Chu kỳ

Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh

Đau bụng là hiện tượng thường gặp khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh lại là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tới tháng nhưng không ra máu này thường là: mang thai, mất cân bằng hormone, đến tuổi tiền mãn kinh, tắt kinh, u xơ tử cung hay nhiễm trùng đường tiết niệu,... Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng Kotex tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Đôi nét về hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh

Hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của chậm kinh. Đây là biểu hiện đã đến ngày hành kinh nhưng chưa có kinh nguyệt, nếu đã quá 35 ngày tính từ ngày rụng dâu của chu kỳ trước mà bạn vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt thì có thể được coi là chậm kinh. Nhưng nếu tình trạng này đã kéo dài trong thời gian dài, trong nhiều kỳ hành kinh liên tiếp có thể là tình trạng của vô kinh.

Hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh

Đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh (Nguồn: Internet) 

13 nguyên nhân đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh

Mang thai hoặc mang thai ngoài tử cung

Nhiều người thắc mắc đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Vào chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và chờ tinh trùng xuất hiện. Nếu không gặp tinh trùng sẽ không xảy ra quá trình thụ tinh, các lớp niêm mạc ở thành tử cung sẽ bị phá vỡ và bong ra đây được gọi là kinh nguyệt. Nhưng nếu quá trình thụ tinh diễn ra thì các lớp niêm mạc sẽ ở lại, không tạo thành kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bị chậm kinh có thể bạn đã mang thai.

Tuy nhiên, đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh cũng có thể là dấu hiệu của có thai ngoài tử cung, vì vậy bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để có kết quả chính xác.

Mang thai hoặc mang thai ngoài từ cung làm không có kinh

Mang thai dẫn đến chậm kinh (Nguồn: Internet) 

Xem thêm: Kinh nguyệt ra ít: Hiện tượng, nguyên nhân và cách điều trị

Tiền mãn kinh

Ở độ tuổi từ 45-50, phụ nữ sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Khi đó, buồng trứng trở nên hoạt động kém hơn trước, nội tiết tố bắt đầu thuyên giảm rõ rệt, điều này dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Mất cân bằng hormone

Nguyên nhân của mất cân bằng hormone thường bắt nguồn từ suy giảm nội tiết tố, sử dụng các loại thuốc tránh thai, đặc biệt là lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, tuổi tác hay phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng,... Dấu hiệu mất cân bằng hormone bao gồm: cảm xúc thất thường, dễ nóng giận, cáu gắt, khó chịu, đau đầu, có dấu hiệu tới tháng nhưng không ra máu.

Tắc kinh

Đây là một dạng rối loạn kinh nguyệt hay xảy ra ở phụ nữ, đây cũng là lí do tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Các dấu hiệu của cơ thể vẫn như khi đến ngày hành kinh nhưng không xuất hiện máu, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến vô kinh.

Xem thêm: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Tránh Thai Và Có Thai An Toàn

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng bàng quang, gây ra cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi tiểu. Nếu cơ thể không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng cho sinh hoạt và làm việc.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến đau bụng dưới (Nguồn: Internet) 

Viêm vùng chậu

Nguyên nhân viêm vùng chậu là do cơ thể bị nhiễm trùng buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung tại vị trí bất kỳ. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến áp xe buồng trứng, vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung,...

U xơ tử cung

Dù đây là khối u lành tính hình thành trong tử cung nhưng theo thời gian nó vẫn có thể lớn và chèn ép lên các cơ quan khác. Chính sự chèn ép này có thể làm chậm kinh, kinh nguyệt không đều và khó mang thai.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là căn bệnh mãn tính tạo nên những cơn đau ở vùng chậu, làm căng tức bàng quang, gây tiểu gắt, buốt, đi tiểu nhiều lần, đau khi quan hệ tình dục và có dấu hiệu tới tháng nhưng không ra máu.

Xem thêm: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận được hình thành do các khoáng chất, muối axit tích tụ trong nước tiểu, nguyên nhân xuất hiện sỏi là từ mất cân bằng thành phần trong nước tiểu. Nếu sỏi di chuyển đến bàng quang sẽ gây ra cảm giác đau vùng xương chậu, đau lưng kéo dài.

Bệnh sỏi thận gây ra các cơn đau bụng

Bệnh sỏi thận (Nguồn: Internet) 

U nang buồng trứng

Đây là căn bệnh xuất hiện khối u chứa chất lỏng có vỏ bọc bên ngoài, hình thành trong buồng trứng. Tuy đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng có thể khiến các nàng gặp những cơn đau bụng.

Polyp tử cung

Là hiện tượng các tế bào nội mạc tử cung sinh trưởng quá mức, gây ra tình trạng đau bụng như khi đến ngày hành kinh nhưng lại không có máu xuất hiện.

Xem thêm: 29 cách giảm đau bụng kinh cấp tốc an toàn đơn giản tại nhà

Bệnh lý về cột sống

Nếu các nàng vận động thường xuyên hoặc ngồi sai tư thế sẽ mắc phải các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa thắt lưng,... Những căn bệnh này sẽ làm đau lưng, đau bụng dưới kéo dài.

Dùng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác

Khi lạm dụng các loại thuốc tránh thai có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng thuốc kháng sinh, an thần, thuốc nội tiết tố nữ,... cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chậm kinh.

Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh

Nếu không thường xuyên gặp tình trạng này, bạn có thể dùng các biện pháp sau:

  • Sinh hoạt: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tránh để cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, giữ trạng thái cơ thể luôn được ổn định, tâm lý thư giãn, suy nghĩ tích cực,...
  • Thử thai: Bạn nên thử thai để kiểm tra xem có phải đang mang thai hay không, vì đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến kinh nguyệt không xuất hiện.
  • Vận động: Tập luyện thể thao lành mạnh và đều độ sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt, cân bằng nội tiết tố, cơ thể sẽ nhanh chóng có kinh trở lại.

Thử thai

Kiểm tra cơ thể có đang mang thai không? (Nguồn: Internet) 

Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trên 2 tuần và kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ra máu, khó thở, vàng da, đi đại tiện phân có màu đen hoặc màu lạ khác thường, tròng mắt màu vàng,... Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được đưa ra chẩn đoán chính xác.

Lời kết

Tóm lại, đau bụng dưới và đau lưng nhưng không có kinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân có thể là do các loại bệnh lý vùng kín hoặc các yếu tố bên ngoài khác. Khi cơ thể gặp các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.