căng tức ngực chậm kinh

Căng tức ngực chậm kinh có bị sao không?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Dấu hiệu của căng tức ngực chậm kinh là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hiện tượng căng tức ngực và chậm kinh
  • Làm thế nào để không còn căng tức ngực khi trễ kinh?
  •  

    Căng tức ngực chậm kinh là tình trạng thường gặp ở nữ giới trong mọi độ tuổi. Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, tác dụng phụ của thuốc, nhưng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, trong mọi trường hợp, việc thăm khám sớm là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhằm tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn về sau.

    Xem thêm:

    Chậm kinh, trễ kinh 3 ngày là bình thường hay bất thường?

    Kinh nguyệt màu đen: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

    Máu kinh nguyệt màu nâu có sao không? Nên làm gì khi ra máu kinh màu nâu

    Dấu hiệu của căng tức ngực chậm kinh là gì?

    Khi gặp phải tình trạng căng tức ngực chậm kinh, nữ giới sẽ nhận thấy vùng ngực xuất hiện những cơn đau từ nhẹ đến trung bình, ngực trở nên lớn hơn bình thường, thậm chí đau cả khi không chạm vào. Triệu chứng có thể xảy ra thường xuyên, khiến bạn gái cảm thấy vô cùng khó chịu. Đi kèm với đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng bị rối loạn, ngày hành kinh không xuất hiện đúng dự kiến, có thể kéo dài hơn 40 ngày.

    Triệu chứng căng tức ngực chậm kinh rất dễ nhận thấy

    Nhận biết dấu hiệu căng tức ngực chậm kinh thông qua một số triệu chứng điển hình (Nguồn: Internet)

    Nguyên nhân gây ra hiện tượng căng tức ngực và chậm kinh

    Tình trạng chậm kinh và căng tức ngực thường xảy ra đồng thời và rất phổ biến. Nguyên nhân cũng vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào từng độ tuổi, cụ thể như sau:

    Ở độ tuổi dậy thì

    Căng tức ngực chậm kinh ở độ tuổi dậy thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất hormone sinh dục vẫn chưa ổn định, nên thường dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau tức vùng ngực. Ngoài ra, bạn gái cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu đi kèm như đau lưng, buồn nôn, sốt, đau cơ,... Những dấu hiệu này thường sẽ biến mất vào giai đoạn trưởng thành khi hệ sinh dục đã phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu triệu chứng căng tức ngực, chậm kinh kéo dài dai dẳng hoặc tiến triển nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    Dấu hiệu của mang thai sớm

    Chậm kinh đi kèm triệu chứng căng tức ngực cũng có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể phụ nữ bắt đầu thay đổi nội tiết tố, kích thích tuyến vú trở nên nhạy cảm hơn. Đi kèm với đó, lớp niêm mạc tử cung không còn xảy ra hiện tượng bong tróc, đồng nghĩa với việc không hành kinh. Để có kết luận chính xác, bạn gái có thể sử dụng que thử thai.

    Do tác dụng phụ khi uống thuốc

    Một số loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến nội tiết tố ở nữ giới như thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần, thuốc trầm cảm,... Điều này dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, làm xuất hiện triệu chứng căng tức ngực. Đặc biệt, tác dụng phụ này xảy ra rất phổ biến ở những người lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong mọi trường hợp, bạn gái nên đi khám bác sĩ sớm để được xem xét, chỉ định điều trị kịp thời, tránh tiến triển thành biến chứng nguy hiểm về sau.

    Xem thêm:

    Cách tính ngày rụng trứng là ngày nào chính xác, đơn giản

    Đau bụng kinh nên uống gì để đỡ đau, giảm nhiều?

    Trễ kinh 1 tháng có làm sao không? 9 nguyên nhân trễ kinh nên lưu ngay

    Bị rối loạn nội tiết tố

    Cơ thể nữ giới có khả năng tự cân bằng chức năng sinh lý và hoạt động trao đổi chất nếu hệ nội tiết ổn định, đặc biệt là hormone progesterone và estrogen. Ngược lại, khi những hormone này bị rối loạn, ngay lập tức vùng dưới đồi, buồng trứng, tuyến yên sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chậm kinh kèm căng tức ngực. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố nữ còn có thể đi kèm các triệu chứng khó chịu như nổi mụn, đau mỏi, tăng tiết mồ hôi,...

    Mắc một số bệnh phụ khoa

    Một số bệnh lý phụ khoa có thể gây ra tình trạng căng tức ngực, chậm kinh bao gồm:

    • Ung thư vú: Nữ giới bị mắc ung thư vú thường bị đau ngực ở giai đoạn đầu, cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn biến chứng nghiêm trọng về sau.
    • U nang, u xơ buồng trứng: Khi gặp phải tình trạng này, nữ giới có thể bị chậm kinh, dịch âm đạo tiết bất thường, có lẫn máu, mùi khó chịu, đau tức vùng ngực,...
    • U xơ u nang tuyến vú: Cơn đau vùng vú thường đi kèm các hạch nhỏ.

    Trong thời kỳ tiền mãn kinh

    Tương tự như giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh cũng là thời kỳ cơ thể người phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi đáng kể về nội tiết tố. Tình trạng mất cân bằng hormone thường dẫn đến trễ kinh, căng tức vùng ngực, bốc hỏa, mệt mỏi.

    Tình trạng căng tức ngực chậm kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

    Căng tức ngực kèm chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)

    Xem thêm:

    Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

    Tampon là gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng bạn nên biết

    7 loại thuốc giảm đau bụng kinh và các cách sử dụng an toàn

    Làm thế nào để không còn căng tức ngực khi trễ kinh?

    Để hỗ trợ cải thiện tình trạng căng tức ngực chậm kinh, bạn gái nên tham khảo và áp dụng các biện pháp hữu ích sau đây:

    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ ăn có chứa hormone tăng trưởng, nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên tập trung bổ sung các dưỡng chất thiết yếu bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
    • Ngủ đủ giấc.
    • Hạn chế thức khuya.
    • Kiểm soát tốt tâm lý lo âu, căng thẳng, luôn cố gắng duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái.
    • Có thể massage nhẹ nhàng để cải thiện triệu chứng căng tức vùng ngực.
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh mắc bệnh phụ khoa.
    • Mặc áo ngực có kích cỡ phù hợp.
    • Có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng chậm kinh, căng tức ngực kéo dài không cải thiện, bạn gái nên đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tiến hành điều trị hiệu quả. Một số dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý như:

    • Căng tức vùng ngực kèm chảy mủ, đỏ, viêm ở vú.
    • Chậm kinh đi kèm viêm âm đạo, dịch âm đạo lẫn máu, có màu sắc lạ.
    • Triệu chứng đau nhức ngực không cải thiện sau khi dùng thuốc.

    Tình trạng căng tức ngực chậm kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

    Chủ động đi khám sớm khi nhận thấy tình trạng căng tức ngực chậm kinh không cải thiện (Nguồn: Internet)

    Căng tức ngực chậm kinh là tình trạng phổ biến, đôi khi là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trong mọi trường hợp, bạn gái nên chủ động đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh xảy ra biến chứng sức khoẻ nguy hiểm về sau.

    Xem thêm:

    Băng Vệ Sinh Là Gì? Để Làm Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Băng Vệ Sinh

    Các loại băng vệ sinh tốt, phổ biến nhất hiện nay và cách dùng của từng loại

    Băng Vệ Sinh Ban Đêm Dùng Được Bao Lâu? Tip Dùng Giúp BVS Chống Tràn

     

    Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

    Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: