sinh lý kinh nguyệt

Những đặc điểm và kiến thức về sinh lý kinh nguyệt cần biết

Kinh nguyệt được xem là một trong những đặc điểm sinh lý bình thường chỉ có ở phụ nữ. Khi người con gái đến tuổi dậy thì, bên cạnh các biến đổi về tâm lý còn có các biến đổi về sinh lý, điển hình là kinh nguyệt. Vậy sinh lý kinh nguyệt là gì? Tại sao kinh nguyệt chỉ có ở nữ giới? Cùng Kotex tìm hiểu bài viết sau đây để trả lời cũng như giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt màu đen có phải dấu hiệu mang thai không?

Thế nào là sinh lý kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được tiến hành bởi hệ thống hormone sinh dục trong cơ thể nữ giới, bao gồm Estrogen và Progesterone. Hiện tượng sinh lý kinh nguyệt gắn liền với sự chảy máu có tính chất theo chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra bên ngoài cơ thể. Lúc này, buồng trứng sẽ hoạt động và sản sinh ra các tế bào trứng, trứng bắt đầu rụng khi đã chín. Quá trình rụng trứng kèm theo việc lớp niêm mạc ở tử cung dày lên, nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và gây chảy máu hình thành kinh nguyệt. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường ở nữ giới.

>> Tham khảo: Dấu hiệu sắp có kinh

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thể bắt đầu từ khi bước vào giai đoạn dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi) cho đến khi hết thời kỳ mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi). Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bao gồm các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn hành kinh

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hay còn gọi là giai đoạn hành kinh ở phụ nữ. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hay quá trình mang thai không xảy ra khiến cho lớp niêm mạc của tử cung bị bong ra đồng thời bị loại bỏ ra ngoài cơ thể thông qua đường âm đạo. Kết hợp với sự giảm nồng độ hormone sinh dục Estrogen và Progesteron khiến cho trứng được giải phóng ra ngoài kèm theo máu và chất nhầy. Ngoài ra, ở giai đoạn này cơ thể người phụ nữ có thể xuất hiện một số dấu hiệu như đau bụng kinh hoặc đau lưng, tức ngực,... thường kéo dài từ 3 - 7 ngày.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt không đều

Giai đoạn nang trứng

Nang trứng sẽ bắt đầu ở ngày đầu tiên khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và cũng sẽ kết thúc khi trứng rụng. Khi đó, tuyến yên sẽ nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này sẽ kích thích buồng trứng của người phụ nữ sản sinh khoảng 5 - 20 nang trứng nhỏ, mỗi nang trứng chứa một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể. Còn các nang trứng trưởng thành sẽ giúp thay đổi nồng độ hormone Estrogen, làm dày niêm mạc tử cung nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành nên bào thai.

>> Tham khảo: Máu Kinh Nguyệt Nhớt: Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?

 Quá trình sinh lý kinh nguyệt ở nữ giới được trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

Quá trình sinh lý kinh nguyệt ở nữ giới được trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Giai đoạn rụng trứng

Khi trứng trưởng thành được giải phóng từ buồng trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng để đến tử cung, kết hợp cùng với tinh trùng để thụ tinh hình thành nên phôi thai. Quá trình rụng trứng ở nữ giới có thể xảy ra vào ngày thứ 14 chu kỳ kinh nguyệt và trong vòng 24 giờ thì khả năng thụ thai có thể diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh thì trứng sẽ chết và tan vào bên trong cơ thể.

>> Tham khảo: Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng đồng thời cơ thể giải phóng hormone Progesterone và Estrogen. Khi đó, nồng độ các hormone này sẽ tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Với những trường hợp xảy ra quá trình thụ thai, hormone Gonadotropin sẽ có khả năng duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên để đảm bảo an toàn cho phôi thai.

Ngược lại, đối với trường hợp không xảy ra quá trình thụ thai, hoàng thể sẽ bị co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Khi đó, nồng độ hormone Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra. Những trường hợp trứng không được thụ tinh sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu như ngực căng, sưng đau hay tâm trạng thất thường, đầy hơi, mất ngủ, thay đổi ham muốn tình dục, thèm ăn hơn so với bình thường,...

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Ít Nhưng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không?

 Nếu nữ giới không có thai, quá trình kinh nguyệt sẽ diễn ra

Nếu nữ giới không có thai, quá trình kinh nguyệt sẽ diễn ra (Nguồn: Sưu tầm)

Đặc điểm của kinh nguyệt

Chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh, không chỉ ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố mà còn phụ thuộc vào tình trạng của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung có tổn thương như viêm, u xơ tử cung,... sẽ xảy ra hiện tượng phát triển không đồng đều của niêm mạc, dẫn đến kỳ kinh kéo dài cũng như ra nhiều máu hơn.

Kinh nguyệt sẽ phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi, buồng trứng, tuyến yên và tình trạng của niêm mạc tử cung, là thước đo cho quá trình hoạt động sinh dục của phụ nữ.

Có thể lấy kinh nguyệt làm mốc để chia hoạt động sinh dục của phụ nữ thành các thời kỳ khác nhau như sau:

  • Thời kỳ niên thiếu: Trước khi phụ nữ hành kinh lần đầu.

  • Tuổi dậy thì: Được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên của người phụ nữ.

  • Thời kỳ hoạt động sinh sản: Là thời kỳ mà phụ nữ hành kinh đều đặn, vòng kinh có phóng noãn và có khả năng sinh sản.

  • Thời kỳ mãn kinh: Thời kỳ không còn hành kinh cũng như không còn khả năng sinh sản.

>> Tham khảo: 1 tháng có kinh 2 lần

 Progesterone và Estrogen là 2 hormone tham gia vào quá trình sinh lý kinh nguyệt ở nữ giới

Progesterone và Estrogen là 2 hormone tham gia vào quá trình sinh lý kinh nguyệt ở nữ giới (Nguồn: Sưu tầm)

Tính chất của kinh nguyệt

  • Niêm mạc tử cung có thể bong ra không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung. Có nơi bong rồi, có nơi chưa bong và cũng có nơi đang bong, chứ không bong cùng một lúc. Chính vì vậy mà thời gian mỗi đợt hành kinh thường kéo dài từ 3 - 5 ngày.

  • Niêm mạc tử cung bong đến đâu sẽ tái tạo ngay đến đấy.

  • Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác động từ Estrogen và không có các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch, đồng thời chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc nên máu kinh có máu đỏ tươi là máu động mạch.

  • Trong những vòng kinh có phóng noãn, máu kinh thường thẫm màu và ngả về màu nâu.

  • Máu kinh là hỗn hợp dung dịch máu không đông chứa cả chất nhầy của tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, những mảng niêm mạc tử cung, những tế bào bong ra của âm đạo và cổ tử cung. Máu thực sự chỉ chiếm khoảng 40%.

  • Máu kinh bao gồm các chất Protein, các Prostaglandin và các chất men.

  • Thông thường máu đông trong âm đạo là sự tích tụ các hồng cầu trong âm đạo, không chứa sinh sợi huyết.

  • Máu kinh có mùi hơi nồng và không có mùi tanh.

  • Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi theo từng độ tuổi khác nhau.

  • Lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh sẽ thay đổi theo độ tuổi, ở tuổi 50, lượng máu kinh thường nhiều hơn so với tuổi 15. Nói chung, lượng máu kinh bình thường khoảng 60 - 80 ml.

  • Lượng máu kinh khác nhau giữa người này với người khác.

>> Tham khảo: App theo dõi chu kì kinh nguyệt

 Nếu ra quá nhiều máu nên đi khám để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản

Nếu ra quá nhiều máu nên đi khám để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản. (Nguồn: Sưu tầm)

Có thể thấy, kinh nguyệt phản ánh tình trạng hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng cũng như tình trạng của niêm mạc tử cung. Đây còn là thước đo quá trình hoạt động sinh dục của nữ giới. Do đó, các chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu đặc điểm sinh lý kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình tốt hơn. Ngoài ra, các chị em cũng có thể truy cập vào website Kotex để lựa chọn các sản phẩm của Kotex nhằm đem đến sự tự tin trong ngày đèn đỏ nhé.

>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: