tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là bị gì?

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở các bạn nữ vào giai đoạn trước và trong chu kỳ hành kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bạn gái biết rằng hôm nay là “ngày ấy” của mình và có triệu chứng đau bụng nhưng lại không kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là gì? Cùng Kotex tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh nhé! 

>> Tham khảo thêm:

Vì Sao Có Dấu Hiệu Có Kinh Nhưng Không Có Kinh?

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Chảy máu vùng kín nhưng không đau do đâu? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Do mất cân bằng hormone

Lượng hormone ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể gây ra hiện tượng trễ kinh 3 ngày, vô kinh, tới tháng đau bụng nhưng không có kinh,... Nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng hormone có thể kể đến như mất cân bằng nội tiết tố, tuổi tác, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, tăng giảm cân đột ngột,...

>> Tham khảo

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hướng dẫn cách sử dụng

Rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh

Tắc kinh là một trong những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt. Hiện tượng này thường hay xảy ra với các bạn gái có lối sống không khoa học và thường xuyên bị stress. Ngoài ra, triệu chứng này còn là lý do khiến cho chị em bị đau bụng khi đến ngày đèn đỏ nhưng không thấy có máu kinh. 

Khi bị tắc kinh, các triệu chứng ở trước và trong ngày hành kinh vẫn xảy ra bình thường nhưng máu kinh thì lại không thể thoát ra được. Nếu trình trạng này kéo dài thì sẽ rất có thể dẫn đến vô kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các bạn gái. 

>> Tham khảo thêm:

Tắc kinh có liên quan đến chứng đau bụng nhưng không xuất kinh

Tắc kinh có liên quan đến chứng đau bụng nhưng không xuất kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Do đang mang thai

Đến đây, chắc sẽ có không ít bạn nữ hoang mang nếu trước đó đã có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai, một số bạn nữ sẽ bị tắc kinh nguyệt hoàn toàn và có triệu chứng đau bụng dưới. Nguyên nhân cho cơn đau bụng này, đó chính là trứng đang được “di cư” vào tử cung để làm ổ cho phôi thai phát triển. Bên cạnh các triệu chứng đau bụng, các bạn nữ sẽ thường bị đau tức. Ngực căng tròn, đầy đặn hơn, bụng to hơn và thường xuyên mệt mỏi.

>> Tham khảo:

Mang thai có phải là nguyên nhân của việc tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Mang thai có phải là nguyên nhân của việc tới tháng đau bụng nhưng không có kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Triệu chứng của việc phá thai

Khi phá thai bằng phương pháp hút thai, trình trạng đau âm ỉ ở vùng bụng dưới thường sẽ xuất hiện. Song song đó, sau khi nạo phá thai vài ngày, cơ thể của các bạn gái cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt và buồn nôn,... Nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung phải co bóp để đẩy các mảnh vỡ niêm mạc ra bên ngoài.

>> Tham khảoKinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cục là bị gì?

Dùng thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc khác

Việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc khác như: thuốc an thần, thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh liều cao,... cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo: Cách Chữa Kinh Nguyệt Ra Ít Cực Kỳ Hiệu Quả Cho Các Nàng

Thuốc tránh thai và một số thuốc khác có gây hại cho chu kỳ hành kinh?

Thuốc tránh thai và một số thuốc khác có gây hại cho chu kỳ hành kinh? (Nguồn: Sưu tầm)

Viêm, nhiễm trùng vùng chậu

Tình trạng viêm vùng chậu xuất hiện khi ở vị trí nào đó trong buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung bị nhiễm trùng. Đây thường là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới nhưng không xuất hiện chảy máu kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng khác như: áp xe buồng trứng, mang thai ngoài tử cung, vô sinh,...

Tham khảo thêm: Top 12 nguyên nhân gây nên chậm kinh mà các bạn gái cần biết

Do các khối u (u xơ tử cung, u xơ buồng trứng)

U nang buồng trứng: Đây là một khối u bên trong có chứa chất rắn kiểu bã đậu hoặc dịch, phát triển bất thường trên bề mặt và bên trong buồng trứng. Tuy bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại khiến cho chị em thi thoảng gặp những cơn đau như đau bụng kinh mà không thấy có kinh. Thông thường sau vài ngày, lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện bình thường nên chị em đừng quá lo lắng nhé!

U xơ tử cung: Đây là khối u lành tính hình thành trong tử cung. Theo thời gian, nó sẽ phát triển lớn dần lên và chèn ép khoang tử cung. Điều này sẽ gây tác động đến bàng quang và tử cung. Chính sự chèn ép này là nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Trường hợp khối u này không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây rối loạn kinh nguyệt dẫn đến thụ thai kém hoặc vô sinh.

>> Tham khảo: Ra máu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

Một số bệnh lý như u nang buồng trứng và u xơ tử cung là nguyên nhân tới tháng nhưng không có kinh

Một số bệnh lý như u nang buồng trứng và u xơ tử cung là nguyên nhân tới tháng nhưng không có kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Các cách điều trị tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe, các bạn nữ có thể thực hiện các phương pháp điều trị đơn giản sau đây:

Tập thể dục hoặc yoga thường xuyên

Việc tập thể dục, yoga thường xuyên 30 phút hằng ngày không chỉ mang đến cho bạn nữ một vóc dáng đẹp mà nó còn là cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, chị em nên tránh vận động quá mạnh và quá sức để không gây ảnh hưởng đến quá trình bong tróc niêm mạc ở tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt diễn ra.

>> Tham khảo: Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có an toàn không?

Tập thể dục điều độ, thường xuyên

Tập thể dục điều độ, thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

Giảm căng thẳng và ăn uống khoa học

Stress kéo dài cũng sẽ là nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, việc ăn uống không lành mạnh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn gái nên uống thật nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng và lo âu, căng thẳng. Các bạn gái hãy nhớ cố gắng để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định và khỏe mạnh. 

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị

Hạn chế dùng thuốc tránh thai hoặc nạo phá thai

Việc thường xuyên sử dụng, lạm dụng thuốc tránh thai sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt ở bạn nữ. Vì thế, chị em nên hạn chế sử dụng phương pháp tránh thai này và khuyên bạn nam sử dụng bao cao su khi làm “chuyện ấy”.

Luôn giữ vệ sinh “cô bé” thật sạch

Việc chăm sóc và vệ sinh “cô bé” thường xuyên là một điều hết sức cần thiết giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Để thực hiện được việc này, các bạn nữ nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín và lựa chọn những phụ kiện “ngày dâu” an toàn và chất lượng. 

>> Tham khảo: Top 15 nguyên nhân gây nên chậm kinh mà các bạn gái cần biết

Tổng kết

Và đó là tất cả những gì chị em cần biết về vấn đề tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Hy vọng bài viết trên đã giúp cho chị em có thêm những biện pháp điều trị hiệu quả và giảm bớt lo lắng hơn khi gặp những tình huống khó xử. Nếu các bạn gái cần đến phụ kiện “ngày dâu”, đừng quên sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Bài viết liên quan