mung-1-co-kinh-nguyet

Mùng 1 có kinh nguyệt có sao không? Có cần kiêng kỵ gì không?

Mùng 1 có kinh nguyệt có sao không? Đây là vấn đề mà nhiều bạn gái thắc mắc mỗi khi sắp đến năm mới. Việc hành kinh có những bất tiện cho bạn gái trong cuộc sống hằng ngày. Vậy có kinh mùng 1 Tết có kiêng kỵ gì không? Có là vận xui cho cả năm không? Cùng Kotex tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

>> Tham khảo: Mùng 1 Tết Quan Hệ Có Sao Không? Có Nên Kiêng Quan Hệ Vào Mùng 1? 

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sức khỏe bình thường của cơ thể bạn gái. Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại dưới sự điều khiển của hệ thống hormone sinh dục và sinh sản. Tùy vào thể trạng, chế độ dinh dưỡng mà thời điểm có kinh nguyệt (bắt đầu dậy thì) và thời điểm mãn kinh của mỗi bạn gái là khác nhau.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ phóng thích một hoặc hai quả trứng vào ngày rụng trứng. Lúc này, nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ tiến hành quá trình thụ tinh và dẫn đến mang thai. Ngược lại, khi trứng không được thụ thai sẽ bị phân hủy dần và cùng với các màng tế bào bị bong tróc trong tử cung đào thải ra ngoài. Đó chính là máu kinh nguyệt mà bạn gái sẽ gặp vào kỳ kinh tiếp theo. Hành kinh cũng là dấu hiệu cho thấy bạn gái không mang thai. Tuy nhiên, bạn gái cũng cần phân biệt máu kinh và máu báo thai để tránh nhầm lẫn.

Vào những ngày có kinh nguyệt, cơ thể bạn gái thường rất nhạy cảm và có những biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau lưng, đau bụng kinh, đau nhức nhũ hoa, nổi mụn,... Mức độ của những biểu hiện này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hầu hết ở giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái vẫn đưa đều đặn và ổn định. Thay vì quá lo lắng, bạn gái nên tiếp tục theo dõi kỳ kinh của mình, tìm hiểu những thông tin cần thiết về chu kỳ kinh nguyệt, chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp.

>> Tham khảo: 

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sức khỏe bình thường của bạn gái 

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sức khỏe bình thường của bạn gái (Nguồn: Sưu tầm)

Quan niệm ngày xưa về những điều cấm kỵ mùng 1 có kinh nguyệt

Từ xa xưa đã xuất hiện rất nhiều những hủ tục, quy tắc, quan niệm dành cho người phụ nữ và có sự phân biệt rõ rệt với đàn ông. Có thể kể đến những quan niệm lạ kỳ như phụ nữ không được xông đất vào ngày 30 Tết, ra đường gặp đàn bà hay bà bầu đầu tiên là xui cả ngày, con gái thì không cần phải đi học chữ, chỉ cần ở nhà, lo việc nhà, đến tuổi lấy chồng là được,... Ngay cả vấn đề, phụ nữ có kinh nguyệt cũng bị xem là mang lại những vận xui. 

Vì thế, đối với việc mùng 1 có kinh nguyệt, quan niệm ngày xưa đã cấm kỵ phụ nữ làm rất nhiều thứ để không ảnh hưởng tài lộc, mang lại những điều không may đến cho người khác. Những quan niệm xưa cấm kỵ đó là:

Không được đi chùa

Bởi vì nhiều người quan niệm rằng, kinh nguyệt của phụ nữ là một thứ rất dơ bẩn, ô uế. Mà đền thờ, chùa chiền là những nơi tâm linh, linh thiêng của những vị thần để cầu may cầu phúc vào năm mới. Vì thế những người phụ nữ có kinh nguyệt vào mùng 1 Tết tuyệt đối sẽ không được đến những nơi linh thiêng như vậy. Dần dần quan niệm này đã ăn sâu vào tiềm thức của người xưa và họ tin vào điều đó. 

>> Tham khảo: Các Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Có Thai Dễ Nhận Biết

Theo quan niệm xưa, phụ nữ có kinh nguyệt mùng 1 Tết không được đi chùa, đền thờ

Theo quan niệm xưa, phụ nữ có kinh nguyệt mùng 1 Tết không được đi chùa, đền thờ (Nguồn: Sưu tầm)

Không được ra khỏi nhà vào ngày mùng 1

Tương tự với việc không được đi chùa, phụ nữ có kinh nguyệt không được ra khỏi nhà hoặc đến thăm, chúc Tết nhà người khác vào mùng 1 Tết. Bởi vì họ quan niệm rằng, đầu năm mới mà gặp những phụ nữ có kinh nguyệt thì sẽ rất xui xẻo.

Không được khấn vái và thắp hương

Nếu mùng 1 có kinh nguyệt, phụ nữ cũng không được thắp hương, vái lạy hay lau dọn bàn thờ gia tiên của gia đình. Họ cho rằng, phụ nữ “tới ngày” là cơ thể không được sạch sẽ, nếu làm như vậy là không tôn trọng tổ tiên và làm mất đi sự trang nghiêm, linh thiêng.

Nhìn chung, những quan niệm của người xưa về mùng 1 có kinh nguyệt là vận xui xẻo, ảnh hưởng đến vấn đề tâm linh.

>> Tham khảo: 

Quan niệm ngày xưa không cho phép phụ nữ có kinh được thắp hương ngày Tết

Quan niệm ngày xưa không cho phép phụ nữ có kinh được thắp hương ngày Tết (Nguồn: Sưu tầm)

Quan niệm ngày nay về việc mùng 1 Tết có kinh nguyệt

Khi đất nước ngày càng phát triển hơn, những quan niệm cấm kỵ xưa cũ về phụ nữ mùng 1 có kinh nguyệt dần được thay thế và xóa bỏ. Mọi người dường như hiểu rằng, kinh nguyệt là vấn đề sinh lý bình thường ở nữ giới, không phải vận xui hay điều dơ bẩn. Việc có kinh nguyệt vào mùng 1 Tết cũng không ảnh hưởng đến vấn đề may rủi của người khác. 

Ngày nay, phụ nữ có kinh nguyệt vẫn có thể thắp nhang, cúng bái tại bàn thờ gia đình, đi chùa du xuân, hái lộc đầu năm mà không phải kiêng kỵ. Thậm chí, họ cũng có thể xông đất hoặc ra ngoài vào ngày mùng 1 bình thường.

>> Tham khảo thêm: Các Mức Độ Đau Bụng Kinh Nào Phải Thận Trọng?

Vậy có kinh nguyệt vào mùng 1 Tết có sao không?

Với câu hỏi Có kinh nguyệt vào mùng 1 Tết có sao không? - Thực tế, việc mùng 1 có kinh nguyệt là điều hết sức bình thường như các kỳ kinh trước. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đôi khi sẽ chênh lệch từ 1 - 2 ngày hoặc 1 tuần. Cho nên việc kinh nguyệt vào đúng ngày đầu năm không như mong muốn của bạn gái là điều khó tránh khỏi.

Cũng như các kỳ kinh trước, cơ thể của bạn gái lúc này sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đau bụng kinh, đau lưng, nổi mụn,... dẫn đến tâm lý không thoải mái, ảnh hưởng đến không khí đón Tết, những cuộc vui chơi không được suôn sẻ. Bạn gái có thể sẽ cảm thấy không thoải mái vì những bất tiện như tràn băng, lệch băng, phải thường xuyên canh thời gian thay băng để không bị bẩn ra quần áo.

>>Tham khảo: Đau Bụng Dưới Sau Khi Quan Hệ Có Đáng Lo

Có kinh vào ngày mùng 1 Tết nên kiêng gì?

Tuy có kinh vào mùng 1 Tết không còn là điều kiêng kỵ bởi những quan niệm tâm linh từ xa xưa. Nhưng để có những ngày đầu năm du xuân thuận lợi, thoải mái thì bạn gái cũng nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế tham gia các hoạt động vận động mạnh ở ngoài trời để tránh cơ thể bị kiệt sức, đau nhức.

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không ăn quá nhiều bánh mứt, hạt dưa, ăn quá cay.

  • Hạn chế uống nước có ga, rượu bia, nên uống nước ấm, nước hoa quả để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Chuẩn bị đầy đủ băng vệ sinh để thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần.

  • Vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa, ngăn ngừa vi khuẩn gây nổi mụn vùng kín.

  • Không nên lạm dụng các loại thuốc làm chậm kinh vì sẽ làm mất cân bằng nội tiếtrối loạn kinh nguyệt

>>Tham khảo: Nổi Cục U Ở Mép Vùng Kín Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Bạn gái khi tới tháng nên uống nước ấm, nước hoa quả để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Bạn gái khi tới tháng nên uống nước ấm, nước hoa quả để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Có nên dùng thuốc để điều chỉnh kinh nguyệt không rơi vào ngày Tết hay không?

Những bất tiện khi có kinh nguyệt sẽ khiến bạn gái không thoải mái đi chơi ngày Tết, ảnh hưởng đến kế hoạch du xuân. Nhiều bạn gái đã lựa chọn dùng các loại thuốc để làm chậm kinh qua ngày Tết hoặc giúp kinh nguyệt ra sớm hơn 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, việc dùng thuốc can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh lý của bạn gái. Thuốc điều chỉnh kinh nguyệt có khả năng làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh rong huyết, chậm kinh kéo dài hoặc ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của bạn gái sau này. 

Vì thế, dù bất kỳ lý do cấp bách nào bạn gái cũng không được lạm dụng thuốc để điều chỉnh kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo:

 Không nên lạm dụng thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt

Không nên lạm dụng thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Cách để có kinh nguyệt sớm trước tết hoặc dời lại sau Tết

Thay vì dùng các loại thuốc nội tiết tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe kinh nguyệt. Bạn gái có thể áp dụng những bí quyết dân gian, vật liệu từ thiên nhiên để có kinh sớm hơn ngày mùng 1 Tết dưới đây hoặc tham khảo cách làm chậm kinh:

  • Nước dừa: Không chỉ là loại nước mát, giải độc cơ thể, dễ uống, nước dừa còn giúp kích thích chu kỳ rụng trứng sớm từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, bạn gái chỉ nên uống khoảng 1 trái/ngày và không uống kéo dài.

  • Đu đủ: Đây là loại quả giúp điều hòa kinh nguyệt, kích thích tử cung co bóp nhẹ nhàng. Ăn đu đủ trước mùng 1 Tết khoảng hơn 1 tuần sẽ giúp ngày hành kinh đến sớm hơn.

  • Rau mùi: Loại rau này có các chất myristicin, apoil và hàm lượng vitamin C cao nên có khả năng kích thích co bóp tử cung, thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đến sớm. 

  • Gừng: Đây là bí quyết dân gian giúp bạn có kinh sớm vì gừng giúp kích thích tử cung. Bạn gái có thể dùng gừng tươi trong các món ăn hoặc uống trà gừng nóng, có thể cho thêm đường, mật ong vào trà gừng để dễ uống hơn.

  • Tắm nước nóng: Đây là cách để kinh nguyệt đến sớm hơn 1 tuần an toàn và đơn giản nhất, tắm nước nóng giúp bạn gái thư giãn các cơ, giảm căng thẳng.

>>Tham khảo: Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì? Công Dụng & Liều Dùng 

Phía trên là những thông tin liên quan về mùng 1 có kinh nguyệt ở phụ nữ. Hy vọng những nội dung về quan niệm xưa và nay, những lưu ý có kinh nguyệt mùng 1 mà Kotex chia sẻ đã giúp bạn gái giải đáp được những thắc mắc. Hơn hết, để ngày tết được vui chơi thoải mái, không phải vướng bận, lo sợ “bà dì” làm phiền thì hãy tham khảo những sản phẩm băng vệ sinh của Kotex nhé!

>> Tham khảo thêm:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Bài viết liên quan