uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói, co thắt ở vùng bụng dưới và có thể lan ra sau lưng. Rất nhiều bạn nữ gặp tình trạng đau bụng kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt và thường sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục những cơn đau này. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

>> Tham khảo thêm:

Khi bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà mức độ cơn đau bụng kinh sẽ khác nhau. Đối với các bạn nữ bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ thì không cần sử dụng thuốc giảm đau, chỉ cần chườm khăn ấm, tắm nước nóng hoặc nằm nghỉ là sẽ giảm. Trường hợp cơn đau ở mức độ nặng, ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt thì nên sử dụng thuốc giảm đau (chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ).

Nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ

Nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?

Cơ chế của thuốc giảm đau là làm giãn co tử cung và ức chế tổng hợp prostaglandin - hormone giúp bạn nữ giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng. Tác dụng của thuốc giảm đau tuy nhanh nhưng không có tác dụng trong thời gian dài, Vì vậy bạn nữ sẽ phải uống thuốc giảm đau trong những ngày đau bụng kinh. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe và dạ dày. Ngoài ra nếu bạn lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

>> Tham khảo thêm: Chậm Kinh 5 Ngày Có Phải Là Dấu Hiệu Mang Thai Không?

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh thường gặp

Khi bị đau bụng kinh, các cơn đau kéo dài và dữ dội sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của bạn nữ. Một số loại thuốc thường dùng để giảm đau bụng kinh như: Thuốc Mefenamic Acid Stada, thuốc Cataflam, thuốc giảm đau Paracetamol,... (Tuy nhiên nội dung thuốc chỉ mang tính chất tham khảo bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).

>> Tham khảo thêm: Cao ích mẫu có tác dụng gì?

Thuốc Mefenamic Acid Stada

Một trong những loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả là Mefenamic acid. Thuốc không chứa steroid và có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Lưu ý khi dùng thuốc Mefenamic acid là không nên dùng thường xuyên và dùng quá 7 ngày, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa,... Đặc biệt thuốc Mefenamic acid còn chống chỉ định với những người đang dùng thuốc chống đông, chống viêm không steroid hoặc người có tiền sử động kinh.

Thuốc giảm đau bụng kinh Mefenamic Acid STELLA

Thuốc giảm đau bụng kinh Mefenamic Acid STELLA (Nguồn: Sưu tầm)

Thuốc Cataflam

Thuốc Cataflam có thành phần chính là Natri của Diclofenac và không có chứa Steroid. Thuốc được dùng để giảm đau bụng kinh khá phổ biến, nhưng nếu dùng với liều cao và dùng trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan, giảm chức năng thận, đau vùng thượng vị,…

Lưu ý:

Không dùng thuốc Cataflam với thuốc chống đông máu, các loại thuốc chống viêm không Steroid để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Không sử dụng thuốc Cataflam cho trẻ dưới 14 tuổi.

>> Tham khảo thêm: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Thuốc Cataflam được dùng để giảm đau bụng kinh khá phổ biến

Thuốc Cataflam được dùng để giảm đau bụng kinh khá phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol cũng được dùng để giảm đau bụng kinh hiệu quả. Các bạn nữ nên dùng thuốc đúng liều và dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc giảm đau bụng kinh Paracetamol

Thuốc giảm đau bụng kinh Paracetamol (Nguồn: Sưu tầm)

Những tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh?

Thuốc giảm đau sẽ không có hại nếu như sử dụng đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Các tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh như: bị phụ thuộc thuốc mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, kích ứng dạ dày, đau đầu, dị ứng, phát ban, nổi mụn mủ, suy gan,...

>> Tham khảo thêm: 15 Cách Để Hết Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Mà Đơn Giản

Nếu lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

Nếu lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)

Một số phương pháp giảm đau bụng kinh không sử dụng thuốc

Trong trường hợp bạn nữ chỉ bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ, cơn đau ngắn và vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thì có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm đau bụng kinh nhanh chóng, hiệu quả.

Chườm ấm bụng hoặc massage bằng dầu nóng

Nhiệt độ cơ thể xuống thấp có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng kinh. Nếu nhiệt độ cơ thể cao sẽ giúp khí huyết đẩy ra ngoài dễ dàng, tử cung co thắt nhịp nhàng hơn và làm giảm cơn đau bụng kinh.

Bạn có thể dùng miếng dán nóng, túi chườm hoặc tắm nước nóng,... để làm tăng nhiệt độ cơ thể. Kết hợp cùng một vài động tác massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn để làm giảm đi cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

>> Tham khảo thêm: Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Dùng túi chườm để làm giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng

Dùng túi chườm để làm giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng (Nguồn: Sưu tầm)

Ngâm nước ấm bàn chân

Bạn nữ có thể dùng nước ấm pha thêm chút muối để ngâm bàn chân. Đồng thời massage nhẹ nhàng lòng bàn chân sẽ giúp kích thích các huyệt đạo liên quan đến vùng bụng và làm giảm cơn đau bụng kinh.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân từ 15 - 20 phút với nước ấm có chứa các dược liệu như sả, gừng để giúp thư giãn và tác động lên mạch máu làm giảm cơn đau nhanh chóng. Lưu ý vào những ngày hành kinh các bạn không nên vận động mạnh sẽ làm lượng máu kinh ra nhiều, tăng mức độ của cơn đau bụng kinh. Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập đơn giản giúp nâng cao sự dẻo dai cho cơ thể.

>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh

Dùng nước ấm pha thêm chút muối để ngâm bàn chân sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Dùng nước ấm pha thêm chút muối để ngâm bàn chân sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. (Nguồn: Sưu tầm)

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết trong cơ thể bạn nữ sẽ thay đổi và kèm theo một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau lưng,...Vì vậy trong những ngày hành kinh bạn nên đi ngủ sớm, nằm ngủ theo tư thế bào thai để làm giãn cơ bụng và điều hòa hormone. Việc này sẽ giúp giảm cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu một cách hiệu quả.

>> Tham khảo thêm: Mẹo vặt chữa rong kinh

Bạn nữ nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vào những ngày hành kinh để giảm cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu

Bạn nữ nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vào những ngày hành kinh để giảm cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu (Nguồn: Sưu tầm)

Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng

Khi gần tới chu kỳ kinh nguyệt các bạn nữ nên bổ sung nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin, khoáng chất tốt và hạn chế các đồ ăn dầu mỡ. Nên lựa chọn các thực phẩm có chứa Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B1, kẽm, Magie, Acid béo Omega - 3 có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kinh.

>> Tham khảo: Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng

Nên bổ sung nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin và các khoáng chất tốt trong những ngày hành kinh

Nên bổ sung nhiều chất xơ, nhiều hoa quả giàu Vitamin và các khoáng chất tốt trong những ngày hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng, giúp các bạn nữ giảm bớt cơn đau và cảm giác khó chịu khi bị đau bụng kinh. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc giảm đau, điều này có thể gây hại tới sức khỏe. Bên cạnh đó, việc lựa chọn băng vệ sinh cũng khá quan trọng, nên sử dụng

>> Tham khảo thêm: