng triệu chứng này không kéo dài mãi mãi. Đồng thời, James cũng chia sẻ "Những triệu chứng này, giống hầu hết các tác dụng phụ khác, sẽ biến mất sau khi cơ thể người dùng đã quen với thuốc"

3.7 Tăng cân

Theo một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên tạp chí American Journal, người dùng DMPA sẽ tăng trung bình 4,5kg trong vòng 3 năm, trong khi đó những phụ nữ sử dụng các hình thức tránh thai khác chỉ tăng khoảng 1,5 - 2kg. Tất nhiên, không phải ai sử dụng phương pháp tiêm cũng sẽ bị tăng cân nhưng đó là một trong những tác dụng phụ khiến nhiều bạn gái ái ngại.

>> Tham khảo:Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày nên lưu ý

3.8 Không thể phòng bệnh lây qua đường tình dục

Ngoài bao cao su, hầu hết các biện pháp tránh thai khác đều không thể ngăn ngừa được các bệnh tình dục. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bạn gái vẫn nên dùng thêm bao cao su khi quan hệ để tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu…

Mặc dù có nhiều tác dụng phụ, hầu hết các chuyên gia cho rằng thuốc tiêm tránh thai vẫn là một phương pháp ngừa thai hữu hiệu.

>> Tham khảo: Uống thuốc tránh thai như thế nào an toàn và hiệu quả?

4. Những đối tượng không được sử dụng thuốc tiêm tránh thai

Tuy thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả cao lại tiện dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Chính vì vậy, trước khi có ý định chọn phương pháp tiêm thuốc tránh thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về lợi ích và tác dụng phụ có thể gặp của thuốc. Bạn tuyệt đối không được sử dụng thuốc tiêm tránh thai nếu rơi vào các trường hợp sau:

- Lupus ban đỏ

- Ung thư vú

- Xuất huyết âm đạo

- Bệnh về tim mạch, gan

- Bệnh nhân tiểu đường

- Loãng xương

Gần đây các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công thuốc tiêm tránh thai cho nam giới. Điều này có thể giúp các bạn gái tránh được những phiền toái khi sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc tiêm tránh thai.

Trên đây là thông tin khát quát về thuốc tiêm tránh thai và những tác dụng phụ mà người dùng cần biết. Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm một số thông tin về sản phẩm băng vệ sinh Kotex để có những trải nghiệm thật tuyệt vời trong chu kỳ nguyệt san nhé!

Thuốc tiêm tránh thai xuất hiện lần đầu vào thập niên 60 nhưng mãi đến thập niên 70 mới được phổ biến rộng rãi. Đến nay, có khoảng 100 triệu phụ nữ ở 90 nước đang tin dùng phương pháp tránh thai này. Vậy tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không? Tiêm thuốc tránh thai có an toàn không? Hay thuốc tiêm tránh thai có tác dụng trong bao lâu? Cùng Kotex giải đáp tất cả các thắc mắc này trong bài viết sau nhé!

>> Tham khảo thêm: