không có kinh nguyệt có thai được không

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Hiện tượng không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh ngày càng phổ biến ở các chị em phụ nữ. Đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt vợ chồng cũng như sức khỏe sinh sản về sau. Vậy phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không? Mời bạn cùng Kotex tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

>> Tham khảo thêm:

Cách phân biệt máu báo kinh nguyệt và máu báo thai

Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Vô kinh (Không có kinh nguyệt) là gì?

Vô kinh là tình trạng chị em phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian dài hoặc chưa từng có kinh nguyệt một lần trong đời. Theo các chuyên gia, vô kinh được chia thành 2 loại:

  • Vô kinh nguyên phát: Đây là hiện tượng nữ giới đến tuổi dậy thì nhưng chưa từng xuất hiện hành kinh lần nào trong đời. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu do những vấn đề ở cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, âm đạo, hệ thần kinh trung ương, tuyến yên.

  • Vô kinh thứ phát: Đây là tình trạng nữ giới có kinh nguyệt nhưng không thấy hành kinh trong một khoảng thời gian dài. Phụ nữ bị vô kinh thứ phát thường không có kinh nguyệt trong 3-6 tháng.

>> Tham khảo thêm: Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện & Cách Điều Trị

Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian dài (Nguồn: Sưu tầm)

Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian dài (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân không có kinh nguyệt ở nữ giới?

Vô kinh do tình trạng toàn thân

Phụ nữ quá gầy yếu do bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, cơ thể nhiễm độc, có các bệnh về gan, thận mãn tính,... Hoặc người phải dùng thuốc dài ngày như thuốc an thần, thuốc chuyển hóa, thuốc chống ung thư sẽ gây vô kinh thứ phát. Ngoài ra, tình trạng vô kinh cũng có thể xuất hiện khi có những thay đổi về tâm sinh lý và môi trường sống.

>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần

Vô kinh do rối loạn hoạt động nội tiết

Khi vùng chỉ huy nội tiết ở trên não bị suy thoái hay tăng quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống. Một số tuyến nội tiết thường bị rối loạn là tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến yên,... Khi các tuyến nội tiết này suy giảm, chức năng hoạt động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản sinh hormone sinh dục.

>> Tham khảo thêm: Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Vô kinh do bất thường

Rất nhiều phụ nữ sinh ra bị dị tật, khuyết tật cơ thể hoặc bộ phận sinh dục, đặc biệt là cơ quan sinh sản như buồng trứng và tử cung sẽ dẫn tới tình trạng vô kinh nguyên phát. Nhìn chung, dù bị vô kinh do nguyên nhân nào thì việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp các bạn nữ có thêm cơ hội làm mẹ. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu bị vô kinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

>> Tham khảo thêm: Trễ kinh 3 ngày

Không có kinh nguyệt có mang thai được không?

Không có kinh nguyệt có thai được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Nếu chị em phụ nữ không thấy kinh nguyệt thì có thể quá trình rụng trứng xảy ra không thường xuyên. Điều này có nghĩa sự rụng trứng hoàn toàn có thể xảy ra nhưng bạn nữ không nhận thấy.

Đối với những bệnh nhân bị vô kinh thứ phát thì cơ hội có khả năng mang thai vẫn cao. Trong trường hợp vô kinh do chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt không điều độ, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y. Nếu vô kinh do một số bệnh lý như buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng thì chị em cần dùng trứng hiến tặng để thụ tinh nhân tạo.

>> Tham khảo thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 35 40 ngày

Vô kinh thứ phát vẫn có khả năng mang thai rất cao

Vô kinh thứ phát vẫn có khả năng mang thai rất cao (Nguồn: Sưu tầm)

Chẩn đoán và điều trị tình trạng vô kinh

Chẩn đoán

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh, vì thế sẽ mất nhiều thời gian để tìm ra nguyên nhân chính xác. Sau khi cho thử thai để loại trừ nguyên nhân mang thai, bác sĩ sẽ cho thực hiện một số loại xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu để đo mức độ của một số hormone trong máu gồm hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone kích thích tuyến giáp, prolactin và hormone nam. Nếu có quá nhiều hoặc quá ít các hormone này có thể gây trở ngại cho chu kỳ kinh nguyệt.

  • Kiểm hình ảnh để phát hiện những bất thường của cơ quan sinh sản hoặc vị trí của các khối u. Các xét nghiệm bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI).

  • Kiểm tra hormone bằng cách cho một loại thuốc nội tiết để gây ra kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là bệnh nhân bị thiếu estrogen.

  • Ngoài ra, bác sĩ có thể nội soi tử cung hoặc sàng lọc di truyền để xác định các bất thường có thể gây ra tình trạng vô kinh.

>> Tham khảo thêm: Top 12 Nguyên nhân chậm kinh

Điều trị vô kinh

Đối với những chị em phụ nữ không may mắc phải bệnh vô kinh nguyên phát thì cần có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu nữ giới được chẩn đoán là dị tật ở cơ quan sinh sản thì cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo trong tử cung hoặc khối u lành tính tuyến yên.

Trong trường hợp phụ nữ bị vô kinh mức độ nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc giúp bổ sung hormone (thuốc điều hòa kinh nguyệt) theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn bị căng thẳng, trầm cảm, tăng hay giảm cân cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, bạn chỉ cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

>> Tham khảo thêm: Hội chứng tiền kinh nguyệt

Làm các xét nghiệm trước khi đưa ra phương pháp điều trị vô kinh

Làm các xét nghiệm trước khi đưa ra phương pháp điều trị vô kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến câu hỏi không có kinh nguyệt có thai được không. Mong rằng, những kiến thức vừa được Kotex chia sẻ giúp bạn có cái nhìn khách quan về căn bệnh cũng như biết cách xử lý nếu cơ thể có hiện tượng lạ. Chị em hãy nhớ rằng sản phẩm băng vệ sinh của Kotex luôn đồng hành và chăm sóc chu đáo kỳ nguyệt san của các bạn.

>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: