Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) kéo dài bao lâu?

Những chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở có khả năng cao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Vậy hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài có gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào và chúng để lại những hệ lụy gì? Hãy để cùng Kotex giải đáp về triệu chứng này nhé.

>> Tham khảo:

Kinh Nguyệt Ra Máu Đông Nhìn Như Bào Thai Có Nguy Hiểm Không?

15 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà dễ nhận biết nhất

Hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ

Hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

1. Lý giải hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Nguyên nhân của tiền kinh nguyệt (PMS) không rõ ràng. Sự thiếu hụt Serotonin được cho là nguyên nhân dẫn đến PMS thường gặp nhất. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra hoặc góp phần gây ra PMS là: 

  • Vấn đề về nội tiết: Sự phản ứng bất thường của Estrogen và Progesterone sẽ gây ra hiện tượng dư thừa Aldosterone hoặc ADH trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng nội tiết như: Hạ đường huyết, những thay đổi khác trong chuyển hóa Carbohydrate, tăng Progesterone trong máu…

  •  Di truyền

  •  Thiếu hụt Magie và Canxi 

Xem thêm: Tìm hiểu và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

2. Những triệu chứng thường thấy của hội chứng tiền kinh nguyệt

2.1.  Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt (dẫn đến rối loạn kinh nguyệt). Tuy nhiên, một số bệnh ung thư ở phụ khoa cũng có khả năng gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Vì vậy, chị em cần lưu ý nếu kinh nguyệt không đều từ 3 tháng trở lên thì nên đi khám sức khỏe phụ khoa ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị dứt điểm.

2.2. Khô âm đạo

Âm đạo giảm tiết dịch và kém đàn hồi nên chị em sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục. Kết quả là nhiều chị em trong giai đoạn tiền kinh nguyệt không còn hứng thú với chuyện chăn gối.

2.3. Dễ tăng cân

Ngoài ra hội chứng tiền kinh nguyệt còn khiến nhiều phụ nữ bị tăng cảm giác thèm ăn, thường là thêm đồ ngọt hoặc mặn như bánh sô cô la để bồi dưỡng lượng nội tiết tố còn thiếu bên trong cơ thể. Ở một số trường hợp khác, nhiều phụ nữ sẽ cảm giác chán ăn hoặc đau bụng, đầy hơi, táo bón. 

2.4. Suy giảm trí nhớ

Thay đổi nội tiết tố và các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể khiến trí nhớ của bạn nữ bị kém đi. May mắn thay, triệu chứng này có thể dễ dàng được cải thiện nếu chị em ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

>> Tham khảo: Đau Ngực Trước Kỳ Kinh & Cách Giảm Đau Ngực Khi Tới Tháng

2.5. Ảnh hưởng đến tâm lý

Trước khi có kinh nguyệt, nhiều chị em sẽ cảm thấy tâm lý mình thay đổi rõ rệt. Một số triệu chứng sẽ thường thấy như: 

  • Cảm giác phiền muộn, lo âu

  • Hay cáu gắt, tâm trạng thường xuyên thay đổi theo hướng tiêu cực

  • Cảm thấy lo ngại, kém tập trung

  • Thay đổi ham muốn tình dục

  • Hay nhầm lẫn, ngủ không sâu giấc.

Các triệu chứng này sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu chị em thường xuyên bị stress. Vì vậy, hãy cố gắng chăm sóc cơ thể và suy nghĩ tích cực để cải thiện triệu chứng này nhé!

2.6. Ảnh hưởng xấu đến cơ thể

Ngoài ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm lý, hội chứng tiền kinh nguyệt còn có ảnh hưởng xấu đến cơ thể phụ nữ. Một số triệu chứng thường gặp đó là đau đầu, sưng tay hoặc chân, đau nhức toàn thân, các vấn đề về hệ tiêu hóa, đau bụng tiền kinh nguyệt,...

Các triệu chứng thường thấy ở tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng thường thấy ở tiền kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

Kinh nguyệt kéo dài là dấu hiệu của bệnh lý gì và cách điều trị

Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai thì phải làm sao?

3. Hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng mà hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra cho cơ thể và tâm lý phụ nữ thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Thông thường thì các triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi ra máu kinh.  

PMS sẽ kéo dài ít nhất từ 1-2 tuần

PMS sẽ kéo dài ít nhất từ 1-2 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

4. Một số phương pháp điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Một số người trải qua tiền kinh rất nhẹ, nhưng một số người không thể chịu đựng được tất cả các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây nên. Theo các chuyên gia, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc, liệu pháp thay thế hormone, nội tiết tố nữ. Nhưng hầu hết chị em đều có thể khắc phục tình trạng ở giai đoạn này bằng những giải pháp đơn giản sau đây.

Tham khảo: Có kinh nên ăn gì ? Các thực phẩm bổ sung giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

4.1. Thường xuyên tập thể dục 30 phút mỗi ngày

Tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng và chống lại sự mệt mỏi. Để có được kết quả khả quan, bạn cần tập thể dục thường xuyên, không chỉ khi các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xuất hiện. Chị em nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

4.2. Thư giãn và giảm stress

Vì PMS có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và cáu kỉnh, điều quan trọng là phải tìm ra những cách lành mạnh để đối phó với chúng. Bạn có thể tập yoga, thiền, massage, tắm nắng hoặc chỉ nói chuyện với bạn bè để giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Những hoạt động này cũng giúp chất lượng giấc ngủ của bạn được đảm bảo tốt hơn.

4.3. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung

Bổ sung 1.200 mg canxi hằng ngày sẽ giúp chị em phụ nữ giảm bớt các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây nên. Ngoài ra Magie và vitamin E cũng là các thành phần rất tốt cho cơ thể giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh và các triệu chứng khác liên quan đến tâm lý.

Ngoài sử dụng những sản phẩm bổ sung thì chị em nên lưu ý hạn chế sử dụng các thực phẩm sau để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt:

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: mỡ động vật, các chế phẩm, sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát ... 

  • Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế: bánh mì, mì, bánh ngọt, kẹo, kem... 

  • Đồ uống có chứa caffeine.

 

Những thực phẩm xấu nên hạn chế

 

Những thực phẩm xấu nên hạn chế (Nguồn: Sưu tầm)

4.4. Dùng thuốc theo kê toa của bác sĩ

Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt của chị em trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp thay thế hormone (bổ sung Estrogen và Progesterone). Tuy nhiên, để tránh những rủi ro cho sức khỏe, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng việc dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, thời gian điều trị,... Vì vậy, chị em không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị theo thuốc kê toa của bác sĩ.

Xem thêm: Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không

5. Tổng kết

Và đó là tất cả những gì mà các nàng cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt. Hy vọng bài viết trên đã giúp các nàng có thêm những kiến thức để để điều trị và hạn chế các triệu chứng do hội chứng này gây nên. Và nàng đừng quên lựa chọn các sản phẩm băng vệ sinh Kotex với công dụng kháng khuẩn tự nhiên hiệu quả cho những “ngày ấy” nhé!

>> Tham khảo các bài viết liên quan: