het-kinh-15-ngay-lai-co-kinh

Hết Kinh 15 Ngày Lại Có Kinh Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Hết kinh 15 ngày lại có kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà nhiều bạn gái gặp phải. Hiện tượng rụng dâu bất thường này có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu bất thường của bệnh lý phụ khoa nào không? Mời các nàng cùng Kotex tìm hiểu chi tiết về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

>> Tham khảo thêm:

Nguyên nhân hết kinh 15 ngày lại có kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn gái là từ 28 đến 30 ngày, thời gian hành kinh sẽ từ 5 đến 7 ngày. Các vấn đề như: chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt bất thường, kinh nguyệt không đều, màu sắc máu kinh và những dấu hiệu khác đều phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn gái. 

Hết kinh 15 ngày lại có kinh cũng là một dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này dưới đây:

Ra máu cơ năng lúc rụng trứng

Hiện tượng rụng trứng là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Thời điểm rụng trứng thường diễn ra từ ngày thứ 13 đến ngày thứ 20 của chu kỳ. Tuy hiếm gặp nhưng cũng đã có ghi nhận một vài trường hợp bạn gái chảy máu khi rụng trứng. Loại máu này được gọi là máu cơ năng, có màu sẫm, lượng máu khá ít và kéo dài khoảng từ 1 - 3 ngày. Nguyên nhân là do hoạt động chức năng của buồng trứng chưa ổn định, lượng estrogen giảm đột ngột khi phóng noãn, khiến nang noãn bị vỡ và dẫn đến ra máu lần nữa. Khi estrogen ổn định thì hiện tượng này sẽ kết thúc. 

Chính vì thế, nhiều bạn gái lầm tưởng lượng máu này là máu kinh nguyệt mặc dù đã hết kinh 15 ngày. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu cơ năng này tiếp tục xảy ra ở khoảng 3 chu kỳ tiếp theo, các nàng nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

>> Tham khảo: TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất Và Cách Dùng

 lượng estrogen thay đổi đột ngột có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ khi rụng trứng

Chức năng buồng trứng chưa ổn định, lượng estrogen thay đổi đột ngột có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ khi rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Do tác dụng phụ của thuốc

Một nguyên nhân gây nên hiện tượng hết kinh vài ngày ra máu trở lại, hết kinh 15 ngày lại có kinh là do các tác dụng phụ của thuốc mà các nàng đang sử dụng. Đặc biệt chính là khi bạn gái lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá mức, với liều lượng không đúng chỉ dẫn, dùng quá 2 lần một tháng hoặc trên 3 lần một năm. Việc dùng thuốc tránh thai hằng ngày không ổn định, quên ngày thì có khả năng cao kinh nguyệt đến sớm. Bởi vì thuốc tránh thai sẽ tác động trực tiếp đến nội tiết tố, kìm hãm quá trình rụng trứng.

Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng sinh khác như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc điều trị các bệnh lý khác cũng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ rụng dâu của bạn gái.

>> Tham khảo: Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Giảm Đau

Việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt đến sớm như hết kinh 15 ngày lại có kinh

Việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt đến sớm như hết kinh 15 ngày lại có kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Do áp lực tâm lý

Áp lực, căng thẳng tâm lý trong cuộc sống hằng ngày cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng có kinh trở lại sau 15 ngày hết kinh. Các ảnh hưởng từ tâm lý, sức khỏe tinh thần của bạn gái đều tác động lớn đến hormone sinh dục trong cơ thể. Khi đó, hormone sinh dục thay đổi, mất cân bằng khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn, kinh nguyệt đến sớm hơn.  Ngoài ra, khi bạn gái trải qua một cú sốc lớn hoặc phấn khích quá mức cũng sẽ gặp hiện tượng này.

>> Tham khảo: Các Thuốc Đau Bụng Kinh An Toàn, Phổ Biến Hiện Nay 

Thay đổi cân nặng quá nhanh

Chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề khá phức tạp và ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiều yếu tố khác nhau. Cân nặng thay đổi lên xuống quá nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hết kinh 15 ngày lại có kinh. Khi tăng cân quá 3kg trong thời gian ngắn, cơ thể sản sinh ra lượng lớn hormone estrogen. Điều này làm cho lớp nội mạc tử cung chưa kịp thích ứng và rối loạn kinh nguyệt. Đối với giảm cân, thì lượng hormone estrogen sẽ quá thấp, không thể hỗ trợ lớp niêm mạc tử cung làm tổ, thời gian của các giai đoạn sẽ bị chậm lại, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.

>> Tham khảo: 15 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Dễ Nhận Biết Nhất

 Sự thay đổi về cân nặng của bạn gái ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt

Sự thay đổi về cân nặng của bạn gái ảnh hưởng ít nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Rối loạn kinh nguyệt do tuổi tác

Bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể bạn gái bắt đầu phát triển rõ rệt các cơ quan sinh sản, các hormone nội tiết được sinh ra. Trong 1 - 2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái chưa đều đặn, ổn định. Có lúc đến sớm, lúc đến chậm, lượng máu kinh nguyệt ở các chu kỳ cũng sẽ khác nhau. Các bạn gái hãy tiếp tục theo dõi một cách kỹ lưỡng để kịp thời nhận thấy các bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và điều trị hợp lý.

>> Tham khảo: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai? Nguyên nhân, Cách xử lý

Do các bệnh lý phụ khoa

Các nàng hết kinh 15 ngày lại có kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như: ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, rối loạn đông máu. Các bệnh lý này tương đối phổ biến và nhiều bạn gái gặp phải. Có kinh lại sau 15 ngày vì các bệnh lý phụ khoa sẽ đi kèm các triệu chứng điển hình như sau:

  • Chướng bụng, đau bụng âm ỉ kéo dài.

  • Ra máu bất thường.

  • Đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục.

  • Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, bọt khí và màu lạ.

  • Rong kinh, rong huyết.

>> Tham khảo: Nhân xơ tử cung là bệnh gì, có nguy hiểm không, mang thai được không?

 Các bệnh lý phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng dễ dàng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Các bệnh lý phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng dễ dàng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới (Nguồn: Sưu tầm)

Hết kinh 15 ngày lại có kinh có nguy hiểm không?

Hết kinh 15 ngày lại có kinh có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của không ít bạn gái khi gặp tình trạng kinh nguyệt đến sớm. Các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt đều có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe thể chất, tinh thần của nữ giới. Tùy thuộc vào mức độ và tần suất kinh nguyệt đến sớm, sẽ có các hệ lụy khác nhau. Dưới đây là một số ảnh hưởng của tình trạng này:

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

Trước hết, việc hết kinh 15 ngày lại có kinh sẽ khiến các hoạt động hằng ngày của bạn gái bị đảo lộn. Ảnh hưởng đến những kế hoạch vui chơi, nghỉ dưỡng, công việc đã được định sẵn. Hơn hết, tần suất rụng dâu quá dày đặc, ra máu quá nhiều khiến cơ thể bạn gái dễ suy nhược, mệt mỏi, xanh xao. Các vấn đề về đời sống tình dục, ham muốn của bạn gái cũng bị giảm sút, tình cảm cặp đôi dần xa cách.

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Màu Đen Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

 Cuộc sống hằng ngày, đời sống tình dục đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh nguyệt đến sớm, dày đặc

Cuộc sống hằng ngày, đời sống tình dục đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh nguyệt đến sớm, dày đặc (Nguồn: Sưu tầm)

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Hết kinh 15 ngày lại có kinh hoặc kinh nguyệt đến sớm bất thường đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn gái. Các tình trạng của kinh nguyệt đều có liên quan mật thiết đến quá trình rụng trứng, khả năng thụ thai và mang thai. Nếu tình trạng có kinh trở lại sau 15 ngày hết kinh diễn ra thường xuyên sẽ có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao. 

>> Tham khảo: Phân biệt có kinh trễ và mang thai cùng các dấu hiệu nhận biết

Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác

Như đã trình bày, khi kinh nguyệt của các nàng có nhiều dấu hiệu bất thường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng như: viêm tắc vòi trứng, viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo, viêm nhiễm vùng chậu. Nghiêm trọng hơn là các bệnh ung thư cổ tử cung, suy giảm buồng trứng.

>> Tham khảo: Chậm Kinh 1 Tuần Có Thai Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế 

Hết kinh 15 ngày lại có kinh có thai không?

Để trả lời cho câu hỏi: Hết kinh 15 ngày lại có kinh thì có thai không? Thì bạn gái cần nhớ rõ thời điểm mình quan hệ tình dục là khi nào, có rơi vào giai đoạn trứng rụng hay không. Ngoài ra, việc quan hệ không an toàn, không áp dụng các biện pháp tránh thai hoặc quan hệ tình dục an toàn nhưng gặp sự cố sẽ tạo cơ hội cho tinh trùng gặp trứng, thụ thai và dẫn đến có thai. 

Bạn gái cũng cần bỏ túi các cách phân biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt để tránh nhầm lẫn, làm hoang mang tâm lý. Sau khi thụ thai thành công, từ 6 - 12 ngày thì máu báo thai sẽ chảy ra từ âm đạo. Nên đôi khi các nàng không biết được đây có phải là vấn đề về kinh nguyệt như hết kinh 15 ngày lại có kinh, kinh nguyệt ra sớm. 

Ngoài ra, bạn gái có thể tìm hiểu các dấu hiệu mang thai qua bài viết 30 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác, phổ biến và áp dụng que thử thai kết hợp với khám bác sĩ để chắc chắn hơn.

 Thời điểm dễ thụ thai nhất là khi quan hệ vào giai đoạn rụng trứng

Thời điểm dễ thụ thai nhất là khi quan hệ vào giai đoạn rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Hết kinh 15 ngày lại có kinh phải làm sao?

Tùy vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng hết kinh 15 ngày lại có kinh sẽ có các cách điều trị phù hợp. Một số phương pháp mà bạn gái có thể áp dụng như sau:

  • Cần đi khám ngay để được kiểm tra và điều trị nếu có các dấu hiệu bất thường liên quan đến kinh nguyệt.

  • Tránh việc suy đoán lung tung dẫn đến tâm lý bồn chồn, lo lắng quá mức.

  • Thay đổi lối sống sinh hoạt hằng ngày, thoải mái tinh thần, rèn luyện thể chất.

  • Nhờ bác sĩ tư vấn về các loại thuốc mà bạn gái đang sử dụng để tìm hiểu về các tác dụng phụ có thể đang làm rối loạn kinh nguyệt của bạn 

  • Thường xuyên khám bệnh phụ khoa để phát hiện bệnh lý phụ khoa và chữa trị kịp thời. 

>> Tham khảo: Nguyên nhân gây trễ kinh 10 ngày và cách xử lý hiệu quả?

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Tìm hiểu được các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, hết kinh 15 ngày lại có kinh là việc làm rất cần thiết. Biết được nguyên nhân sẽ giúp bạn gái có cách chữa trị và theo dõi sức khỏe dễ dàng hơn. Tùy vào tình trạng mà bạn gái sẽ có phương pháp phù hợp để sức khỏe kinh nguyệt được ổn định, không gây biến chứng. Sau đây là một số phương pháp mà bạn gái có thể áp dụng.

Khám và điều trị bệnh lý

Việc đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp cho các bạn gái biết rõ tình trạng sức khỏe cơ thể của bản thân. Điều này giúp phát hiện những bệnh lý phụ khoa khi vừa ở giai đoạn sơ khai. Lúc này sẽ dễ dàng điều trị hơn và không làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đi kèm khác.

Thăm khám bác sĩ phụ khoa định kỳ sẽ được tư vấn và hỗ trợ kịp thời về các thông tin liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của từng bạn gái. Từ đó, sẽ có các chế độ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe phụ khoa khoa học và hợp lý.

>> Tham khảo: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai Theo ý Muốn 

Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc khoa học

Khi gặp tình trạng hết kinh 15 ngày lại có kinh, các cô nàng cần xem xét lại chế độ sinh hoạt trong những tháng gần đây của bản thân. Xây dựng thời gian ăn uống, làm việc, vui chơi điều độ, khoa học. Bổ sung thêm các thực phẩm như rau xanh, hoa quả, các chất đạm dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể. Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, nước có ga hoặc dùng các loại thuốc nội tiết tố không theo đơn bác sĩ. 

>> Tham khảo: Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì? Công Dụng Và Liều Dùng

Giữ tâm lý thật thoải mái

Sinh sống, học tập và làm việc tại môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, thoải mái sẽ giúp cho tinh thần của các nàng luôn vui tươi. Đặc biệt là các bạn gái làm việc tại văn phòng, có thể rời khỏi ghế, vận động cơ thể tầm 15 phút để các mạch máu được lưu thông tốt hơn, giảm được căng thẳng cho tinh thần.  Luôn suy nghĩ những điều tích cực. Sắp xếp thời gian học tập, làm việc và vui chơi được cân bằng hơn, đi dạo phố, trò chuyện cùng bạn bè nhiều hơn để thư giãn tâm trí.

 Rèn luyện thể thao, giữ tinh thần thoải mái

Rèn luyện thể thao, giữ tinh thần thoải mái (Nguồn: Sưu tầm)

Hạn chế sử dụng thuốc tây

Khi bị bệnh cảm sốt, đau đầu sẽ cần dùng đến thuốc tây. Tuy nhiên bạn gái cần dùng thuốc tây theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Nên chia sẻ rõ về các vấn đề của bản thân như dị ứng các thành phần của thuốc, thường xuyên đau đầu, đau bụng sau khi uống thuốc hoặc mang vỏ thuốc mà bạn đang dùng đến cho bác sĩ xem. Điều này giúp bác sĩ có thể kê đơn thuốc có liều lượng phù hợp với bạn. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài hơn 3 chu kỳ do thuốc tây, bạn gái cần báo ngay cho bác sĩ để chẩn đoán ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Bạn gái thường xuyên dùng các chất kích thích như rượu bia, nước có ga, thuốc lá,... đã vô tình tạo ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố, khiến kinh nguyệt không đều. Hơn hết, các chất kích thích này không chỉ ảnh đến sức khỏe kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sắc đẹp, làn da của bạn gái. Thay vào đó, các nàng nên uống các loại nước ép trái cây có nhiều vitamin tốt cho da và sức khỏe.

>> Tham khảo: Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn giúp hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nổi mụn ở vùng kín do các vi khuẩn,… Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp tránh thai như dùng bao cao su, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai sẽ giúp bạn gái không phải mang thai ngoài ý muốn, chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân. Khi các vấn đề về sức khỏe sinh sản luôn được ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái sẽ bình thường, đều đặn, ổn định hơn.

 Bao cao su là biện pháp quan hệ tình dục an toàn được nhiều cặp đôi áp dụng bởi ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa đến hơn 90%

Bao cao su là biện pháp quan hệ tình dục an toàn được nhiều cặp đôi áp dụng bởi ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa đến hơn 90% (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp

Hết kinh 15 ngày lại ra máu nâu là hiện tượng gì?

Hiện tượng này xảy ra có thể là do máu kinh cũ còn sót lại một lượng nhỏ bên trong. Lượng máu này sẽ khô, đặc và dễ vón cục hơn so với máu kinh trong lúc rụng dâu. Tuy nhiên, khi ra máu nâu kèm theo triệu chứng đau bụng, nóng rát, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi tanh khó chịu. Đây là những cảnh báo các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bạn gái đừng chủ quan mà hãy đi đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

>> Tham khảo: Hết Kinh 10 Ngày Lại Ra Máu Nâu? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị 

1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không? 

Vấn đề này sẽ có hai trường hợp. Nếu bạn gái xuất hiện tình trạng này một vài lần do chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc do chế độ sinh hoạt, tâm lý đang thay đổi ảnh hưởng đến thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi trường hợp 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt xảy ra thường xuyên hơn kèm theo các vấn đề như khí hư ra nhiều, đau bụng, màu sắc máu kinh bất thường, có mùi hôi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Bạn gái cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.

Hy vọng qua bài viết mà Kotex chia sẻ đã giúp cho các cô nàng trả lời các câu hỏi về vấn đề hết kinh 15 ngày lại có kinh cũng như tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị. Kotex luôn đồng hành cùng các bạn gái trang bị những thông tin bổ ích về sức khỏe chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn gái, tình yêu giới tính. Luôn mang đến các sản phẩm băng vệ sinh Kotex nhiều ưu điểm nổi bật và phù hợp với từng nhu cầu của bạn gái để mùa dâu không còn là nỗi bật tâm.

>> Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan