dau-bung-kinh-o-vi-tri-nao

Đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường?

Đau bụng kinh là hiện tượng bình thường nhưng đây cũng là dấu hiệu cho các bệnh lý phụ khoa và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Vì thế, các nàng vẫn thường hay lo lắng về việc phân biệt tình trạng đau bụng kinh bình thường và bất thường. Hãy cùng Kotex tìm hiểu đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm:

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hướng dẫn cách sử dụng

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Đau bụng kinh là gì? Đau ở vị trí nào?

Đau bụng kinh là triệu chứng đau tử cung quanh thời kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng này có thể xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt từ 1 - 3 ngày hoặc diễn ra trong giai đoạn hành kinh. Thông thường, các nàng sẽ đau dữ dội nhất vào 24 giờ sau khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần sau 2 - 3 ngày.

Đau bụng kinh có thể là một trong hai loại sau:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Bạn sẽ không gặp bất kỳ bệnh lý gì về cơ quan sinh dục nhưng vẫn bị đau bụng kinh. Tình trạng này thường xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng và thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và sinh con.

  • Đau bụng kinh thứ phát: Tình trạng này thường gặp khi cơ quan sinh dục của bạn có nhiều thay đổi. Bạn có thể mắc một số bệnh phụ khoa khi bị đau bụng kinh thứ phát như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,...

Vậy đau bụng kinh ở vị trí nào được xem là bình thường?

Đau bụng kinh chủ yếu xảy ra ở vùng bụng dưới, cụ thể là phần bụng dưới rốn (hay còn gọi là vùng hạ vị). Bởi vì đây là vị trí bao bọc các cơ quan sinh sản của nữ giới như tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.

Tham khảo: Các mức độ đau bụng kinh mà phái đẹp cần lưu ý

Đau bụng kinh chủ yếu xảy ra ở vùng bụng dưới, cụ thể là vùng hạ vị

Đau bụng kinh chủ yếu xảy ra ở vùng bụng dưới, cụ thể là vùng hạ vị. (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

  • Do cơ thể tiết ra nhiều hormone Prostaglandin (PG) và các chất trung gian gây viêm khác do niêm mạc tử cung tiết ra. Hormone Prostaglandin (PG) là loại hormone khiến các nàng cảm nhận sự đau đớn khi tới kỳ. Nồng độ hormone này càng cao thì các nàng sẽ càng đau bụng khi tới kỳ hơn.

  • Đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ tử cung sẽ co bóp nhằm đẩy lớp niêm mạc tử cung bị bong và máu ra ngoài thông qua bộ phận sinh dục nữ.

  • Do đặt vòng tránh thai.

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong chu kỳ kinh nguyệt: Ăn uống đồ lạnh hoặc đồ có tính hàn và tắm nước lạnh sẽ khiến bạn gái bị đau bụng kinh hoặc cơn đau càng trở nặng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn gái vận động quá sức trong ngày hành kinh thì cũng dễ bị đau bụng.

  • Các vấn đề sức khỏe như bị hạ canxi, tụt huyết áp, nhiễm trùng đường niệu đạo đúng vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc các yếu tố về tâm lý như căng thẳng, áp lực,... cũng khiến các bạn nữ bị đau bụng kinh.

  • Một số bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u nang cơ tử cung,... cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội.

Nhiễm trùng đường niệu đạo trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh

Nhiễm trùng đường niệu đạo trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh. (Nguồn: Sưu tầm)

Các triệu chứng thường gặp

  • Cơn đau thường xuất hiện từ 1 - 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau nhất thường diễn ra khoảng 24 giờ sau ngày hành kinh đầu tiên trong chu kỳ rồi sẽ giảm dần sau 2 - 3 ngày.

  • Đau quặn bụng dưới với tần suất âm ỉ, liên tục.

  • Cơn đau có thể lan rộng sang lưng dưới và đùi dưới.

Bên cạnh những triệu chứng trên, một số nàng còn gặp phải những triệu chứng khác như:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

  • Đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy.

  • Đổ mồ hôi.

  • Táo bón.

  • Đầy hơi, chướng bụng.

  • Mệt mỏi.

Làm cách nào để giảm đau bụng kinh tại nhà?

Massage nhẹ nhàng vùng bụng

Nếu bạn bị đau bụng kinh âm ỉ, bạn có thể tiến hành massage nhẹ vùng bụng dưới. Bạn đặt tay lên bụng dưới rồi massage nhẹ theo hình tròn. Bạn có thể sử dụng rượu nóng hoặc rượu gừng để massage sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả. Phương pháp này giúp giảm co thắt đột ngột ở tử cung nên sẽ góp phần làm giảm mức độ đau bụng kinh.

Tham khảo: Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn

Massage nhẹ theo hình tròn giúp giảm đau bụng kinh tại nhà. (

Massage nhẹ theo hình tròn giúp giảm đau bụng kinh tại nhà. (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng túi chườm nóng

Bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt hoặc chai rồi cho nước ấm vào. Sau đó, bạn chườm nhẹ túi giữ nhiệt hoặc chai nước ấm lên vùng bụng dưới. Đây là cách hiệu quả nhất làm giảm việc đau bụng kinh.

Tham khảo: 15 Cách Để Hết Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Mà Đơn Giản 

Dùng túi chườm nóng là phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Dùng túi chườm nóng là phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả. (Nguồn: Sưu tầm)

Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Cung cấp đủ nước cho cơ thể vào ngày hành kinh sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, điều tiết hoạt động co thắt của tử cung. Vì thế, bạn gái nên uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nên sử dụng nước ấm vào ngày hành kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên hạn chế uống nước lạnh để tránh làm đau bụng kinh dữ dội hơn.

Tham khảo: Uống Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Có Hại Không?

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất

Bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng vào những ngày kinh nguyệt. Bạn cũng cần bổ sung các loại vitamin, chất khoáng chứa nhiều canxi như trái cây, rau xanh, cá,... và hạn chế tối đa các món ăn cay nóng. Đồng thời, đau bụng kinh sẽ đến theo từng cơn nên bạn không nên để bụng quá đói hoặc quá no vì chúng sẽ khiến bạn dễ bị đau bụng hơn.

Hạn chế các chất kích thích

Chất kích thích như caffeine, cồn,... sẽ làm tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn, vị vậy bạn nên hạn chế sử dụng chúng vào những ngày này. Cụ thể, caffeine sẽ khiến tim đập nhanh làm cơ thể trở nên mệt mỏi, căng thẳng và lo âu. Còn cồn sẽ làm tăng cơn đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời, cồn cũng làm ảnh hưởng đến rụng trứng, thời gian hành kinh và gián đoạn sự biến động của nội tiết tố nữ.

Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì?

Đau bụng kinh ở vị trí nào kèm triệu chứng gì gây nguy hiểm?

Đau dữ dội

Đau bụng kinh thường chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và ở mức độ mà bạn gái có thể chịu được. Vì thế, nếu mức độ đau bụng kinh quá dữ dội đến nỗi không chịu được và diễn ra trong thời gian dài thì có thể bạn đã bị:

  • Tắc vòi trứng: Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt đi kèm các triệu chứng như sốt, khí hư có mùi hôi và đặc. Đây là những triệu chứng của tắc vòi trứng. Tắc vòi trứng sẽ khiến các nàng khó thụ thai, thai ngoài tử cung,... nếu nàng không điều trị kịp thời.

  • U xơ tử cung:

U xơ tử cung (hay còn gọi là nhân xơ tử cung) là khối u do các tế bào cơ mềm và các mô hình thành trên lớp cơ của thành tử cung. Đa số các khối u xơ đều là lành tính và có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu u xơ tiếp tục phát triển, chèn ép lên tử cung và bàng quang sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như khó thụ thai, có thể vô sinh, dễ băng huyết khi sinh nở.

Nếu bạn gái có các triệu chứng như đau bụng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt với mức độ nặng nề, bí tiểu, tiểu nhiều lần, đau vùng hạ vị, khí hư nhiều bất thường và có màu khác lạ, xuất huyết bất thường ở âm đạo,... thì có thể cơ thể bạn gái đã xuất hiện u xơ tử cung. Lúc này, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Ung thư cổ tử cung:

Ung thư cổ tử cung là một trong các bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do các tế bào tử cung phát triển bất thường gây ra. Các tế bào ung thư tử cung làm lây bệnh cho các tế bào lành tính, gây ra khối u cổ tử cung. Bệnh lý này thường phát triển thành tế bào ác tính. Đồng thời, các dấu hiệu nhận biết bệnh lý này chỉ thường xuất hiện ở giai đoạn cuối, cho nên người bệnh sẽ bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất. Bệnh này có thể gây vô sinh, rối loạn hệ nội tiết và thậm chí là tử vong.

Các triệu chứng của bệnh này là: Đau bụng kinh dữ dội, chảy máu bất thường, khí hư có mùi bất thường hoặc kèm máu, đau đớn khi quan hệ tình dục,...

Tham khảo: 5 “bí kíp” giảm đau bụng kinh cực đơn giản mà hiệu quả tại nhà

Đau bụng kinh dữ dội có thể là biểu hiện của u xơ tử cung

Đau bụng kinh dữ dội có thể là biểu hiện của u xơ tử cung. (Nguồn: Sưu tầm)

Đau bụng kinh có kèm buồn nôn

  • Lạc nội mạc tử cung:

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô có cấu trúc nội mạc tử cung xuất hiện ở vị trí ngoài nội mạc tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng, mặt sau tử cung,... Tỷ lệ vô sinh ở các nàng bị lạc nội mạc tử cung lên đến 50% do bệnh làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng. Từ đó, bệnh này làm cản trở sự co bóp của ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn.

Triệu chứng thường gặp là đau bụng kinh có kèm buồn nôn, táo bón, mệt mỏi, xuất huyết, ngay cả khi không trong chu kỳ kinh nguyệt, đau khi tiểu tiện,... Đồng thời, bệnh này còn làm phát sinh triệu chứng đau vùng lưng và đau bụng dưới dữ dội.

  • Viêm vùng chậu:

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh sản nữ như âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và vòi dẫn trứng do virus hoặc vi khuẩn gây ra, chủ yếu là do nhiễm chlamydia và vi khuẩn lậu khi quan hệ tình dục không an toàn.

Triệu chứng của PID là máu kinh có màu sắc bất thường, đau bụng kinh có kèm buồn nôn, ói mửa, tiểu rát, sốt cao, rong kinh kéo dài, rối loạn kinh nguyệt,... Vậy đau bụng kinh ở vị trí nào là viêm vùng chậu? Thông thường, đau bụng kinh dữ dội ở vùng trên bên phải và dịch tiết âm đạo có mùi hôi thì nàng đã bị viêm vùng chậu.

  • Hẹp cổ tử cung:

Cổ tử cung là có vai trò dẫn lưu dịch nhầy và máu kinh xuống âm đạo đồng thời thải ra bên ngoài nên với các bạn nữ bị hẹp cổ tử cung, máu kinh sẽ bị ứ đọng trong thời gian dài. Vì thế, máu kinh khi thải ra ngoài sẽ có màu nâu đen hoặc đen. Hẹp cổ tử cung có thể là dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể là do các bệnh lý phụ khoa khác như lạc nội mạc tử cung, loạn sản cổ tử cung,... gây ra.

Triệu chứng: Đau bụng kinh dữ dội kèm buồn nôn, nôn mửa do tử cung hẹp nên phải co thắt mạnh để thải máu kinh ra ngoài.

Đau bụng kinh có kèm buồn nôn là một trong các dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh có kèm buồn nôn là một trong các dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. (Nguồn: Sưu tầm)

Đau bụng và xuất hiện máu cục bất thường

Đau bụng kinh dữ dội và xuất hiện máu cục lớn hơn bình thường diễn ra thường xuyên. Song, việc ra máu kinh nhiều bất thường khiến nàng phải thay băng vệ sinh sau mỗi 1 - 2 giờ là biểu hiện của các bệnh lý như:

  • Polyp tử cung, u xơ tử cung

  • Lạc nội mạc tử cung

  • Thiếu máu

  • Phì đại tử cung

  • Hư thai

  • Rối loạn đông máu

Đau dữ dội và máu kinh không đều

Đau bụng dữ dội và máu kinh không đều ở mỗi chu kỳ kèm một số triệu chứng như đau vùng xương chậu, sốt nhẹ, chuột rút, chóng mặt, hoa mắt,... thì bạn cần phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Vì rất có thể, bạn đã mắc phải một số bệnh phụ khoa và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Các bệnh lý gây đau bụng kinh dữ dội và máu kinh không đều là u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,...

Thông qua bài viết trên, các nàng đã biết được đau bụng kinh ở vị trí nào là bình thường. Nếu các nàng bị đau bụng kinh ở vị trí khác thường, diễn ra ở các chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp hay các triệu chứng khác đi kèm đau bụng kinh thì cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi vì các triệu chứng đó có thể là biểu hiện cho các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nàng. Và đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để hoạt động thoải mái và hạn chế làm bẩn quần áo những ngày kinh nguyệt nhé!

>>Tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng khi đến tháng