hội chứng sốc nhiễm độc

Hội Chứng Sốc Nhiễm Độc (TSS) Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Hội chứng sốc nhiễm độc là gì?
  • Nguyên nhân gây ra Hội chứng sốc nhiễm độc là gì?
  • Triệu chứng của Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Đối tượng có nguy cơ mắc Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Cách phòng ngừa bệnh Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Các phương pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Biện pháp điều trị Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Lời kết
  • Hội chứng sốc nhiễm độc là một dạng tình trạng đặc biệt nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Dù đây là một hiện tượng hiếm, hầu như ít khi xảy ra nhưng rất đáng lo ngại và cần được nhận biết rõ. Để hiểu sâu hơn về Hội chứng sốc nhiễm độc này cũng như nguyên nhân và cách phòng chống, hãy cùng Kotex tham khảo nội dung bài viết sau đây.

    Xem thêm:

    Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

    TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất & Cách Dùng

    Có Nên Dùng Băng Vệ Sinh Hàng Ngày Không? Có Tốt Không?

    Hội chứng sốc nhiễm độc là gì?

    Hội chứng sốc nhiễm độc có tên tiếng anh là Toxic Shock Syndrome (TSS) là một tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm và hiếm gặp. Hội chứng này bắt đầu bằng các triệu chứng đột ngột, xảy ra ở những phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh, nhất là ở phụ nữ sử dụng các dòng băng vệ sinh siêu thấm.

    Theo nhiều thống kê, hơn một phần ba các trường hợp gặp hội chứng sốc nhiễm độc có mối liên kết với phụ nữ ở độ tuổi dưới 19 và đến 30% nữ giới tái phát bệnh sau khi mắc phải. Chính Hội chứng này làm ảnh hưởng đến các cơ quan, cơ thể suy yếu nhanh chóng và bệnh nhân cần được chăm sóc từ y tế ngay lập tức.

    Hội chứng sốc nhiễm độc là gì?

    Hội chứng sốc nhiễm độc xảy ra khi phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Internet) 

    Nguyên nhân gây ra Hội chứng sốc nhiễm độc là gì?

    Sau khi tìm hiểu về Hội chứng sốc nhiễm độc là gì? Hãy cùng Kotex tìm hiểu về những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Vi khuẩn Staphylococcus Aureus là một trong những loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da ở người bị bỏng và bệnh nhân sau phẫu thuật. Và đây cũng chính là loài vi khuẩn xuất hiện trong vùng âm đạo.

    Trong điều kiện cơ địa bình thường, vi khuẩn Staphylococcus Aureu không có hại. Tuy nhiên khi có môi trường phát triển thích hợp, chúng phát triển nhanh chóng và giải phóng lượng lớn chất độc. Chính chất độc này sẽ đi vào máu làm cơ thể xuất hiện Hội chứng sốc nhiễm độc.

    Những điều kiện thuận lợi trong thời kỳ kinh nguyệt gây nhiễm khuẩn:

    • Dùng băng vệ sinh có độ thấm hút cao gây khô, thay đổi nồng độ pH vùng kín.
    • Sử dụng tampon làm từ sợi polyester, dễ gây vết xước trên thành âm đạo, vỡ mạch máu.
    • Những loại xốp ngừa thai, dụng cụ màng ngăn được đặt trong âm đạo để phòng thai cũng mang lại nguy cơ sốc nhiễm độc.
    • Vi khuẩn xâm nhập thông qua vết thương hở, vết bỏng, các vết sau phẫu thuật, sau sinh,...

    Nguyên nhân gây ra Hội chứng sốc nhiễm độc là vi khuẩn Staphylococcus Aureus

    Staphylococcus Aureus là nguyên nhân gây ra Hội chứng sốc nhiễm độc (Nguồn: Internet) 

    Xem thêm:

    Review ưu, nhược điểm và cách chọn băng vệ sinh dạng quần

    30+ cách giảm đau bụng kinh đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà

    Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Triệu chứng của Hội chứng sốc nhiễm độc

    Thông thường, triệu chứng của Hội chứng sốc nhiễm độc cũng giống với các hiện tượng nhiễm trùng khác như sưng tấy, cơ thể nóng, da đỏ, kèm theo tình trạng sức khỏe mệt mỏi,... Triệu chứng này xuất hiện sau khoảng 2 ngày kể từ khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà có những biểu hiện riêng biệt.

    Do nguyên nhân chủ yếu là từ vi khuẩn Staphylococcus Aureus (tụ cầu vàng) nên bệnh nhân thường có các dấu hiệu bệnh: sốt cao trên 39 độ, nổi mẩn đỏ, hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiêu chảy kèm theo mất nước, đau đầu. Da bong từng mảnh ở lòng bàn tay, bàn chân sau khi xuất hiện các triệu chứng từ 1-2 tuần.

    Ngoài ra còn có trường hợp mắc Hội chứng sốc nhiễm độc do nhiễm khuẩn liên cầu Streptococcus, thường xảy ra sau khi mắc thủy đậu, nhiễm trùng da hay cơ thể có miễn dịch yếu. Đau nhức dữ dội đột ngột, có vết bầm tím, nổi mẩn đỏ như cháy nắng, khó thở, chóng mặt, sốc do giảm thể tích tuần hoàn,... chính là những triệu chứng khi mắc phải Hội chứng này.

    Một trong những dấu hiệu của Hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao

    Sốt cao là một trong những dấu hiệu của Hội chứng sốc nhiễm độc (Nguồn: Internet) 

    Xem thêm:

    Góc chuyên gia: Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra nhanh?

    Hướng Dẫn Sử Dụng 7 Loại Thuốc Đau Bụng Kinh An Toàn Và Hiệu Quả

    Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị

    Đối tượng có nguy cơ mắc Hội chứng sốc nhiễm độc

    Đối tượng có nguy cơ mắc Hội chứng sốc nhiễm độc là gì? Tất cả nam lẫn nữ đều có khả năng mắc phải hiện tượng này, nhưng về cơ bản có nguy cơ xảy ra cao ở:

    • Phụ nữ thường xuyên dùng băng vệ sinh dạng tampon siêu thấm, miếng xốp hay màng ngăn tránh thai.
    • Người đang có các vết thương hở, bị bỏng da.
    • Người vừa sinh con, trải qua đợt phẫu thuật cơ thể.
    • Bệnh nhân nhiễm cúm, siêu vi, thủy đậu và người có hệ miễn dịch kém.

    Có nguy cơ mắc Hội chứng sốc nhiễm độc cao hơn khi dùng tampon siêu thấm

    Người dùng tampon siêu thấm có nguy cơ mắc Hội chứng sốc nhiễm độc (Nguồn: Internet) 

    Cách phòng ngừa bệnh Hội chứng sốc nhiễm độc

    Đến cơ sở y tế khi có triệu chứng

    Bởi đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời trong thời gian đầu, vì vậy việc cẩn thận nên được ưu tiên trên hết. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa,... Các nàng nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, nếu đang trong giai đoạn hành kinh, bạn nên ngưng sử dụng băng vệ sinh, các dạng tampon nhằm ngăn ngừa tình trạng trở nên xấu hơn.

    Đến cơ sở y tế nhanh chóng khi cơ thể bất thường

    Gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường (Nguồn: Internet) 

    Xem thêm:

    Rong Kinh Là Gì: Dấu Hiệu, Nguyên nhân Và Cách Điều Trị

    Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác

    Cách Tính Ngày Rụng Trứng Là Ngày Nào Nhanh Và Chuẩn Nhất

    Lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp

    Không nên chọn các loại băng vệ sinh có độ thấm hút quá cao, đặc biệt là băng vệ sinh tampon siêu thấm. Vì việc này sẽ làm tăng nguy cơ sốc nhiễm độc. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế dùng các dòng băng vệ sinh có độ thấm hút kém vì lượng máu không được thấm hút kịp thời sẽ làm tăng độ ẩm vùng kín, dễ gây nhiễm trùng.

    Băng vệ sinh Kotex Khô Thoáng Bảo Vệ Toàn Diện Siêu Mỏng

    Băng vệ sinh Kotex Khô Thoáng phù hợp với nhiều đối tượng (Nguồn: Internet) 

    Vệ sinh ngày đèn đỏ đúng cách

    Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và rửa tay trước lẫn sau khi thay băng vệ sinh nhằm đảm bảo không tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.

    Thay băng vệ sinh thường xuyên

    Về cơ bản, bạn nên thay băng vệ sinh trong khoảng từ 4-5 giờ/ lần. Khuyến khích dùng xen kẽ băng vệ sinh cùng các tấm lót vải bông vào những ngày có lượng máu kinh nguyệt ít, hạn chế dùng băng vệ sinh nếu không có kinh.

    Xem thêm:

    Kinh Nguyệt Màu Đen: Nguyên Nhân, Ảnh Hưởng Và Cách Điều Trị

    Chậm kinh, trễ kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

    Kinh Nguyệt Ra Ít Do Đâu Và Làm Thế Nào Để Khắc Phục

    Chăm sóc kỹ vết thương hở trên da

    Do các vết thương hở trên da cũng có thể là nguyên nhân gây sốc nhiễm độc, vì vậy bạn nên vệ sinh và chăm sóc kỹ. Nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp, nếu dùng kháng sinh, bạn phải dùng đủ liều theo chỉ định.

    Các phương pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng sốc nhiễm độc

    Dựa vào các yếu tố nguy cơ, bệnh sử và các triệu chứng lâm sàng hay các xét nghiệm từ máu, nước tiểu,... chính là cách mà bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp các cần phải lấy dịch âm đạo, cổ tử cung hay phết họng để phân tích.

    Hội chứng sốc nhiễm độc có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể, vì vậy trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT, X-quang ngực, chọc dò tủy sống để chẩn đoán mức độ bệnh.

    Xét nghiệm máu là biện pháp chẩn đoán Hội chứng sốc nhiễm độc

    Bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu khi cần (Nguồn: Internet) 

    Xem thêm:

    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Có Thai Và Tránh Thai

    Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Khi nào có thai?

    Biện pháp điều trị Hội chứng sốc nhiễm độc

    Thuốc kháng sinh hay các thuốc ổn định huyết áp, truyền dịch điều trị mất nước,... chính là một trong những cách được chỉ định khi bác sĩ tìm nguyên nhân của nguồn lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân được chỉ định thở oxy, thông khí cơ học nếu có tình trạng suy hô hấp. Khi có biểu hiện hạ huyết áp kèm suy thận do các độc tố từ vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu Streptococcus, bạn sẽ được chỉ định chạy thận.

    Giai đoạn nguy hiểm đã qua, mọi triệu chứng của cơ thể được kiểm soát, bệnh nhân vẫn cần được duy trì sử dụng các thuốc đã kê đơn, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp, kết hợp vận động để nhanh chóng lấy lại thể lực.

    Thuốc kháng sinh là biện pháp điều trị ban đầu

    Thuốc kháng sinh là một trong những biện pháp điều trị (Nguồn: Internet) 

    Lời kết

    Kotex hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi về Hội chứng sốc nhiễm độc là gì? Nhìn chung, bạn nên giữ cho cơ thể được sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín được thoáng khí, tránh ẩm ướt nhằm ngăn ngừa mắc phải Hội chứng nguy hiểm này.

    Tham khảo thêm:

    Tới Tháng Uống Cafe Được Không? Uống Cà Phê Có Làm Chậm Kinh Nguyệt Không?

    Thuốc nội tiết tố nữ có tác dụng gì, các loại tốt hiện nay

    Chậm kinh 1 tuần là do đâu? Có sao không? Chậm kinh bao lâu thì có thai?

    Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

    Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: