Vì sao bạn gái bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt?
Bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt là tình trạng mà hầu như chị em phụ nữ nào cũng từng mắc phải một vài lần. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết rõ ràng thủ phạm gây ra ngứa vùng kín sau ngày “đèn đỏ”. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và biện pháp phòng ngừa như thế nào? Cùng Kotex tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
Nguyên nhân bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt
Khi bước vào thời kỳ nguyệt san, vùng kín của nữ giới sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu. Đồng thời, còn xuất hiện triệu chứng như cơ thể đau nhức, đau bụng. Ngoài ra, tình trạng bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt cũng thường gặp ở nhiều chị em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến những thủ phạm dưới đây.
Do thay đổi nội tiết tố
Trong chu kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố khiến cho độ pH môi trường âm đạo bị thay đổi. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ chấm dứt khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc. Môi trường âm đạo thay đổi sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín. Biểu hiện ngứa có thể xảy ra trong cả chu kỳ hoặc kéo dài sau vài ngày khi hết kỳ kinh.
>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt màu đen có phải dấu hiệu mang thai không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Ngứa vùng kín sau kinh nguyệt có thể do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới (Nguồn: Sưu tầm)
Do vệ sinh không sạch
Khi bước vào chu kỳ “đèn đỏ”, huyết kinh ra rất nhiều, độ ẩm môi trường âm đạo thay đổi. Đồng thời, vùng kín cũng là khu vực nhạy cảm dễ bị các vi khuẩn xâm nhập. Nếu chị em vệ sinh vùng kín không sạch, sử dụng nguồn nước không đảm bảo hay không thay băng vệ sinh thường xuyên (4 tiếng/lần),... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt.
>> Tham khảo thêm:
Do sử dụng băng vệ sinh sai cách
Sử dụng băng vệ sinh sai cách là nguyên nhân thường gặp ở nhiều chị em, trong đó bao gồm chọn loại băng vệ sinh không phù hợp và sử dụng sai cách. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng vệ sinh có mẫu mã và mùi thơm đa dạng. Tuy nhiên, hương liệu tạo mùi trong băng vệ sinh chính là nguyên nhân dẫn tới kích ứng “cô bé” mỏng manh. Chính vì thế, khi lựa chọn băng vệ sinh, các bạn nữ cần chú ý về chất liệu băng vệ sinh (sợi bông, sợi vải) và thành phần thấm hút, đồng thời chọn loại băng ít mùi để tránh dị ứng do băng vệ sinh.
Ngoài ra, chị em sử dụng băng vệ sinh khổ quá to sẽ gây bí bách hoặc để thời gian dài không thay cũng dẫn đến tình trạng bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt. Thông thường, một băng vệ sinh chỉ nên dùng tối đa trong khoảng 4 giờ hoặc ít hơn dù chưa tràn. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa.
>> Tham khảo thêm: Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt nguyên nhân do đâu?
Do viêm phụ nhiễm phụ khoa
Viêm phụ khoa cũng là nguyên nhân chính gặp gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian hành kinh, vùng kín luôn ẩm ướt, bí bách tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm men phát triển và gây bệnh. Từ đó, khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa tăng lên với các biểu hiện như ngứa vùng kín, đau bụng dưới, mệt mỏi,…
Khi vùng kín đang gặp các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa thì chị em hãy cố gắng vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, giữ thông thoáng để nhanh hết ngứa. Một số bệnh phụ khoa phổ biến có triệu chứng ngứa vùng kín là viêm âm đạo, viêm âm hộ, nhiễm nấm candida, đau rát vùng kín hoặc các bệnh xã hội khác.
>> Tham khảo thêm: Gợi Ý 9 Cách Tẩy Vết Máu Kinh Nguyệt Trên Quần Áo Cực Dễ Dàng
Do căng thẳng, stress
Nhiều chị em khi bước vào kỳ nguyệt san sẽ gặp những triệu chứng như đau bụng, tức ngực, đau lưng, ăn không ngon,… Những triệu chứng này là nỗi ám ảnh của nhiều chị em khiến họ bị căng thẳng, stress. Đây cũng là nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa sau khi kết thúc chu kỳ kinh.
>> Tham khảo: Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Ngừng Thuốc Tránh Thai
Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây tình trạng ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
Do mắc các bệnh xã hội
Khi mắc các bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, hạ cam, HIV/AIDS, chlamydia, biểu hiện dễ gặp nhất chính là ngứa vùng kín. Khi bị nhiễm bệnh, vùng kín đã bị tổn thương do tấn công của vi khuẩn, virus. Sau kỳ kinh nguyệt, kết hợp những yếu tố về thay đổi độ ẩm, độ pH khiến tình trạng ngứa rát vùng kín càng trầm trọng hơn.
Ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt phải làm sao?
Khi bị ngứa vùng kín, chị em phụ nữ tuyệt đối không gãi để giảm ngứa nhất thời. Điều này sẽ làm gia tăng tổn thương vùng kín gây nên những vết thương hở, tạo điều kiện cho ổ loét phát triển, viêm khuẩn xâm nhập làm tình trạng viêm nhiễm gia tăng.
Để giảm ngứa vùng kín, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm, các dung dịch vệ sinh thảo dược an toàn cho vùng kín hoặc nước muối pha loãng và giữ khô thoáng vùng kín. Tình trạng bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt sẽ biến mất sau một vài ngày. Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
>> Tham khảo thêm: Tampon Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Tampon
Biện pháp phòng tránh bị ngứa vùng kín sau kinh nguyệt
Phòng tránh bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt không quá khó, bạn chỉ cần chú ý những vấn đề dưới đây:
-
Sử dụng các loại băng vệ sinh phù hợp, giữ vùng kín sạch sẽ, rửa âm đạo bằng nước ấm và khi vệ sinh nên rửa từ trước ra sau.
-
Không nên chọn nước rửa vệ sinh có mùi thơm mà nên chọn gel vệ sinh có thành phần an toàn như tinh chất bạc hà, chè xanh, Nano bạc. Cách thành phần này giúp vùng kín luôn khô thoáng, duy trì môi trường pH tự nhiên của âm đạo và không gây kích ứng da vùng kín.
-
Đồ lót nên chọn các loại vải có chất liệu mềm, cotton giúp vùng kín luôn được thông thoáng.
-
Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để giữ an toàn cho bản thân và đối phương.
-
Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, đặc biệt cần tránh stress, thức quá khuya. Bên cạnh đó, chị em cần phải thường xuyên tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch phòng chống các bệnh lây nhiễm. Về chế độ ăn cần giảm dầu mỡ, bổ sung thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, tương miso, cải muối,...
>> Tham khảo thêm: Cốc Nguyệt San Là Gì? Cách Chọn, Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San Hiệu Quả
Tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch phòng chống các bệnh lây nhiễm (Nguồn: Sưu tầm)
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt mà chị em nên biết. Hy vọng, bài viết Kotex chia sẻ trên có thể giúp chị em khắc phục tình trạng ngứa ngáy “cô bé” sau ngày “đèn đỏ” nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, các dòng sản phẩm băng vệ sinh của Kotex với nhiều ưu điểm vượt trội sẽ giúp bạn ngăn ngừa và kháng khuẩn hiệu quả trong các kỳ kinh nguyệt, đảm bảo phòng tránh các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa cho bạn nữ.
>> Tham khảo thêm: