co-kinh-di-chua-duoc-khong

Phụ Nữ Có Kinh Đi Chùa Được Không Và Những Điều Cần Lưu Ý

MỤC LỤC BÀI VIẾT

 

Từ lâu, đạo phật đã trở thành tôn giáo phổ biến và có độ ảnh hưởng sâu sắc tại nước ta khi có khoảng 35% dân số là phật tử. Đặc biệt, đối với phái nữ, họ là những người có đức tin và lòng tín ngưỡng lớn. Thế nên, các bà, cô dì và bạn nữ đều là người tham gia chủ yếu trong các buổi lễ, hội tại chùa. Song, câu hỏi có kinh đi chùa được không vẫn là vấn đề khiến nhiều nàng bối rối. Để giải đáp, hãy cùng Kotex tìm hiểu bài viết sau.

Xem thêm:

Hướng Dẫn Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt Để Phòng Tránh Và Có Thai An Toàn

Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường? Có Nguy Hiểm Không?

Thuốc nội tiết tố nữ là gì? Tác dụng, Có nên dùng và Cách sử dụng

Hiện tượng “đến tháng” theo quan niệm dân gian

Không chỉ phụ nữ thời nay mà đến các cánh mày râu cũng dần cảm thấy ngày đèn đỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Thế nhưng, ông bà ta ngày xưa thì lại không cho là vậy. Để giải đáp câu hỏi có kinh đi chùa được không, bạn cần hiểu hàm ý và những điều kiêng kỵ phía sau.

Phụ nữ khi có kinh đi chùa được không?

Phụ nữ khi có kinh đi chùa được không?

Theo quan niệm dân gian, máu kinh nguyệt còn được xem như “máu bẩn” tanh hôi và người phụ nữ cũng sẽ không sạch sẽ khi đang hành kinh. Thế nên, phụ nữ sẽ bị ngăn cấm đến những nơi tôn kính như chùa, chiền, đền, miếu khi đang có kinh. Thậm chí, tới tháng có đốt nhang được không cũng tùy thuộc vào độ nghiêm khắc của gia chủ.

Ngoài ra, một số quan niệm còn cho rằng “máu bẩn” dễ thu hút, cám dỗ quỷ thần cấp thấp và vấy bẩn sự thanh tu của những vị thần cấp cao hơn. Vì vậy, khi người phàm thân đang trong ngày kinh mà dám đặt chân đến những nơi linh thiêng sẽ dễ gặp phải vận rủi vào người.

Xem thêm:

Chậm Kinh, Trễ Kinh 1 Tuần Có Thai Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế

Nguyên Nhân Gây Trễ Kinh 10 Ngày Và Cách Cách Khắc Phục Chậm Kinh

Trễ Kinh 5 Ngày Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Nguyên nhân đến tháng không nên đi chùa của dân gian

Đến tháng có được đi chùa thắp hương không? Theo quan niệm dân gian, phụ nữ đến tháng KHÔNG được đi chùa thắp hương, đây cũng là một điều thiệt thòi đáng tiếc cho nhiều tín nữ. Nguyên nhân chủ yếu là vì:

  • Nho giáo: Nước ta thời phong kiến bị ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo dẫn đến tư tưởng trọng nam khinh nữ khá thịnh. Việc địa vị đàn ông cao càng khiến phụ nữ trở nên thấp cổ bé họng trong xã hội. Đặc biệt khi phụ nữ đến tháng thì họ cũng được xem là không sạch sẽ.
  • Kiêng kỵ: Vì không chắc có kinh đi chùa được không nên đa số các bạn nữ đều thà “có kiêng có lành” còn hơn sơ suất mà rước điềm xui và những vận rủi về mình.
  • Điềm xấu dân gian: Ngoài việc đến hoặc tham gia các hoạt động thờ cúng tại nơi linh thiêng sẽ bị thần phật “quật” thì khi đến tháng phụ nữ còn khiến mọi thứ xung quanh dễ hư hỏng hơn như bẻ buồng cau non sẽ khiến cả buồng bị rụng, hái lá trầu không sẽ khiến cả giàn rụng hết,...

Hỏi đáp về việc có kinh đi chùa được không?

Hỏi đáp về việc có kinh đi chùa được không?

Xem thêm:

Đau Bụng Kinh Uống Gì? 15 Đồ Uống Giảm Đau Bụng Kinh Hiệu Quả

Kinh Nguyệt Màu Nâu Tiết Lộ Điều Gì Về Tình Trạng Sức Khỏe Nữ Giới?

Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

Có kinh đi chùa được không theo quan niệm Phật giáo

Vậy theo Phật giáo chính thống thì có kinh đi chùa được không? Sự thật rằng đạo Phật không hề cấm phụ nữ có kinh đi chùa hoặc tham gia lễ cúng. Theo nhiều tư liệu tại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nam nữ đều bình đẳng tại cửa Phật và không hề có sự phân biệt nào với người đang có kinh hay không.

Về khoa học, cơ thể con người dù tắm rửa hay vệ sinh kỹ đến đâu vẫn chỉ sạch ở mức tương đối. Thế nên dù nam hay nữ thì đều như nhau chứ không liên quan đến việc có kinh hay không.

Theo Phật giáo thì có kinh đi chùa được không?

Theo Phật giáo thì có kinh đi chùa được không?

Tương tự vậy, theo các hòa thượng trọng vọng, thứ quan trọng trên cả là “tâm”. Thế nên, dù nam hay nữ, chỉ cần có lòng thì đều có thể đến thăm chùa và tham gia các lễ phật như thường.

Xem thêm:

Tampon Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Tampon Đúng Cách, An Toàn

Tác Dụng Của Băng Vệ Sinh Hàng Ngày Là Gì? Có Nên Dùng?

Review ưu, nhược điểm và cách chọn băng vệ sinh dạng quần

Lưu ý cho bạn gái khi đến tháng nhưng muốn đi chùa

Nếu bạn đang trong ngày hành kinh nhưng muốn đi chùa, hãy lưu ý các điều sau để tránh mạo phạm hay mắc phải những điều cấm kỵ:

  • Kính cẩn trước điện thờ: Không nên quay lưng về phía các vị Thần, Phật, Bồ Tát mà nên đi lui và cúi đầu. Đây là quy tắc quan trọng thể hiện sự tôn kính với các bậc Chí Tôn Vô Thượng.
  • Mặc đồ lịch sự: Hãy nhớ rằng chùa là nơi trang nghiêm, thế nên bạn đừng mặc trang phục quá “thoải mái”. Tốt nhất là không nên mặc các loại quần hoặc váy ngắn trên gối, áo không có tay để tránh gây phản cảm ở chốn linh thiêng.
  • Không gây ồn ào: Khi tham quan chùa trong thời kỳ kinh nguyệt, hãy tôn trọng quy tắc tịnh trong chùa bằng cách đi nhẹ, nói khẽ và tránh gây tiếng ồn.

Khi đến tháng, có kinh đi chùa được không?

Khi đến tháng, có kinh đi chùa được không?

Qua bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi có kinh đi chùa được không chưa? Hy vọng những chia sẻ trên của Kotex sẽ giúp phái đẹp hiểu rõ hơn về quan niệm dân gian về kinh nguyệt.

Xem thêm:

Có Nên Sử Dụng Thuốc Uống Ra Kinh Nguyệt Không? Nên Uống Loại Nào?

30+ cách giảm đau bụng kinh đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà

Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: