Chu kỳ

Kinh Nguyệt Kéo Dài Hơn 10 Ngày Có Sao Không?

kinh nguyệt biến mát

Kinh nguyệt kéo dài được xem như một biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều bạn gái lo lắng khi thấy kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 20 ngày hay thậm chí 1 tháng. Vậy kinh nguyệt kéo dài mấy ngày là bình thường và bất thường? Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài là gì? Cùng Kotex  tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau bạn nhé!

>> Tham khảo: 

1. Thế nào là kinh nguyệt kéo dài?

Kinh nguyệt kéo dài mấy ngày? Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian kinh nguyệt xảy ra từ ba đến bảy ngày. Nếu kỳ hành kinh của bạn dài hơn bảy ngày thì được xem là một chu kỳ kéo dài.

Kinh nguyệt trên 1 tuần như kinh nguyệt kéo dài 15 ngày hay kinh nguyệt kéo dài 20 ngày gọi là rong kinh. Trường hợp khác, nếu bạn thấy ra máu nhiều bất thường nhưng dưới 1 tuần cũng được xem là hiện tượng rong kinh. Rong kinh kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm hao hụt lượng sắt trong cơ thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược.

Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như rối loạn nội tiết tố, bất thường ở tử cung hay ung thư. Do đó bạn nên chủ động đi khám ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe nhằm xác định nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài. >> Tham khảo:

2. Kinh nguyệt kéo dài có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn lây lan sâu trong âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm nhiễm ở phần phụ, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh liên quan tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang

>> Tham khảo: Hết kinh 10 ngày lại ra máu nâu là do đâu?

3. Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 20 ngày hay 1 tháng là vì sao? Dưới đây là những nguyên nhân mà các bạn gái thường gặp nhất.

>> Tham khảo:  5 nguyên nhân kinh nguyệt màu đen và cách chữa kinh nguyệt màu đen tại nhà

3.1 Rối loạn nội tiết

Sự rối loạn hormone có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài. Trường hợp này hay xuất hiện ở bạn gái tuổi dậy thì khi lần đầu tiên có kinh nguyệt hoặc ở phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, hội chứng rối loạn tuyến giáp hoặc buồng trứng đa nang cũng dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.

Nếu nội tiết tố trong cơ thể bạn gái tăng lên nhưng không xảy ra sự rụng trứng, niêm mạc tử cung trở nên quá dày. Cuối cùng khi lớp niêm mạc bong ra, bạn gái sẽ thấy lượng máu nhiều hơn và số ngày hành kinh cũng dài hơn bình thường.

3.2 Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ lên kỳ kinh nguyệt, làm cho kinh nguyệt của bạn kéo dài 15 ngày, 20 ngày hay 1 tháng. Các loại thuốc tránh thai, aspirin, thuốc chống viêm hay thuốc chứa chất làm loãng máu… được xem là "thủ phạm". >> Tham khảo:  Vì sao ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày?

3.3 Mang thai

Nếu bạn gái đang mang thai, hiện tượng chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu nguy hiểm của thai kỳ, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Khi phát hiện tình trạng này, bạn gái cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

3.4 U xơ tử cung

U xơ tử cung cũng được xem là một nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài. Tình trạng này xảy ra khi mô cơ bắt đầu phát triển mạnh trong thành tử cung, một thời gian sau sẽ hình thành nên các khối u.

3.5 Bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi giải phóng hormone sinh dục, nếu tuyến giáp của bạn gái hoạt động kém có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt kéo dài. Đây được gọi là tình trạng là suy giáp. >> Tham khảo:  Rối loạn kinh nguyệt là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3.6 Béo phì

Tăng cân đột ngột làm cho lượng mô mỡ gia tăng, khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn, có thể gây rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là làm kinh nguyệt kéo dài.

3.7 Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài lây nhiễm vào cơ quan sinh sản. Dấu hiệu của PID bao gồm vùng kín tiết dịch âm đạo nhiều và có mùi hôi, chu kỳ thay đổi, cụ thể là kinh nguyệt kéo dài.

3.8 Ung thư

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Đây được xem là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh, ngoài ra còn đi kèm những biểu hiện khác như đau tức bụng dưới, đau rát khi đi tiểu, ra máu sau khi quan hệ tình dục, ra nhiều khí hư có mùi hôi,… Tham khảo: Quan hệ ngày đèn đỏ nên hay không nên?

4. Kinh nguyệt kéo dài có nguy hiểm không và khi nào cần gặp bác sĩ?

Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi bị rong kinh đó là vùng kín ra nhiều máu hơn bình thường, khiến bạn phải thay băng vệ sinh hoặc tampon 2 lần mỗi giờ. Ngoài ra, tình trạng này còn làm cho cơ thể các bạn gái thiếu máu, mệt mỏi và xanh xao.

Nếu thấy tình trạng kinh nguyệt kéo dài 15 ngày hay thậm chí lâu hơn, bạn gái nên đi khám. Bạn gái không nên chần chừ hay trì hoãn vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Rong kinh không tự nhiên biến mất nếu bạn gái không tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

5. Chẩn đoán như thế nào?

Để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe, bạn gái cần phải cung cấp những thông tin chi tiết như:

- Chu kỳ kinh nguyệt: Bạn gái nên ghi chú lại độ dài chu kỳ, ngày bắt đầu hành kinh qua ứng dụng điện thoại hoặc đánh dấu trên lịch để bàn. Ngoài ra, bạn gái cũng cần theo dõi số ngày hành kinh, lượng máu và màu sắc kinh nguyệt, cảm giác đau bụng kinh (nếu có).

- Mô tả tình trạng kinh nguyệt kéo dài: Bạn gái phát hiện tình trạng này có từ bao giờ, số lần nhiều hay ít, các triệu chứng đi kèm như thế nào? Rong kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ra sao?

- Tiền sử sản khoa: Nếu bạn gái đã có con, bác sĩ cần biết bạn sinh con bằng phương pháp nào, sinh bao nhiêu con? Nếu chưa, bác sĩ có thể muốn biết về dự định sinh con của bạn trong tương lai.

- Tiền sử các bệnh phụ khoa từng mắc: Bạn gái cần mang theo giấy tờ khám phụ khoa, xét nghiệm và đơn thuốc cũ (nếu có).

- Các phương pháp tránh thai đã và đang sử dụng (nếu có).

- Các bệnh lý khác hoặc những lần điều trị bệnh trước đó: Nếu bạn gái đang trong tiến trình chữa bệnh hoặc đang dùng thuốc, hãy nói với bác sĩ.

Tham khảo: Kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai hay có thai được không?

6. Phương pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Chữa kinh nguyệt kéo dài dựa trên nguyên tắc kiểm soát sự cân bằng nội tiết tố, từ đó thời gian hành kinh sẽ được rút ngắn lại về mức bình thường. Trong một số trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị kinh nguyệt kéo dài cho các bạn gái. Nếu bị tình trạng nhẹ, các bạn gái chỉ cần uống thuốc theo sự tư vấn từ các chuyên gia và bác sĩ nhé.

7. Lưu ý cho bạn gái

Nếu gặp hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, bạn gái không nên tự ý điều trị tại nhà. Việc tự chữa bệnh khi mà bạn gái không biết rõ nguyên nhân có nguy cơ gây biến chứng cho chu kỳ như mất kinh, rong kinh nặng hơn... Do đó, nếu nghi ngờ sức khỏe đang gặp vấn đề nào đó, bạn gái hãy đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được xác định nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, tránh để tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Có thể nói, khi gặp hiện tượng kinh nguyệt kéo dài bạn gái không nên chủ quan mà hãy chú ý theo dõi và đi khám để điều trị dứt điểm. Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã giải đáp được cho bạn phần nào về một trong những vấn đề thường gặp ở chu kỳ kinh nguyệt rồi nhé! Và đừng quên lựa chọn cho mình những sản phẩm Kotex tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong những ngày hành kinh các bạn gái nhé!  

>> Tham khảo thêm: Trễ Kinh Nhưng Không Có Dấu Hiệu Mang Thai Do Đâu?

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.