Đặt vòng tránh thai có đau không

Đặt vòng tránh thai có đau không? Những lưu ý

Để chủ động quyết định về số lượng con cái trong gia đình, cũng là biện pháp tránh thai an toàn, nhiều chị em đã lựa chọn phương pháp đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, các nàng vẫn còn khá băn khoăn, vì không biết liệu đặt vòng tránh thai có đau không? Hãy cùng Kotex tìm hiểu về những lưu ý, ưu và khuyết điểm của phương pháp này nhé!

Đặt vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai (Intrauterine Device – IUD) là một dụng cụ có tác dụng ngăn ngừa quá trình thụ tinh, được đặt vào tử cung và có dạng hình chữ T. Đây là một trong những biện pháp tránh thai an toàn lên đến 98%.

Hiện nay, các loại vòng tránh thai phổ biến được nhiều chị em lựa chọn gồm:

  • Vòng tránh thai chữ T có chứa chất đồng

  • Vòng tránh thai chữ V được làm từ silastic và có chứa chất đồng

  • Vòng tránh thai làm bằng kim loại đơn thuần, hoạt tính 165, có khả năng chống đỡ cao và có chứa chất đồng

Có thể nói rằng, đặt vòng tránh thai là phương pháp được dùng rộng rãi vì có chi phí hợp lý, sử dụng các thủ thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả cao, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể của phụ nữ.

>> Tham khảo:

Que thử thai là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng que thử thai

Cách tránh thai sau khi quan hệ không cần thuốc hiệu quả

Định nghĩa về đặt vòng tránh thai

Định nghĩa về đặt vòng tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu nhược điểm của đặt vòng tránh thai

Mỗi biện pháp tránh thai đều sở hữu các ưu và nhược điểm riêng, đặt vòng tránh thai cũng vậy:

Ưu điểm

  • Có tác dụng nhanh chóng và kéo dài, khả năng đạt hiệu quả tránh thai cao.

  • Giúp các cô nàng giảm triệu chứng đau bụng kinh và lượng máu mất đi trong chu kỳ hành kinh.

  • Làm khắc chế sự ảnh hưởng của hormone progesterone, nhằm giảm nguy cơ gây nên bệnh u xơ tử cung.

  • Không khiến cơ thể phụ nữ khó chịu

  • Giá thành hợp lý

  • Không tác động, ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng

  • Không mang lại cảm giác bất tiện, vướng víu cho người dùng

  • Không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh nở của phụ nữ, duy trì sự an toàn trong quá trình cho con bú

>> Tham khảo: Cấy Que Tránh Thai Và Những Điều Cần Biết

Một số lợi ích khi đặt vòng tránh thai

Một số lợi ích khi đặt vòng tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)

Nhược điểm

  • Dịch âm đạo tăng lên, các nàng sẽ bị ra nhiều khí hư sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai

  • Khi đặt vòng sẽ làm thay đổi tầng sinh hóa và các tế bào trong nội mạc tử cung. Do đó, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ sẽ tăng lên. Việc này ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ quan sinh dục. Từ đó, các vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào bên trong

  • Dịch tiết từ cổ tử cung và âm đạo sẽ bị tăng cao

  • Một số chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, hoặc gặp phải tình trạng rong kinh, có thể bị kéo dài

  • Thường xảy ra các triệu chứng khi quan hệ như: sốt, tiểu ít, bị rát buốt khi tiểu,...

  • Những tác dụng phụ khác: tức ngực, đau đầu, nổi mụn, khó chịu ở vùng bụng,...

>> Tham khảo: Uống thuốc tránh thai như thế nào an toàn và hiệu quả?

Đặt vòng tránh thai có đau không?

Đa phần các chị em khi thực hiện đặt vòng tránh thai thường sẽ cảm thấy nhói một chút trong lúc đưa vòng vào. Sau đó, cơn đau sẽ ít dần đi và kết thúc khi quá trình đặt vòng hoàn thành. Thông thường, các bác sĩ chỉ mất khoảng 15 phút đến 20 phút để thực hiện một ca đặt vòng tránh thai. Quá trình được tiến hành nhẹ nhàng, đơn giản.

Các cô nàng nên chọn các điểm y tế hoặc bệnh viện uy tín để thực hiện đặt vòng tránh thai. Bởi với sự dày dặn kinh nghiệm từ các y bác sĩ, quá trình đặt vòng sẽ ít gặp phải vấn đề hoặc trục trặc. Ngoài ra, tương tự như khi đặt vòng thì lúc tháo vòng tránh thai cũng sẽ gây ra cảm giác hơi đau. Tuy nhiên, chị em có thể liên hệ với các y bác sĩ để giảm thiểu độ đau trong khi thực hiện. Như vậy, đặt vòng tránh thai có đau không sẽ còn tùy thuộc vào mỗi người.

>> Tham khảo: Miếng dán tránh thai là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Liệu đặt vòng tránh thai có đau không?

Liệu đặt vòng tránh thai có đau không? (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào đặt vòng tránh thai là tốt nhất?

Bạn không nên đặt vòng tránh thai tùy tiện, mà thời điểm phù hợp nhất để đặt vòng là sau khi sạch kinh. Thời điểm đặt vòng tránh thai có thể được chia ra làm:

  • Phụ nữ sinh thường: đặt vòng sau khi sinh được 6 tuần

  • Phụ nữ sinh mổ: Vì phần cổ tử cung cần có thời gian để lành lại, các sợi chỉ khâu cần được tiêu và khô đi, thông thường là sau 3 tháng thì mới nên đặt vòng tránh thai.

>> Tham khảo: Dấu Hiệu Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Thành Công Là Gì?

Đối tượng nên và không nên sử dụng vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai tuy là liệu pháp an toàn hiện nay, nhưng không phải ai cũng có thể đặt vòng bởi có những người không phù hợp với phương pháp này.

Những người có thể đặt vòng tránh thai

  • Phụ nữ đạt đủ điều kiện về sức khỏe, không mắc các bệnh phụ khoa

  • Cơ địa không phù hợp với các biện pháp tránh thai khác như: dùng bao cao suthuốc tránh thai khẩn cấp/hằng ngày,...

  • Đã từng trải qua một lần đặt vòng tránh thai trước đó, khi đặt vòng cũng không mắc tác dụng phụ gây nguy hiểm tính mạng

  • Phụ nữ có tiền sử bệnh tim, thiếu máu, suy nhược cơ thể,...

  • Những người không sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai vì muốn khắc chế việc có bầu trong thời gian dài

  • Trong một khoảng thời gian nhất định, phụ nữ sau khi đặt vòng không vướng phải một số tác dụng phụ như: rong kinh, đau bụng, rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt,...

>> Tham khảo: Thuốc tránh thai khẩn cấp 72h: Cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ

Những ai không nên đặt vòng đặt tránh thai

  • Phụ nữ đã từng mắc các bệnh phụ khoa trước khi đặt vòng tránh thai

  • Người có chu kỳ kinh không đều, thường mắc các triệu chứng như: đau bụng kinh, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít bất chợt,...

  • Phụ nữ đang có khối u chưa chữa trị khỏi bên trong bộ phận sinh dục như: polyp cổ tử cung, u xơ tử cung,...

  • Phụ nữ có bộ phận sinh dục bất bình thường như: ngăn dọc tử cung, hai tử cung,...

  • Người có cổ tử cung quá rộng

  • Người có cổ tử cung quá hẹp, quá cứng

  • Phụ nữ có vết sẹo trong cổ tử cung, hoặc có kích thước khoang tử cung chỉ trong khoảng từ 5.5 cm đến 9 cm

  • Phụ nữ bị xuất huyết âm đạo bất chợt, không rõ nguyên nhân

  • Phụ nữ bị mắc bệnh Wilson

>> Tham khảo: Màng Phim Tránh Thai VCF Là Gì? Có Hiệu Quả Không? Giá Bao Nhiêu & Cách Dùng

Người mắc bệnh phụ khoa và có tần suất đau bụng nhiều không nên đặt vòng tránh thai

Người mắc bệnh phụ khoa và có tần suất đau bụng nhiều không nên đặt vòng tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý cần nhớ khi đặt vòng tránh thai

Mỗi phương pháp tránh thai đều có những rủi ro riêng mà bạn khó lường trước được. Do đó, các nàng cần nắm rõ các lưu ý sau để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra khi đặt vòng tránh thai:

  • Cần đến thăm khám để được bác sĩ tư vấn và chỉ định

  • Sau khi đặt vòng và có cảm giác đau bụng, bạn nên dùng túi chườm ấm để giảm đau

  • Kiểm tra vòng tránh thai định kỳ, tránh trường hợp bị lệch dẫn đến có thai

  • Sau khi đặt vòng, các nàng cần nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày, không được làm việc nặng trong vòng 1 tuần và nằm yên 1 tiếng ngay sau khi vừa hoàn tất tiến trình đặt vòng.

  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ

  • Trực tiếp đến gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường

  • Tuân theo lịch tái khám đã được chỉ định

  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng: đau bụng nhiều, xuất huyết âm đạo, khi quan hệ cảm thấy đau đớn.

>> Tham khảo: Tiêm Thuốc Tránh Thai Có An Toàn Không? Lợi Và Hại

Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp

Chị em phụ nữ khi mới biết đến hoặc lần đầu đặt vòng tránh thai ắt hẳn sẽ luôn cảm thấy băn khoăn, chẳng hạn như:

Đặt vòng tránh thai có quan hệ được không?

Đặt vòng tránh thai chỉ giúp ngăn ngừa việc có con. Do đó, các cặp vợ chồng vẫn quan hệ bình thường. Tuy nhiên, khi mới đặt vòng xong, phụ nữ cần kiêng việc vợ chồng tối thiểu 2-3 tuần để tránh các tác dụng phụ.

>> Tham khảo: Đặt Vòng Tránh Thai Ở Đâu An Toàn Và Uy Tín?

Chi phí đặt vòng tránh thai

Chi phí đặt vòng tránh thai thông thường rơi vào khoảng 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, mức chi phí còn phụ thuộc vào: tiên lượng sức khỏe sơ khởi, tính ổn định của sức khỏe phụ khoa, loại vòng bạn muốn sử dụng, bệnh viện mà bạn thực hiện,...

>> Tham khảo: Nhận biết dấu hiệu lệch vòng tránh thai và cách khắc phục

Bài viết trên đã giải đáp cho các nàng “tất tần tật” những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Đặt vòng tránh thai có đau không?”. Do đó, Kotex hy vọng phái nữ sẽ nắm kỹ thông tin trước khi quyết định sử dụng biện pháp này.

>> Tham khảo thêm các bài viết: