Tắc kinh có nguy hiểm gì không? 6 cách chữa tắc kinh đơn giản tại nhà

Tắc kinh có nguy hiểm gì không? 6 cách chữa tắc kinh đơn giản tại nhà


Kinh nguyệt bất thường khiến không ít bạn gái lo lắng, trong đó có hiện tượng tắc kinh. Vậy bị tắc kinh là gì? Đâu là những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc kinh nguyệt? Nhận biết dấu hiệu tắc kinh ra sao? Cùng Kotex giải đáp các thắc mắc này cũng như tìm hiểu cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà an toàn và hiệu quả nhé!

>> Tham khảo: 

1. Tắc kinh là gì?

Kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, trung bình lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt vào khoảng 50-80ml. Khi gặp hiện tượng tắc kinh, bạn gái sẽ thấy máu kinh ra rất ít vào những ngày đèn đỏ, chỉ vài giọt và xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày là hết. Dấu hiệu tắc kinh dễ nhận biết là kinh nguyệt đến trễ trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

Tắc kinh là gì

Tắc kinh là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nguyên nhân tắc kinh thường gặp

2.1 Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết có thể gây nên hiện tượng tắc kinh nguyệt. Rối loạn nội tiết làm ảnh hưởng đến sự rụng trứng, nếu trứng không rụng thì sẽ không có kinh nguyệt. Căng thẳng, béo phì, ngủ không đủ giấc, thay đổi cân nặng đột ngột… là những nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết.

>> Tham khảo: 10 tuổi có kinh nguyệt - 11 tuổi có kinh nguyệt có đáng lo không?

2.2 Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone sinh dục. Rối loạn hoạt động của tuyến giáp có khả năng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết prolactin, từ đó gây nên rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng tắc kinh nguyệt hoặc kinh ra rất ít.

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Không Đều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

2.3 Buồng trứng đa nang

Đây là hội chứng buồng trứng có rất nhiều nang trứng với kích thước nhỏ hơn 10mm. Các nang cùng nhau phát triển nhưng lại không có nang nào phát triển tới kích thước đủ để phòng noãn nên quá trình rụng trứng không có điều kiện được diễn ra. Hội chứng này kéo dài có khả năng khiến bạn gái bị tắc kinh.

Bác sĩ Phạm Tú Linh cho hay:

Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những rối loạn nội tiết thường gặp nhất, xảy ra ở khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Với tình trạng tắc kinh do hội chứng buồng trứng đa nang, bạn gái có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng viên ngừa thai phối hợp hay progestogens để tạo kinh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc ngừa thai không nên kéo dài liên tục tránh nguy cơ tăng sinh hay ung thư nội mạc tử cung.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt lần đầu có màu gì? Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu

2.4 Bệnh phụ khoa

Một vài căn bệnh phụ khoa có thể dẫn đến hiện tượng tắc kinh, chẳng hạn như:

Nhiễm trùng lộ tuyến (Viêm lộ tuyến): tổn thương tế bào tuyến nằm bên trong ống cổ tử cung.

U xơ tử cung: là một khối u lành tính phát triển trên thành tử cung.Với khối u nhỏ không ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt thì chỉ cần theo dõi, không cần chữa trị. Nếu khối u có kích thước lớn, cản trở quá trình thụ thai, cần tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ ngay.

Viêm nhiễm tắc ống dẫn trứng: viêm tắc ống đưa trứng là tình trạng viêm xuất hiện ở ống đưa trứng (cầu nối giữa buồng tử cung cũng như buồng trứng). Vào ngày trứng rụng, ống dẫn trứng đón trứng từ buồng trứng cũng như chuyển chúng tới tử cung. Ống dẫn bị viêm do vi khuẩn, nấm, có thể dẫn đến tắc kinh.

Mặt khác, những người từng bị viêm nhiễm sau sinh, từng nạo phá thai… có khả năng bị tắc kinh cao hơn.

Ngoài ra, nguyên nhân tắc kinh còn đến từ tâm lý căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích…

>> Tham khảo: Giải mã kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì

Các nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt thường gặp

Các nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)

3. Điều trị tắc kinh nguyệt như thế nào?

3.1 Chữa bằng thuốc

Thuốc Tây

Thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bị tắc kinh do nhiễm trùng cơ quan sinh sản hay rối loạn nội tiết tố. Một số dòng thuốc được dùng phổ biến bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, thuốc kích trứng, thuốc cân bằng hormone.

>> Tham khảo: Vô kinh và những ảnh hưởng đáng lo ngại

Thuốc Đông y

Có đặc điểm là an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ, những vị thuốc Đông y được dùng trong chữa trị tắc kinh là đương quy, bạch thược, đan sâm, hoàng cầm…. Thuốc có tác dụng ổn định nội tiết tố, bổ huyết, thông kinh, điều hòa kinh nguyệt.

3.2 Phẫu thuật

Nếu nguyên nhân tắc kinh là do bệnh lý ngoại khoa, bạn gái có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật để chữa trị dứt điểm.

>> Tham khảo: Những Cách Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt Tại Nhà Hiệu Quả

4. Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà

4.1 Cây ích mẫu

Cây ích mẫu được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, làm giảm đau bụng kinh, ngoài ra còn có tác dụng cầm máu, tốt cho tim mạch và tiêu hóa. Do đó, dùng ích mẫu là một trong những cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà hữu hiệu.

Hướng dẫn: Bạn lấy 10-12g lá thân khô sắc nước uống trong 10 ngày, kinh nguyệt sẽ được điều hòa lại bình thường.

4.2 Cây ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu cực kỳ cao. Cây ngải cứu cũng là dòng rau ăn quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, có vị đắng, tính ấm và cay với công dụng điều hòa máu huyết.

Hướng dẫn: Bạn dùng 200g ngải cứu tươi, rửa sạch, nhặt bỏ lá úa (có thể dùng cả thân và lá) cho vào 500ml nước rồi đun sôi. Uống thành 3 bữa trong ngày. Khi uống nên hâm nóng để có hiệu quả cao.

>> Tham khảo:  Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn

4.3 Rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể được ứng dụng như một cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà. Cụ thể, bạn gái có thể sử dụng rau diếp cá trong bữa ăn mỗi ngày hoặc giã lấy nước uống. Việc dùng lá ngải cứu ăn cùng rau diếp cá sẽ mang lại tác dụng cao hơn cho bạn.

4.4 Gừng

Gừng tươi có tính kháng khuẩn và chống viêm nhiễm, hạ sốt cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa tắc kinh cho bạn gái.

Đông y có lưu truyền bài thuốc sau để điều hòa kinh nguyệt: Bạn dùng gừng thái lát khoảng 3 - 4cm, đập dập, thả vào nồi có chứa 100ml nước, đun sôi lên, cho một chút muối tinh vào rồi trộn chung với mật ong. Uống trước khi đi ngủ, duy trì liên tục trong khoảng 3 đêm, nghỉ 1 tuần, rồi quay lại uống 3 đêm. Áp dụng 3 lần trong tháng sẽ giúp cải thiện kinh nguyệt đều đặn theo chu kì 30 ngày.

>> Tham khảo: U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

4.5 Quế

Trong Đông y, quế được xem là cây thảo dược quý chữa trị được khá nhiều bệnh và có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Có vị ngọt cay, tính ấm nóng, quế được xem là loại thuốc thích hợp giúp bạn điều trị tắc kinh.

Hướng dẫn: Bạn có thể pha nước bột quế và uống liên tục, mỗi ngày 3 lần để thấy công dụng nhé!

4.6 Nghệ

Giống như gừng và quế, nghệ cũng là loại củ được sử dụng nhiều trong nấu nướng và có tác dụng trong việc điều trị tắc kinh nguyệt. Nghệ có vị đắng, hơi cay, công dụng là lưu thông máu huyết, trị liệu đau dạ dày, vàng da, giảm sốt, kháng nhiễm trùng, nhanh lành vết thương hở… Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng curcumin rất cao. Đây là hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Vì thế, sử dụng tinh bột nghệ giúp kích thích lưu lượng máu trong tử cung và cân bằng hormone. Từ đó giúp bạn điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Hướng dẫn: Hòa tan 2 muỗng cafe tinh bột nghệ với 1 muỗng cafe mật ong nguyên chất vào 100ml nước ấm (>50 độ C). Khuấy đều hỗn hợp và nên uống sau khi ăn. Một ly mỗi ngày giúp bạn gái điều hòa kinh nguyệt, máu huyết lưu thông tốt hơn.

>> Tham khảo thêm: Chuyện ấy ngày kinh nguyệt - Nên hay không nên?

Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà

Cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)

5. Một vài lời khuyên cho bạn

Tắc kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, do đó để tình trạng này được cải thiện và không tái lại, bạn nên thực hiện ăn uống theo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt có khoa học. Vậy cụ thể đó là gì?

- Ăn uống đủ chất, hấp thu các loại thực phẩm có nhiều vitamin C (ổi, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ…) và vitamin E (bào ngư, ngỗng, hạt hướng dương…) để tăng cường sức đề kháng, đảm bảo hoạt động sinh lý cơ thể diễn ra bình thường.

- Tập thể thao mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng, học tập hoặc làm việc điều độ, không quá sức.

- Giữ vùng kín sạch sẽ, khi sử dụng dung dịch vệ sinh không thụt rửa âm đạo quá sâu để tránh mầm bệnh tấn công gây ra nhiễm trùng vùng kín.

- Uống 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay các loại thức uống chứa chất kích thích như bia rượu.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt có kinh trễ và mang thai

6. Lưu ý

Bạn gái không nên chủ quan khi gặp tình trạng tắc kinh nguyệt. Tắc kinh nguyệt kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý tiềm ẩn, do đó bạn nên chủ động đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất.

Những cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà chỉ nên áp dụng đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt do hormone, đối với nguyên nhân do bệnh lý phụ khoa bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào đó.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng bị tắc kinh, kinh ra rất ít, hay không thấy kinh mà Kotex muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp hội bạn gái hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt và biết cách xử lý nếu gặp phải nhé! Và đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để có trải nghiệm thật nhẹ nhàng trong kỳ nguyệt san nhé!

>> Tham khảo thêm: 

Các rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường gặp

Nhận biết sớm tình trạng rong kinh: Nguyên nhân, Điều trị và Cách phòng tránh

Kinh nguyệt ra ít: Nguyên nhân và cách điều trị

Kinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cục có sao không?

Bài viết liên quan