Trễ kinh 2 tháng có sao không?

Chậm Kinh 2 Tháng Có Sao Không? Có Thai Không?

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tình trạng tuy không quá xa lạ, nhưng không hẳn bạn nữ nào cũng hiểu hết về chúng. Không ít bạn gái lo lắng về việc chậm kinh 2 tháng có sao không? Nguyên nhân là gì? Có thai không? Bạn hãy cùng Kotex tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây.

>> Tham khảo:

Một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ hoạt động ra sao? Như thế nào được gọi là trễ kinh?

Ở nữ giới, một chu kỳ kinh nguyệt là quá trình lặp đi lặp lại hàng tháng với khoảng thời gian kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ có nhiều hoạt động khác nhau:

  • Hoạt động tiết hormone gonadotropin-releasing ở khu vực hạ đồi

  • Hoạt động sản xuất hormone luteinizing và hormone follicle-stimulating ở tuyến yên.

  • Phát triển nang noãn, quá trình rụng trứng cùng hoạt động tiết ra hormone estradiol và hormone progesterone ở buồng trứng.

  • Nếu trứng không được thụ tinh, các tế bào nội mạc tử cung sẽ bị bong tróc...

Khi một trong các hoạt động trên bị gián đoạn, phụ nữ sẽ xảy ra tình trạng vô kinh, kinh thưa hoặc trễ kinh. Đây là nguyên nhân vì sao sự rối loạn kinh nguyệt còn liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe nói chung của cơ thể, chứ không riêng sức khỏe phụ khoa ở nữ giới.

Nguyên nhân chậm kinh 2 tháng là gì?

Trễ kinh 2 tháng ở bạn nữ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cùng Kotex tìm hiểu một số nguyên nhân chậm kinh thường gặp dưới đây:

Chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên (Nguồn: Sưu tầm)

Trễ kinh 2 tháng do mang thai

Dấu hiệu mang thai là nguyên nhân gây trễ kinh được xem là phổ biến nhất. Nếu bạn nữ chậm kinh 2 tháng sau khi quan hệ và trong khi quan hệ đã không áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, thì rất có thể bạn đã mang thai. Để xác nhận xem bản thân có đang mang thai hay không, bạn nữ nên sử dụng que thử thai hoặc đến phòng khám để xét nghiệm.

Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, trường hợp trễ kinh 2 tháng có thai được khoảng 6 tuần.

>> Xem thêm:

Tăng/giảm cân đột ngột gây chậm kinh

Một trong những nguyên nhân gây trễ kinh 2 tháng nhưng không có thai chính là do tăng hoặc giảm cân đột ngột. Khi cân nặng thay đổi đột ngột, cơ thể không sản xuất đủ hoặc quá nhiều estrogen. Từ đó dẫn đến kinh nguyệt không đều, thậm chí là chậm kinh 2 tháng ở bạn nữ.

>> Xem thêm: Top Các Loại Thuốc Tránh Thai Không Tăng Cân Tốt Nhất Hiện Nay?

Thay đổi cân nặng đột ngột có thể làm rối loạn kinh nguyệt

Thay đổi cân nặng đột ngột có thể làm rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Trễ kinh 2 tháng do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh

Thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt, luyện tập của phụ nữ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nội tiết tố. Do đó, nếu chế độ ăn uống thiếu lành mạnh sẽ khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Các tình trạng có thể gây rối loạn kinh nguyệt bao gồm:

  • Uống quá nhiều loại thức uống chứa cồn như bia, rượu, hoặc caffeine như cà phê,...

  • Bạn nữ trong tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng

  • Duy trì các chế độ luyện tập thể thao quá khắt khe, quá sức

  • Làm việc liên tục, quá sức, luôn trong tình trạng stress

Trễ kinh bởi vận động quá sức

Luyện tập quá mức với cường độ cao hay lao động quá sức có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh ở các bạn nữ. Vì khi đó, lượng calo không đủ để cung cấp cho cơ thể, làm giảm nồng độ estrogen, gây nên tình trạng trễ kinh 2 tháng.

>> Xem thêm: Chậm kinh 3 ngày có sao không? 10 cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

Căng thẳng dẫn đến trễ kinh 2 tháng

Khi các bạn nữ căng thẳng, áp lực quá mức thì tình trạng chậm kinh 2 tháng có thể xảy ra. Vì khi stress, cơ thể con gái sẽ sản sinh hàm lượng lớn hormone cortisol và adrenalin sẽ tác động trực tiếp đến việc sản sinh estrogen, gây ra trễ kinh 2 tháng.

>> Xem thêm: Trễ kinh 10 ngày có phải là dấu hiệu của mang thai hay không?

Stress có thể gây chậm kinh cho bạn nữ

Stress có thể gây chậm kinh cho bạn nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây chậm kinh

Một số loại thuốc có khả năng gây ức chế quá trình rụng trứng, làm rối loạn kinh nguyệt, thậm chí có thể làm trễ kinh 2 tháng như: thuốc phá thai khẩn cấpthuốc tránh thai khẩn cấp 120h, thuốc chống trầm cảm, corticosteroids, thuốc hoá trị liệu ung thư… Do đó, bạn nên tìm hiểu rõ trước khi sử dụng các loại thuốc này hoặc nhận tham vấn từ các bác sĩ.

>> Xem thêm:

Tuyến giáp có vấn đề

Trễ kinh 2 tháng còn có thể xảy ra do một số rối loạn về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp… Bởi lẽ đây là bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và giữ toàn bộ cơ thể cân bằng.

>> Xem thêm: Làm sao để có kinh nguyệt trở lại

Bệnh phụ khoa ảnh hưởng kinh nguyệt

Một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,... cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh ở các bạn nữ.

>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 19 có an toàn không?

Mắc các bệnh phụ khoa có thể dẫn đến trễ kinh ở bạn nữ

Mắc các bệnh phụ khoa có thể dẫn đến trễ kinh ở bạn nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Mãn kinh sớm

Chậm kinh 2 tháng có thể là dấu hiệu của mãn kinh sớm. Giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu từ 50 tuổi trở đi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bạn nữ mãn kinh sớm hơn độ tuổi này, do suy giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể sớm.

Sử dụng chất kích thích

Rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản, là nguyên nhân gây trễ kinh 2 tháng ở các bạn nữ. Sử dụng lâu dài các chất này có thể làm giảm chất lượng và số lượng trứng, thậm chí có thể khiến vô sinh.

Vì vậy, trễ kinh 2 tháng ở bạn nữ có thể do mang thai, căng thẳng hoặc dấu hiệu của mãn kinh sớm, bệnh lý... Việc biết được nguyên nhân chậm kinh cụ thể sẽ giúp bạn nữ có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. Bởi việc trễ kinh kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của bạn nữ, nghiêm trọng hơn có thể gây vô sinh.

>> Tham khảo:

Trễ kinh 2 tháng có sao không?

Nếu bạn nữ bị chậm kinh 2 tháng do mang thai, thì điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn nữ trễ kinh nhưng không mang thai thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường trong sức khỏe sinh sản như các bệnh lý u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng,... Hoặc chậm kinh do thói quen sinh hoạt không khoa học như dùng chất kích thích, stress,... gây nên.

>> Xem thêm: Giải đáp quan hệ tình dục bên ngoài đồ lót có thai không?

Trễ kinh 2 tháng nhưng không có thai có nguy hiểm không?

Nếu bạn nữ trễ kinh 2 tháng do các nguyên nhân như vận động quá sức, căng thẳng kéo dài, sử dụng chất kích thích,... điều này sẽ không quá nguy hiểm nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường sau khi điều hòa lại các hoạt động, từ bỏ các thói quen xấu.

Tuy nhiên, trễ kinh 2 tháng hay 2 tháng không có kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: buồng trứng đa nang, polyp tử cung, viêm cổ tử cung,... đây là những bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khiến chị em phụ nữ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn.

Đối với các trường hợp chậm kinh 2 tháng do bệnh phụ khoa, bệnh tuyến giáp hay mãn kinh sớm,... bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời, để tránh tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe nói chung.

Tuy nhiên, dù vì nguyên nhân gì, nhưng tình trạng trễ kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, có thể dẫn đến vô sinh.

>> Tham khảo thêm: 

Chậm kinh kéo dài 2 tháng khiến nhiều bạn nữ lo lắng

Chậm kinh kéo dài 2 tháng khiến nhiều bạn nữ lo lắng (Nguồn: Sưu tầm)

Bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?

Tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì được xem là bình thường, bởi ở độ tuổi này nồng độ hormone sinh sản vẫn chưa được ổn định.

Tuy nhiên, nếu trễ kinh quá 2 tháng, hoặc trễ kinh đột ngột sau các chu kỳ kinh đều đặn trước đây, thì bạn nữ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

>> Tham khảo: Thuốc điều hòa kinh nguyệt

Không có kinh nguyệt 2 tháng phải làm sao?

Trễ kinh 2 tháng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bạn gái mà còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Việc áp dụng các phương pháp điều trị là vô cùng cần thiết và cần được tiến hành nhanh chóng.

>> Xem thêm: Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn mang lại sự ổn định cho chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Bạn gái cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như tăng hàm lượng vitamin từ trái cây và rau xanh trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia.

>> Xem thêm: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp điều hòa kinh nguyệt ở bạn nữ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp điều hòa kinh nguyệt ở bạn nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Cải thiện lối sống khoa học

Căng thẳng kéo dài không chỉ là nguyên nhân chậm kinh mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy phân bổ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ cho tinh thần lạc quan và ngủ đủ giấc. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Việc giữ tâm trạng thoải mái, tránh bị stress cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể

Vitamin B6, Vitamin E, Vitamin C, Omega 3 là những khoáng chất có tác dụng tốt đối với phụ nữ trong việc giảm đau bụng kinh.

Sức khỏe của phụ nữ dễ gặp các vấn đề do chậm kinh và đau bụng kinh. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những thông tin chi tiết hữu ích và các giải pháp của chuyên gia để có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

Bổ sung các loại Vitamin là điều cần thiết các bạn nữ nên làm để khắc phục trễ kinh

Bổ sung các loại Vitamin là điều cần thiết các bạn nữ nên làm để khắc phục trễ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Thăm khám tại cơ sở y tế uy tín

Khi tình trạng trễ kinh kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Việc sớm phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn giúp ích cho việc điều trị bệnh dứt điểm, đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra trễ kinh 2 tháng và cung cấp đủ những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ thật tốt sức khỏe của mình. Khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định thì chị em cũng đừng quên sử dụng các sản phẩm của Kotex để mang lại cảm giác tự tin và thoải mái trong những ngày “đèn đỏ” nhé.

>> Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan