5 “bí kíp” giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả

Top 5 cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng, đơn giản mà hiệu quả tại nhà

Con gái nhiều lúc cảm thấy cuộc sống bỗng dưng… tăm tối khi ngày ấy đến kèm theo những cơn đau bụng khó chịu, lúc âm ỉ, lúc quặn thắt. Hãy thủ sẵn những cách giảm đau bụng kinh đáng ghét nhé.

Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì? 

5 “bí kíp” giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh hay thống kinh là một triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Biểu hiện thường gặp nhất của thống kinh là co thắt bụng dưới. Nếu nặng hơn, bạn gái còn có thể bị đau lưng và đùi. Thông thường, giữa những chu kỳ kinh nguyệt, mức độ đau sẽ khác nhau.

Có những kỳ cơn đau rất dữ dội, nhưng lại có những cơn chỉ đau nhói hoặc bạn gái không cảm thấy đau. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phụ nữ bị đau bụng dưới mặc dù đang không ở trong chu kỳ.

>> Tham khảo:

2. Phân loại đau bụng kinh 

2.1 Đau bụng kinh nguyên phát

Trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung của bạn gái sẽ co bóp liên tục để loại bỏ hết các niêm mạc tử cung không cần thiết ra ngoài và tạo ra máu kinh nguyệt. Do tử cung phải làm việc khá nhiều nên dễ dẫn đến tình trạng đau bụng và đây gọi là đau bụng kinh nguyên phát.

Cơn đau sẽ ở khoảng dọc từ trên xuống dưới tử cung và thường chỉ là những cơn đau nhỏ, khó có thể cảm nhận rõ được vì nó khá yếu.

Các mạch máu bị siết chặt lại trong quá trình co bóp của tử cung. Điều này gây ra hiện tượng thiếu máu và oxy khiến cơ thể sản sinh ra các chất gây đau. Cơn đau cũng sẽ tăng thêm vì tử cung co bóp mạnh hơn do prostaglandin được tiết ra nhiều hơn.

Tham khảo: Nguyên nhân đau bụng và Hướng dẫn sử dụng thuốc đau bụng kinh đúng cách

2.2 Đau bụng kinh thứ phát

Tình trạng này thường diễn ra ở phụ nữ từ 30 - 45 tuổi và nguyên nhân đến từ các bệnh lý xảy ra trong độ tuổi này. Một số nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thứ phát:

  • U xơ tử cung: Khối u tồn tại trong tử cung làm tăng nguy cơ bị thống kinh và rong kinh.

  • Lạc tuyến nội mạc tử cung: Đau bụng dưới đến từ việc nội mạc tử cung nằm bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

  • Dụng cụ tránh thai: Nếu bạn gái dùng dụng cụ tránh thai trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt thì sẽ tăng khả năng bị đau bụng ngoài ý muốn.

Thông thường, có một số dấu hiệu khác hay đi kèm với đau bụng kinh thứ phát như:

  • Rối loạn kinh nguyệt

  • Khi quan hệ có cảm giác rất đau

  • Tình trạng máu kinh trong các chu kỳ không giống nhau

  • Khí hư tiết ra nhiều hơn hoặc có mùi khó chịu.

Tham khảo: Đau bụng kinh dữ dội và cách giảm đau hiệu quả cho các nàng

3. Cách giảm đau bụng kinh

3.1 Chườm hoặc tắm nước nóng - Điều hòa cơ thể, giảm đau bụng kinh

Một trong những cách giảm đau bụng kinh là chúng mình có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su, sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Đây là cách giảm đau hiệu quả vì nước ấm sẽ làm cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn khiến khí huyết lưu thông dễ dàng, giúp cơn đau dịu lại.

Bạn gái cũng có thể tắm nước nóng bằng vòi hoa sen như là một liệu pháp giúp điều hòa cơ thể, giảm nhẹ cơn đau.

Tham khảo: Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có Kinh? Dấu Hiệu Nhận Biết

3.2 Dùng gừng xoa bóp - Xóa tan cơn đau bụng kinh khó chịu

Bạn có thể dùng ít gừng tươi giã nhỏ, xoa bóp đều chỗ đau và để trong khoảng 15 phút. Độ nóng từ gừng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hẳn.

3.3 Massage bụng dưới - Giảm cơn đau bụng kinh tức thời

Massage nhẹ sẽ giúp cho cơ bụng của bạn gái giãn ra, giảm sự co thắt đột ngột - vốn là nguyên nhân của chứng đau bụng kinh.

Cách massage hiệu quả là thực hiện những động tác nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn, làm vậy cho đến khi cơn đau giảm rõ rệt.

Tham khảo: 6 Cách để hết đau bụng kinh cực hiệu quả

3.4 Ngải cứu - Phương thuốc dân gian chữa đau bụng kinh hiệu quả

Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt rất tốt và cũng giúp bạn nữ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bởi vậy, những cô nàng thường xuyên vật vã vì "ngày ấy" có thể dùng ngải cứu như một loại thực phẩm cứu cánh. Bạn có thể thái nhỏ ngải cứu, trộn với trứng gà và làm thành món trứng chiên ngải cứu lạ miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu tươi vắt nước uống hoặc dùng ngải cứu khô sắc với nước và uống mỗi ngày 2 lần.

Vào những ngày này, bạn gái chúng mình cũng nên chú ý đến thực đơn ăn uống, vốn là tác nhân thầm lặng ảnh hưởng đến hiện tượng đau bụng kinh. Bạn nên ăn các loại cá, hải sản, các loại rau củ, trái cây có chứa vitamin C, B6, E. Đồng thời, chúng mình không nên ăn nhiều tinh bột, chất béo, các thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế uống cà phê, chè cũng như các chất kích thích khác. 

3.5 Tập yoga - Vị "bác sĩ" giúp giảm đau bụng kinh đáng tin cậy

Tập yoga là phương pháp giúp bạn gái giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả. Chúng mình có thể tập theo một số động tác như quỳ xuống, uốn cong đầu gối rồi ngồi lên gót chân, sau đó cúi thấp người cho đến khi trán chạm đất, duy trì động tác này khoảng 15 - 30 giây, thả lỏng và sau đó tiếp tục.

Bạn gái cũng có thể đi bộ hoặc đạp xe đạp trong những ngày này, giúp thư giãn các cơ, thoải mái tinh thần và giảm cảm giác khó chịu của những cơn đau âm ỉ. Bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh làm việc nặng và không nên sinh hoạt tình dục nhé.

Tham khảo: Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn

4. Đau bụng kinh khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Khi cơ thể phản ứng lại sự thay đổi hormone trong kỳ kinh, đau bụng kinh nguyên phát là một tình trạng bình thường của bạn gái. Tuy nhiên, nếu các cơn đau có những biểu hiện không bình thường như cường độ đau nhiều hơn hay khoảng thời gian giữa các lần đau gần hơn thì nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ tư vấn.

Đau bụng kinh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại có ảnh hưởng lớn về sức khỏe cũng như sinh hoạt, học tập của nhiều bạn gái. Các bạn hãy bỏ túi vài bí kíp đơn giản làm giảm đau bụng kinh và nhớ chuẩn bị sẵn các loại băng vệ sinh phù hợp để trải qua chu kỳ kinh nguyệt một cách nhẹ nhàng nhất. Các sản phẩm băng vệ sinh Kotex sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các bạn vượt qua những khó chịu do "ngày ấy" đem lại đó.

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Bài viết liên quan