Giải mã kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì

Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì: Dấu Hiệu & Cách Khắc Phục

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một vấn đề thường gặp và gây ra nhiều hoang mang, lo lắng cho các bé gái cũng như phụ huynh. Tuy nhiên, nếu đã là hiện tượng phổ biến thì rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có thật sự nghiêm trọng như chúng ta vẫn nghĩ? Hãy để Kotex giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn dậy thì qua bài viết ngày hôm nay!

>> Tham khảo: 

Làm sao để kinh nguyệt đều trở lại? 4 cách chữa mất kinh hiệu quả

Con gái lớp 4 đã có kinh nguyệt có phải là dậy thì sớm không?

TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Và Cách Dùng

Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì

Hầu hết các bé gái khi bước sang tuổi dậy thì sẽ có kinh lần đầu tiên vào khoảng 10 - 16 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên bé ra máu kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài 22 - 35 ngày, với thời gian trung bình là 28 - 30 ngày và thời gian hành kinh là khoảng 3 - 7 ngày.

>>Tham khảo: Bé gái 10,11 tuổi có kinh nguyệt thì có phải là dậy thì sớm?

Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt ở bé gái mới hành kinh lần đầu

Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt ở bé gái mới hành kinh lần đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Chu kỳ kinh nguyệt có thể xê dịch, thay đổi khác nhau qua các tháng, đặc biệt là ở bé gái đang trong tuổi dậy thì do các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh. Trong khoảng 1 - 2 năm đầu sau kỳ hành kinh đầu tiên, nhiều khi cơ thể các bé sẽ bỏ ra vài chu kỳ hoặc có chu kỳ không đều đặn. Bệnh, sự thay đổi trọng lượng đột ngột hoặc stress cũng có tác động đến việc điều chỉnh chu kỳ của não bộ.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Một chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ có độ dài trung bình là 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài 22 - 35 ngày cũng hoàn toàn bình thường. Thời gian hành kinh xuất hiện từ 3 - 7 ngày với lượng máu mất đi nằm trong khoảng 50 - 150ml.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo thể trạng cũng như nồng độ hormone trong cơ thể mỗi bạn gái. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào những chỉ số kinh nguyệt của mỗi người mà thực hiện những xét nghiệm hay chẩn đoán phù hợp. Những chỉ số đó là: bao lâu thì chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, thời gian ra máu kinh là bao nhiêu ngày, lượng máu bị mất đi, màu sắc, tình trạng của máu kinh.

>>Tham khảo: Trẻ 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? Cách để trẻ có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh

Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Một số dấu hiệu nhận biết chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể kể đến đó là:

  • Chu kỳ không cố định: không chỉ ở tuổi dậy thì, những bạn nữ trưởng thành cũng hay gặp phải tình trạng này. Khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, nội tiết tố chưa được cân đối nên chu kỳ có thể sẽ ngắn (dưới 22 ngày) hoặc dài (trên 35 ngày).

  • Kinh ít: những bạ gái mắc phải chứng này, thời gian chảy máu chưa tới 2 ngày và lượng máu mất đi nhỏ hơn 30ml. Nguyên nhân đến từ việc lớp niêm mạc tử cung của bạn gái chưa đủ dày, lượng máu chảy ra chưa nhiều nên thời gian "bị" không lâu.

  • Vô kinh nguyên phát: là tình trạng bạn nữ trong khoảng từ 16 - 20 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh.

  • Vô kinh thứ phát: là tình trạng không hành kinh trong vòng 3 tháng mặc dù trước đó vẫn có kinh bình thường.

  • Băng kinh: lượng máu kinh mất đi nhiều hơn rõ rệt so với những lần trước (trên 80ml).

  • Rong kinh: kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường nhưng kéo dài hơn 1 tuần.

  • Thống kinh: là tình trạng trước và trong kỳ kinh, bạn nữ gặp phải những biểu hiện như bụng đau nhiều, hạ huyết áp, mặt xanh, đổ nhiều mồ hôi.

  • Màu máu kinh không bình thường: máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ sẫm hoặc nâu nhạt. Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì, máu kinh có thể có màu hồng nhạt, nâu đậm thậm chí là đen và bị đóng thành từng cục.

  • Các triệu chứng trước kỳ kinh nặng hơn: những biểu hiện như không ngủ được, tâm trạng không ổn định, luôn thấy bực bội, đau bụng, nổi mụn,... là những biểu hiện của tiền kinh nguyệt. Ở tuổi dậy thì, những biểu hiện này xảy ra nặng hơn với tần suất cao và cuộc sống của bạn nữ bị ảnh hưởng rõ rệt.

>>Tham khảo: Kinh nguyệt kéo dài 10-15 ngày có sao không? Nguyên nhân là gì?

Những dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì

Những dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì chủ yếu là do cơ thể bé gái chưa hoàn hiện, cơ quan sinh sản chưa phát triển đầy đủ và tâm sinh lý không ổn định, thường xuyên thay đổi. Các bé lo lắng, căng thẳng việc học tập hoặc mệt mỏi do thức khuya, không được rèn luyện, nâng cao sức khỏe,... cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể hơn gây ra kinh nguyệt không đều mà các bạn có thể tham khảo:

Hormone chưa ổn định

Ở độ tuổi dậy thì, các nội tiết tố của bạn gái như progesterone và estrogen thường rất cao. Các hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ quan sinh dục, đặc điểm giới tính cũng như khả năng mang thai của phái nữ. Vì đang trong thời gian phát triển nên lượng hormone trong cơ thể chưa thực sự ổn định, dẫn đến kỳ kinh sẽ không được bình thường.

>>Tham khảo: Nguyên nhân tới tháng đau bụng nhưng không có kinh và cách điều trị

Hormone chưa ổn định là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Hormone chưa ổn định là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì (Nguồn: Sưu tầm)

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Ở tuổi dậy thì, cơ thể cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ phát triển một cách tốt nhất. Nếu bé gái không có chế độ ăn uống thích hợp, cơ thể sẽ bị chậm phát triển, thiếu cân khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không ổn định.

Căng thẳng

Đây là giai đoạn các bé rất nhạy cảm về tâm lý. Những kỳ vọng của gia đình về việc học tập, tương lai vô tình khiến các bạn tuổi teen căng thẳng, dẫn đến các tình trạng liên quan đến tâm lý như stress, rối loạn cảm xúc, hành vi.

>>Tham khảo: Huyết Trắng Ở Tuổi Dậy Thì

Sử dụng thuốc tránh thai

Các loại thuốc tránh thai sẽ tăng cường estrogen cho cơ thể khiến hoạt động bài tiết LH và FSH của tuyến yên bị ức chế. Khi các hormone này bị ức chế sẽ khiến cho nang noãn không thể phát triển và hiện tượng phóng noãn không xảy ra. Nang noãn không được phóng vào tử cung khiến kỳ kinh sẽ không diễn ra như bình thường.

>>Tham khảo: Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp 120h Và Những Điều Cần Biết

Thuốc tránh thai khiến kỳ kinh không diễn ra như bình thường

Thuốc tránh thai khiến kỳ kinh không diễn ra như bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai

Dậy thì là độ tuổi mà cả nam lẫn nữ rất tò mò về những vấn đề liên quan đến tình dục. Do chưa ý thức đầy đủ về vấn đề này nên hiện tượng mang thai sớm rất dễ xảy ra. Khi phôi thai phát triển thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra.

>>Tham khảo: 30 Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Chính Xác, Phổ Biến Nhất

Rối loạn hormone

Rối loạn hormone như rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều nếu lượng kích thích tố tuyến giáp trong máu trở nên quá cao hay quá thấp. Bên cạnh đó, kinh nguyệt không đều ở một số bạn nữ còn do cơ thể sản xuất ra quá nhiều kích thích tố nam androgen. Androgen là loại hormone làm phát triển cơ, lông mặt, và làm trầm giọng ở nam và làm phát triển lông mu và chiều cao ở nữ. Lượng androgen cao có thể gây mọc lông ở mặt, cằm, ngực và bụng, và thỉnh thoảng liên quan đến thừa cân quá mức.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, kinh nguyệt không đều có thể đến từ việc vận động quá sức, thiếu cân trầm trọng, hoặc ăn uống không đủ calories…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hoàn toàn bình thường và không phải vấn đề đáng lo ngại. Như đã đề cập trước đó, lúc này cơ thể cũng như nội tiết tố của các bé gái chưa được cân đối và ổn định. Tuy nhiên nhiên nếu hiện tượng này kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe thì các bạn gái nên được bác sĩ khám xét và chẩn đoán cụ thể.

>>Tham khảo: Kinh Nguyệt Không Đều Tính Ngày Rụng Trứng Thế Nào

Kinh nguyệt không đều là vấn đề khá phổ biến, mẹ và bé không cần quá lo lắng

Kinh nguyệt không đều là vấn đề khá phổ biến, mẹ và bé không cần quá lo lắng (Nguồn: Sưu tầm)

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì phải làm sao

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì hầu hết là do những thay đổi bình thường. Vào thời điểm nào đó khi bạn gái đã trưởng thành, chu kỳ sẽ ổn định, điều hòa lại, thường là 3 năm sau kỳ kinh đầu tiên.

Mặc dù vậy nhưng trong 1 - 2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống thường nhật của bạn nữ. Các bạn gái hoàn toàn có thể hạn chế bớt những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt để điều hòa chu kỳ của mình bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt, lối sống của mình.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Chăm sóc vùng kín đúng cách

Chăm sóc vùng kín cẩn thận là vô cùng quan trọng giúp các bạn gái phòng tránh những nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, ở độ tuổi dậy thì các bé gái vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này. Cho nên, các bậc phụ huynh cần quan tâm và hướng dẫn con mình cách vệ sinh, chăm sóc vùng kín đúng đắn.

Một số lưu ý về việc chăm sóc vùng kín ở tuổi dậy thì:

  • Vùng kín cần được vệ sinh đều đặn hàng ngày và đặc biệt nhiều hơn trong những ngày hành kinh.

  • Trong thời gian hành kinh cần chú ý thường xuyên thay băng vệ sinh.

  • Lựa chọn những loại đồ lót thoải mái, thoáng khí và chất liệu thấm hút tốt.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp các bé cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Khẩu phần ăn cần được tăng cường các loại khoáng chất, vitamin từ rau củ quả, hạn chế những loại đồ ăn quá cay, quá nóng,... Phụ huynh tuyệt đối không được để con mình sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trong tuổi dậy thì.

>>Tham khảo: Dấu hiệu sắp có kinh trở lại

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể bé gái đang lớn

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng cho cơ thể bé gái đang lớn (Nguồn: Internet)

Cân bằng các khoảng thời gian trong cuộc sống

Thể trạng sức khỏe, yếu tố tâm lý,... có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái trong tuổi dậy thì. Việc xây dựng được một đồng hồ sinh học hợp lý, có thể cân bằng được thời gian học tập, hoạt động và nghỉ ngơi, thư giãn, cũng quan trọng như chế độ dinh dưỡng. Các bạn gái cần giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, không được thức quá khuya, tránh học tập quá sức,...

Bên cạnh đó, khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, các bạn nên chia sẻ với bố mẹ hoặc anh chị để nhanh chóng tìm ra cách giải quyết, tránh để vấn đề trở thành gánh nặng trong lòng dẫn đến stress. Ngoài ra việc vận động cơ thể, luyện tập thể thao với cường độ vừa phải cũng rất cần thiết cho giai đoạn này.

Thăm khám bác sĩ

Nếu bạn gái có những vấn đề này, hoặc kinh nguyệt của bạn không đều trong 3 năm hoặc nhiều hơn, hãy gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê thuốc điều chỉnh hormone, hoặc phương thuốc trị liệu khác, hoặc đưa ra lời khuyên về cách sinh hoạt để giúp bạn có kinh nguyệt đều đặn.

Bạn cũng nên gặp bác sĩ khi đã có quan hệ tình dục và bạn bị lỡ kỳ kinh. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thai. Bạn cũng nên đi khám nếu kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày, ra kinh nhiều, hoặc kèm theo đau thắt bụng dữ dội.

Trong thời gian này, nếu kinh nguyệt bạn không đều đặn, hãy để vài miếng băng vệ sinh hoặc tampon trong túi, để bạn luôn sẵn sàng khi kỳ kinh đến.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơ thể bạn gái có dấu hiệu bất thường

Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơ thể bạn gái có dấu hiệu bất thường (Nguồn: Sưu tầm)

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì rất bình thường và hầu như bạn gái nào cũng đã từng trải qua. Nhìn chung, các bạn nữ không nên quá lo lắng khi thỉnh thoảng kinh nguyệt không đều vì bạn có thể đang bị stress hay gặp những vấn đề về cân nặng mà thôi. Hãy sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để “thoải mái” lăn xả vào những ngày ấy nhé! 

>> Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan