Miếng dán tránh thai là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Miếng dán tránh thai là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Miếng dán tránh thai công nghệ mới giúp các cặp đôi có thể yên tâm khi làm "chuyện ấy". Nhưng bên cạnh đó, chúng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Do đó, hãy cùng Kotex tìm hiểu thật kỹ tất cả các thông tin liên quan đến miếng dán tránh thai trước khi đưa ra quyết định nên hay không nên sử dụng nhé!

>> Tham khảo: Dấu hiệu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thành công là gì?

Miếng dán tránh thai là gì và hoạt động như thế nào?

Miếng dán tránh thai là một miếng dán mỏng có kích thước khoảng 4.5 cm2, mỏng, có màu be và được dán trực tiếp lên các vị trí bắp tay, lưng trên, vùng mông hay bụng. Chúng có khả năng ngừa thai bằng cách sản sinh ra hormone estrogenprogesterone để ngăn chặn sự rụng trứng của người phụ nữ. Từ đó, tinh trùng không thể hoàn thành nhiệm vụ thụ tinh. 

Bên cạnh đó, miếng dán tránh thai còn gây nên hiện tượng làm đông đặc chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ nên khi giao phối tinh trùng khó có thể gặp trứng. Chậm hoặc quên dán một tuần hoặc gỡ miếng dán tránh thai ra quá sớm sẽ làm hiệu quả ngừa thai của sản phẩm giảm đáng kể. Nếu bạn nữ sử dụng đúng cách, miếng dán tránh thaibiện pháp tránh thai có hiệu quả cao, lên đến 95%. Khi có kế hoạch mang thai, bạn nữ chỉ cần ngưng dùng miếng dán. Sau tầm 3 chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ hoạt động lại bình thường.

>> Tham khảo thêm:

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai là gì?

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Cách dùng miếng dán tránh thai là thắc mắc của khá nhiều bạn nữ. Thực tế, sản phẩm này rất dễ sử dụng, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần can thiệp ngoại khoa như một số phương pháp tránh thai khác.

Đầu tiên, bạn nữ hãy xé bao đựng miếng dán tránh thai nhẹ nhàng dọc theo mép bao, lấy sản phẩm ra rồi bóc miếng dán sao cho hạn chế chạm tay vào bề mặt băng dính. Sau đó bạn nữ dán miếng dán tránh thai lên vùng da khô sạch, không có lông hoặc ít lông như bắp tay, bụng, lưng trên hoặc mông. Để sản phẩm bám có thể chắc trên da và không dễ rơi ra khi hoạt động, bạn nên miết ngón tay dọc theo mép miếng dán trong khoảng 10 giây.

>> Tham khảo thêm:

Miếng dán tránh thai có thể dễ dàng sử dụng tại nhà

Miếng dán tránh thai có thể dễ dàng sử dụng tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng miếng dán tránh thai khi nào?

Thời điểm bạn nữ có thể bắt đầu sử dụng là một ngày sau khi ngày ‘đèn đỏ’ kết thúc, dán miếng dán tránh thai lên da và giữ nguyên trong vòng 7 ngày. Sau đó, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán miếng mới ở một vị trí ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn, không nhất thiết ở vị trí cũ. Tuần thứ 2, 3 lại tiếp tục như vậy, sang tuần 4 thì ngưng dán để kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Hết chu kỳ kinh nguyệt, chúng ta tiếp tục lặp lại quy trình trên. 

Chú ý: Trong 1 tuần đầu tiên dùng miếng dán tránh thai thì bạn gái cần phải sử dụng kết hợp với 1 biện pháp tránh thai khác, ví dụ bao cao su, đến tuần thứ 2 thì không cần nữa.

>> Tham khảo thêm:

Trong tuần đầu tiên cần dùng miếng dán tránh thai kết hợp cùng 1 biện pháp tránh thai khác

Trong tuần đầu tiên cần dùng miếng dán tránh thai kết hợp cùng 1 biện pháp tránh thai khác (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai

  • Không được dán miếng dán tránh thai lên vú, phần da đang bị kích ứng hoặc bị thương

  • Không sử dụng các loại kem, phấn, thuốc bôi hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán hoặc sắp được dán để tránh làm giảm tính bám dính của miếng dán tránh thai, làm giảm hiệu quả ngừa thai.

  • Không dùng băng dính để giữ miếng dán, đặc biệt không bóc ra dán vào hay thay đổi vị trí miếng dán bằng bất kỳ cách nào khi đã dán lên da. Bởi vì làm như vậy có thể làm lượng hormone phân phối vào cơ thể thay đổi.

  • Không nên tháo miếng dán trong những hoạt động thường ngày, như tắm rửa, bơi lội, tập thể dục thể thao,... để cơ chế giải phóng hormone vào cơ thể bạn gái không bị gián đoạn.

  • Nên thăm khám bác sĩ để chắc chắn bản thân không thuộc nhóm các đối tượng chống chỉ định sử dụng miếng dán tránh thai.

  • Không thể dùng miếng dán tránh thaithuốc tránh thai cùng lúc.

>> Tham khảo: Thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên có an toàn không?

Không thể dùng miếng dán tránh thai và thuốc tránh thai cùng lúc

Không thể dùng miếng dán tránh thai và thuốc tránh thai cùng lúc (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu điểm và nhược điểm của miếng dán tránh thai

Miếng dán ngừa thai có ưu điểm gì?

  • Mang lại hiệu quả tránh thai cao

  • Dễ sử dụng, không ngăn trở các cặp đôi thân mật hay quan hệ tình dục

  • Không cần như như thuốc tránh hàng ngày, phải dùng thường xuyên mà chỉ cần đổi miếng dán mỗi tuần một lần.

  • Không hấp thụ các hormone nội tiết tố nữ qua bao tử nên bạn bạn không cần lo lắng hiệu quả ngừa thai sẽ bị ảnh hưởng những khi bị buồn nôn, tiêu chảy.

  • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giúp phụ nữ ít bị đau bụng kinh vào ngày ‘đèn đỏ’ hơn

  • Cải thiện tình trạng mụn trứng cá

  • Hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh.

>> Tham khảo: Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp mà bạn có thể gặp

Miếng dán tránh thai không ngăn trở sự gần gũi giữa các cặp đôi

Miếng dán tránh thai không ngăn trở sự gần gũi giữa các cặp đôi (Nguồn: Sưu tầm)

Nhược điểm của miếng dán tránh thai là gì?

Không thể phủ nhận những tác dụng và tính tiện lợi của miếng dán tránh thai dành cho chị em phụ nữ nhưng bên cạnh đó chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây cục máu đông ở chân

  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ

  • Gây sỏi túi mật

  • U gan

  • Kích ứng nhẹ vùng da đã dán

  • Cương đầu vú

  • Ra máu âm đạo giữa chu kỳ

  • Buồn nôn

  • Chướng bụng

  • Đau đầu

  • Tăng cân nhẹ

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

  • Thay đổi tâm trạng thất thường

  • Rong huyết ở vài chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Ngoài ra, miếng dán tránh thai không thể ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh giang mai, sùi mào gà, bệnh lậu,.., Do đó bạn gái vẫn sử dụng các phương pháp quan hệ tình dục an toàn.

>> Tham khảo: Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì? Những điều cần lưu ý

Các trường hợp chống chỉ định sử dụng miếng dán tránh thai

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai

  • Mẹ bỉm đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau khi sinh

  • Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như người từ 35 tuổi trở lên, hút thuốc lá nhiều, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường,...

  • Người đã và đang mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn đông máu, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch, bệnh lý van tim,...

  • Người bị suy gan, xơ gan, u gan.

>> Tham khảo: Cấy que tránh thai và những điều cần biết

Chống chỉ định tương đối

  • Người đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống co giật phenytoin, carbamazepin, barbiturat, primidon, topiramate, oxcarbazepine, thuốc kháng virus, kháng sinh rifampicin...

  • Mẹ bỉm đang cho con bú từ 6 tuần - 6 tháng sau khi sinh

  • Phụ nữ không cho con bú trong vòng 1 tháng sau khi sinh

  • Người có tiền sử bị ung thư vú và không tái phát trong vòng 5 năm

  • Người bị rối loạn lipid máu.

Do đó, nếu bạn nữ e ngại các tác hại của miếng dán tránh thai hoặc không chắc mình có nằm trong nhóm những người chống chỉ định sử dụng hay không, bạn có thể tham khảo những cách tránh thai an toàn khác tại chuyên mục Tránh thai của Kotex.

>> Tham khảo thêm:

Phụ nữ đang cho con bú 6 tuần - 6 tháng sau khi sinh chống chỉ định dùng miếng dán tránh thai

Phụ nữ đang cho con bú 6 tuần - 6 tháng sau khi sinh chống chỉ định dùng miếng dán tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp

Miếng dán tránh thai giá bao nhiêu?

Hiện nay ở Việt Nam, miếng dán tránh thai phổ biến nhất trên thị trường là Evra xuất xứ Thái Lan. Sản phẩm này có giá dao động từ 210,000 - 250,000 đồng/ hộp 3 miếng tùy nơi bán. Ngoài ra, màng phim tránh thai VCF cũng rất được các bạn nữ ưa chuộng, thường được bán với giá 110,000 - 140,000 đồng/ hộp 3 miếng.

>> Tham khảo: Cách Dán Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn Khi Ngủ & Những Điều Cần Lưu Ý

Miếng dán tránh thai mua ở đâu?

Bạn có thể mua miếng dán tránh thai dễ dàng ở các hiệu thuốc, cơ sở y tế hoặc đặt mua online trên các trang thương mại điện tử uy tín.

Hi vọng với những thông tin chi tiết về miếng dán tránh thai, các bạn gái đã hiểu rõ về lợi ích cũng như tác hại của miếng dán, từ đó đưa ra cho mình quyết định nên hay không nên sử dụng biện pháp tránh thai này. Và đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt, đặc biệt vào những ngày hành kinh bạn nhé! Hãy sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để có những trải nghiệm thật nhẹ nhàng và tuyệt vời trong những kỳ nguyệt san bạn gái nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan