uong-thuoc-dau-bung-kinh-co-bi-vo-sinh-khong

Uống Thuốc Đau Bụng Kinh Có Bị Vô Sinh Không? Nên Lưu Ý Điều Gì?

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp của chị em mỗi khi đến mùa “dâu rụng”. Những cơn đau có khi nhẹ, có khi khiến các chị em phải khó chịu, quằn quại gây ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày. Và để làm dịu các cơn đau đó nhanh chóng nhiều chị em đã lựa chọn uống thuốc giảm đau bụng kinh. Vậy uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Kotex tìm câu trả lời ngay sau bài viết dưới đây nhé.

>> Tham khảo thêm:

Đau bụng kinh dữ dội phải dùng thuốc giảm đau

Đau bụng kinh dữ dội phải dùng thuốc giảm đau (Nguồn: Sưu tầm)

Uống thuốc đau bụng kinh vô sinh không?

Mỗi khi cơn đau kéo đến dữ dội, nhiều bạn gái chọn thuốc giảm đau bụng kinh để gỡ rối tình hình. Tuy nhiên nhiều chị em cũng lo lắng thường xuyên uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Cũng Kotex tìm hiểu ngay nhé.

Uống thuốc giảm đau khi có kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Đau bụng kinh là tình trạng co thắt tử cung nhằm đẩy lượng máu kinh từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Việc sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm liền cơn đau nhưng việc lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản hoặc nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi kỳ hành kinh uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh lâu dài có thể sẽ làm dày niêm mạc tử cung, gây khó khăn cho quá trình làm tổ của trứng sau khi thụ tinh. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống thuốc giảm đau bụng kinh gây vô sinh. Tuy nhiên việc làm dụng quá mức có thể sẽ làm rối loạn kinh nguyệtrối loạn nội tiết tố và có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng gián tiếp đến quả sinh sản sau này.

>> Tham khảo: Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Là Gì? Cách Sử Dụng An Toàn, Hiệu Quả

Nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ là gì?

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh sinh lý và đau bụng kinh do bệnh lý.

Đau bụng kinh sinh lý: Cơn đau sẽ xuất hiện âm ỉ trong quá trình hành kinh, thường kéo dài từ 1 - 2 ngày và có các triệu chứng đi kèm như tức ngực, hoa mắt, chóng mặt,... Đây là biểu hiện bình thường của một chu kỳ hành kinh, nó sẽ chấm dứt khi kết thúc chu kỳ hành kinh. Chị em không cần quá lo lắng vì nó sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Đau bụng kinh do bệnh lý: Khi có những cơn đau dữ dội trong quá trình hành kinh thì chị em cần nên lưu ý nhé. Đây có thể là dấu hiệu của việc mắc bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, rối loạn buồng trứng, đa nang buồng trứng,... Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời thăm khám và điều trị. Và đây cũng là một nguyên nhân chính gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ.

Cũng có nhiều chị em do lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh thường xuyên và kéo dài gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm nhiễm phụ khoa, lâu dần có thể gây vô sinh, hiếm muộn. Do đó các bạn cần quan tâm, theo dõi sức khỏe và tình trạng đau bụng kinh của mình nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất nhé.

>> Tham khảo: Nguyên Nhân Đau Bụng Kinh Dữ Dội Là Gì? Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Có nên sử dụng thuốc đau bụng kinh không?

Thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả tức thì làm giảm nhanh các cơn đau, đem lại cảm giác dễ chịu cho chị em vào ngày hành kinh. Có thể có nhiều chị em chưa nắm được hết tác dụng của việc uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không nên vẫn thoải mái sử dụng. Thực tế việc sử dụng thuốc giảm đau lâu dài không đem lại kết quả tốt cho chị em đâu nhé. Sử dụng thuốc lâu dài, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản như gây vô sinh, hiếm muộn hay gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Vì thế, tốt hơn hết chị em nên hạn chế sử dụng thuốc, thăm khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn khi dùng thuốc. Áp dụng các phương pháp làm giảm đau bằng những cách làm tự nhiên, tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi ăn uống hợp lý để làm dịu các cơn đau, bảo vệ sức khỏe của mình nhé. 

>> Tham khảo: Các Tư Thế Nằm Giúp Giảm Đau Bụng Kinh Nhanh Chóng

Tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh

Thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng làm dịu đi các cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh cũng gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Dễ bị phụ thuộc, nghiện thuốc: Những loại thuốc giảm đau mạnh thường có chứa chất an thần do đó có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc cho người sử dụng. Việc sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc mỗi khi chu kỳ hành kinh bắt đầu. 

  • Tăng nguy cơ cao huyết áp: Trong thuốc giảm đau có chứa muối ion Na+ - là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

  • Nguy cơ làm tổn thương gan: Các loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể gây tổn thương cho gan nếu dùng sai cách. Khi gan suy giảm chức năng hoạt động sẽ gây ra các triệu chứng như gây chán ăn, buồn nôn,...nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn đến suy gan và tử vong. 

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch: Lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài có thể gây khó thở, tắc tim mạch, mỡ máu,... gây ảnh hưởng đến tim và não bộ.

  • Nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn: Hiện chưa có bằng chứng cho việc uống thuốc giảm đau bụng kinh gây vô sinh trực tiếp. Tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm nhiễm phụ khoa,... lâu dần có thể là nguyên nhân gián tiếp gây vô sinh, hiếm muộn.

>> Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì để giảm đau hiệu quả? 

Dấu hiệu khả năng sinh sản tốt là gì?

Một số dấu hiệu cho thấy khả năng sinh sản tốt ở nữ như sau:

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, không đau dữ dội: Chu kỳ kinh đều đặn đồng nghĩa với môi trường tử cung khỏe vì thế khả năng thụ thai sẽ rất cao.

Tử cung khỏe mạnh: Khi chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định và không bị đau dữ dội thường xuyên thì khả năng tử cung khỏe là đều rất cao. Khi tử cung khỏe thì khả năng sinh sản cũng tốt theo.

Chưa bị viêm nhiễm vùng kín: Đây là dấu hiệu của sức khỏe sinh sản tốt, khả năng thụ thai sẽ rất cao.

>> Tham khảo: Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn vào kỳ kinh là bình thường hay bất thường?

Đau bụng kinh dữ dội phải dùng thuốc giảm đau

Đau bụng kinh dữ dội phải dùng thuốc giảm đau (Nguồn: Sưu tầm)

Lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh dễ gây bệnh tim mạch (Nguồn: Internet)

Tổng hợp các thói quen sinh hoạt và cách để giảm đau bụng kinh tự nhiên

Đau bụng kinh thường sẽ dẫn đến đau nhức ở vùng lưng, đùi gây ra cảm giác mệt mỏi cho nhiều chị em. Nếu trường hợp cơn đau quá mức chịu đựng thì chị em nên thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Còn những cơn đau âm ỉ, chị em nên hạn chế sử dụng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thực hiện một số cách làm giảm đau sau đây:

  • Dùng túi chườm ấm vùng bụng: Thông thường những ngày “dâu rụng” cơ thể chị em dễ nhạy cảm, dễ bị cảm lạnh. Khi bị lạnh thì có thể làm giảm lưu thông máu gây ra tình trạng đau bụng kinh nhiều hơn. Vì thế chườm túi ấm ở vùng bụng sẽ giúp lưu thông khí huyết, tránh máu vón cục sẽ hạn chế gây đau bụng kinh. Bên cạnh đó việc vệ sinh cá nhân vào những ngày này các bạn cũng nên dùng nước ấm, tránh gió lạnh hay uống nước đá nhé. 

  • Nghỉ ngơi hợp lý, massage vùng bụng: Những ngày này chị em nên yêu cơ thể mình hơn, nên tránh các hoạt động mạnh, hạn chế mang vác nặng. Có thể uống trà gừng hoặc massage vùng bụng dưới với gừng tươi nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể và lưu thông khí huyết tốt hơn.

  • Ngủ đủ giấc: Những ngày hành kinh thì hormone có sự thay đổi dẫn đến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Vì thế bạn nên ngủ đủ giấc để giúp cơ thể phục hồi năng lượng, hormone được điều hòa. Điều này sẽ làm giảm các cơn đau bụng kinh đáng kể đấy bạn nhé.

  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh, đủ chất giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóng sẽ làm giảm các triệu chứng đau. Bạn cần bổ sung vitamin B1, B6, E,... uống nhiều nước lọc trong những ngày đèn đỏ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: cà phê, rượu, bia,... giảm ăn uống các loại thực phẩm lạnh hay cay nóng, dầu mỡ để tốt cho hệ tiêu hóa và giúp lưu thông khí huyết tốt.

  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng: Trong kỳ đèn đỏ bạn vẫn được luyện tập thể thao nhé. Tuy nhiên luyện tập phải ở mức độ nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp máu dễ lưu thông hơn.

  • Tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan: Để có một sức khỏe tốt, hạn chế đau bụng kinh thì việc giữ một tinh thần vui tươi, lạc quan là điều rất cần thiết các bạn nhé.

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các bạn không được tự ý mua thuốc ngoài sử dụng nhé, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn. Tốt hơn hết bạn nên khám bác sĩ để được kê đơn đúng liều lượng nhé.

>> Tham khảo: Uống Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Có Hại Không?

Dùng túi chườm ấm làm giảm cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên

Dùng túi chườm ấm làm giảm cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi tự sử dụng thuốc đau bụng kinh tại nhà

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh khi thực sự không chịu nổi những cơn đau. Vì thuốc giảm đau bụng kinh có gây ra một số tác dụng phụ như đã liệt kê bên trên, bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng thuốc tại nhà:

  • Đọc kỹ thành phần của loại thuốc giảm đau mình muốn sử dụng;

  • Uống thuốc đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định;

  • Không được dùng thuốc Aspirin, Ibuprofen,... nếu mắc hen suyễn, dạ dày,...

  • Không dùng thuốc có chứa Aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi;

  • Không sử dụng thuốc tránh thai để làm giảm cơn đau, vì thuốc này có thể gây vô sinh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp,...

>> Tham khảo: Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Dùng túi chườm ấm làm giảm cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên

Uống thuốc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào cần thăm khám để điều trị các triệu chứng đau bụng kinh nặng?

Nếu đau bụng kinh do yếu tố sinh lý, các cơn đau âm ỉ thì bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm đau như đã hướng dẫn bên trên. Tình trạng này không cần thăm khám bác sĩ và không cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh.

Trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý, các cơn đau dữ dội kéo dài kèm theo đau ở vùng xương chậu thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và sẽ tư vấn, đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bạn nhé.

Thăm khám bác sĩ khi cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài

Thăm khám bác sĩ khi cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài (Nguồn: Sưu tầm)

Bên trên là tổng hợp những giải đáp về thắc mắc uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không mà Kotex muốn chia sẻ đến các bạn. Các bạn gái hãy yêu thương, chăm sóc cơ thể mình thật tốt trong kỳ đèn đỏ nhé. Đừng quên lựa chọn sản phẩm băng vệ sinh Kotex chất lượng để bảo vệ sức khỏe và đem lại cảm giác dễ chịu, an toàn vào kỳ hành kinh của mình nhé.

>> Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan