lac-noi-mac-tu-cung

Lạc nội mạc tử cung là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu, cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung có phải là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bạn nữ? Thường thì 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có 1 người gặp phải tình trạng này. Nếu bệnh ở tình trạng nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bạn nữ bị vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Tình trạng các mô tương tự như lớp niêm mạc phát triển ở bên ngoài hoặc ở tử cung được gọi là bệnh lạc nội mạc tử cung. Giống như các niêm mạc bên trong tử cung, các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và gây nên tình trạng đau bụng kinh, chảy máu bên trong khung chậu.

Bạn có thể hiểu nội mạc tử cung là lớp niêm mạc lót bên trong tử cung, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không được diễn ra.

Nếu như khối lạc nội mạc cổ tử cung không bong ra mà tiếp tục phát triển sẽ gây ra một số vấn đề như:

  • Tắc ống dẫn trứng, tổn thương buồng trứng, phần máu bị kẹt trong buồng trứng có thể tạo thành u nang.

  • Sưng (viêm), đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt, các vấn đề liên quan đến bàng quang và ruột.

  • Tạo nên mô sẹo và kết dính (Mô sẹo cũng là nguyên nhân gây khó thụ thai, đau vùng chậu)

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Bệnh lạc nội mạc tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại lạc nội mạc tử cung

Dựa vào vị trí khởi phát lạc nội mạc tử cung được chia làm 3 loại:

  • Tổn thương phúc mạc bề ngoài:  Đậy là tình trạng phổ biến nhất, xuất hiện tổn thương trên màng bụng (là màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng hay khoang chậu). 

  • U nội mạc tử cung (hay còn gọi là tổn thương buồng trứng): Những u này chứa đầy chất lỏng, sẫm màu, được hình thành sâu ở trong buồng trứng và có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh.

  • Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Có khoảng 1 - 5% phụ nữ gặp tình trạng này, loại này thường phát triển dưới phúc mạc và khiến các cơ quan tử cung tổn thương, ví dụ như ruột hoặc bàng quang.  

Các loại lạc nội mạc tử cung thường gặp

Các loại lạc nội mạc tử cung thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu bị lạc nội mạc tử cung

Mỗi người bị lạc nội mạc tử cung sẽ có dấu hiệu khác nhau và tùy tình trạng bệnh sẽ có triệu chứng nặng hay nhẹ. Dấu hiệu phổ biến nhất mà nhiều bạn nữ mắc phải là các cơn đau như:

  • Đau bụng kinh: Cơn đau sẽ trở nên nặng hơn theo thời gian.

  • Đau mạn tính: Cơn đau xảy ra ở các vùng như xương chậu và lưng dưới.

  • Đau khi quan hệ tình dục

  • Đau ruột

  • Đau trong thời kỳ kinh nguyệt khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện.

  • Đau chân: Khi bị lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối giữa chân, hông và háng, dẫn đến tình trạng đau chân, khó đi lại.

  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

  • Các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,... thường xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Đối với nhiều trường hợp khi bị lạc nội mạc tử cung không có bất kỳ dấu hiệu nào. Các bạn nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị phù hợp.Dấu hiệu để nhận biết bạn đang mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

Dấu hiệu để nhận biết bạn đang mắc bệnh lạc nội mạc tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Các giai đoạn bệnh

Bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn rất nhẹ, có một vài mô cấy nhỏ trên cơ quan hoặc mô lót vùng bụng/chậu, có ít hoặc không có mô sẹo.

  • Giai đoạn II: Là giai đoạn nhẹ, có nhiều mô cấy hơn và chúng nằm sâu trong các mô, có thể có một số mô sẹo.

  • Giai đoạn III: Là giai đoạn trung bình, có nhiều mô cấy sâu, xuất hiện u nội mạc tử cung và mô sẹo ở vòi tử cung, quanh buồng trứng.

  • Giai đoạn IV: Là giai đoạn nặng, có nhiều mô cấy sâu và kết dính, xuất hiện mô sẹo dính xung quanh vòi tử cung, giữa tử cung, buồng trứng và phần dưới của ruột.

Các giai đoạn của bệnh lạc nội mạc tử cung không được phân chia dựa trên mức độ nặng hay nhẹ của triệu chứng. Ví dụ bệnh nhân ở giai đoạn IV không có triệu chứng đau nhưng bệnh nhân ở giai đoạn I lại có triệu chứng đau đớn dữ dội.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc trong cơ tử cung

Theo như nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung, một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Dòng kinh chảy ngược: Là nguyên nhân chính gây nên bệnh, bởi khi mô kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng sẽ lắng đọng trên các cơ vùng chậu và sau đó sẽ sinh sôi, phát triển.

  • Yếu tố di truyền: Bệnh này có khả năng di truyền qua gen

  • Hệ thống miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch có vấn đề, không nhận ra và phá hủy các nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. 

  • Nội tiết tố: Sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, nồng độ hormone estrogen tăng cao hình thành nên lạc nội mạc  tử cung.

  • Phẫu thuật: Sau một số cuộc phẫu thuật ở vùng bụng như mổ lấy thai, cắt bỏ tử cung,...gây nên các mô nội mạc tử cung. 

Kinh nguyệt trào ngược

Trong chu kỳ kinh nguyệt máu kinh có chứa niêm mạc tử cung, nếu phần máu kinh này không đi ra ngoài mà chảy ngược vào buồng trứng, theo ống dẫn trứng đi vào trong xoang chậu. Các niêm mạc này sẽ bám lên bề mặt của các cơ quan trong xoang chậu và thành khung xương chậu, chúng tích tụ lâu ngày, dày lên và gây ra tình trạng chảy máu trong kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt trào ngược là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Kinh nguyệt trào ngược là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Biến đổi tế bào phúc mạc và tế bào phôi

Do yếu tố miễn dịch hoặc một loại hormone nào đó thúc đẩy khiến các tế bào của phúc mạc biến đổi thành nội mạc tử cung. Ngoài ra, khi ở độ tuổi dậy thì dưới sự tác động của hormone estrogen các tế bào phôi thai cũng có thể biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung.

Rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch gặp vấn đề và có lỗ hổng trong hàng rào bảo vệ sẽ không phát hiện được nội mạc tử cung đi lạc ở trong cơ thể. Vì không phát hiện được nên sẽ không phá hủy các tế bào này, dẫn đến hình thành bệnh lạc nội mạc tử cung. Một số trường hợp đặc biệt, nội mạc tử cung không chỉ ở trong xoang chậu mà còn bám ở những nơi khác.

Từng trải qua các cuộc giải phẫu ở tử cung

Sau một số cuộc phẫu thuật như mổ lấy thai, tử cung, buồng trứng,...sẽ để lại sẹo. Các niêm mạc tử cung có thể bám vào vị trí vết mổ và gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung. Vì các dịch mô và mạch máu ở vị trí vết mổ phát triển.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh?

Bệnh lạc nội mạc tử cung cũng khá phổ biến, thường thì 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có 1 người gặp phải tình trạng này. Những phụ nữ trong độ tuổi 30 - 40 tuổi sẽ dễ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hơn ở độ tuổi khác. 

Phụ nữ trong độ tuổi 30 - 40 tuổi sẽ dễ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hơn

Phụ nữ trong độ tuổi 30 - 40 tuổi sẽ dễ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra còn gây kích thích, viêm, sưng và ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Lâu dần có thể hình thành mô sẹo (gọi là sự kết dính) làm cho các cơ quan bị dính vào nhau, chảy máu, viêm và gây ra các cơn đau.

Lạc nội mạc tử cung còn có thể khiến bạn nữ bị vô sinh, theo thống kê cho thấy gần 40% bạn nữ bị vô sinh có liên quan đến bệnh này. Bệnh có thể làm hỏng trứng, tinh trùng trong quá trình thụ thai, cản trở sự di chuyển vào ống dẫn trứng và qua tử cung. Đối với tình trạng bệnh nặng thì ống dẫn trứng có thể bị chặn bởi mô sẹo.

Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn nữ

Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị lạc nội mạc tử cung

Tùy vào tình trạng bệnh mà có cách điều trị khác nhau, lạc nội mạc tử cung có thể điều bị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cả hai.

Sử dụng thuốc

Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng thuốc nhằm làm chậm sự phát triển của các mô nội mạc tử cung và ngăn cản sự kết dính. Một số loại thuốc được sử dụng như: Thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai,...

Thuốc tránh thai cũng được dùng để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung

Thuốc tránh thai cũng được dùng để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung

Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phẫu thuật nhằm giảm đau và cải thiện chức năng sinh sản. Phương pháp phẫu thuật sẽ cắt bỏ các mô nội mạc tử cung và giúp chấm dứt các cơn đau. Tuy nhiên các cơn đau có thể quay trở lại sau phẫu thuật, bởi các mô lạc nội mạc tử cung chưa được xác định và loại bỏ hoàn toàn. Bạn cần sử dụng thuốc và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị như mong muốn.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các mô nội mạc tử cung

Sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các mô nội mạc tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh lạc nội mạc tử cung. Bạn có thể ghé website Kotex để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác và lựa chọn ngay các sản phẩm của kotex để bạn luôn tự tin, thoải mái trong kỳ kinh nguyệt.

 

Xem thêm: