không có kinh nguyệt 4 tháng banner

Không có kinh nguyệt 4 tháng có phải là dấu hiệu vô sinh? Nguyên nhân và cách điều trị

 

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Nguyên nhân gây ra hiện tượng không có kinh nguyệt 4 tháng
  • Không có kinh nguyệt 4 tháng có sao không?
  • Cách điều trị tình trạng không có kinh nguyệt 4 tháng
  • Không có kinh nguyệt 4 thánglà tình trạng thường gặp và đã trở thành nỗi lo ngại của nhiều bạn gái. Hiện tượng rối loạn này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tổng thể mà còn cản trở chất lượng đời sống vợ chồng, thậm chí có nguy cơ cao cảnh báo vô sinh. Trong bài viết dưới đây, Kotex sẽ chia sẻ chi tiết hơn về vấn đề này, nguyên nhân không có kinh nguyệt cùng phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo.

    Nguyên nhân gây ra hiện tượng không có kinh nguyệt 4 tháng

    Tình trạng chậm kinh 4 tháng nhưng không có thai; 4, 5 tháng mới có kinh 1 lầncó thể xuất phát từ những yếu tố nguyên nhân sau đây:

    Mất cân bằng nội tiết tố

    Nội tiết cân bằng sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nữ giới không có kinh nguyệt nhiều tháng.

    Lạm dụng thuốc

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây mất kinh nguyệt trong 4 tháng, điển hình là thuốc tránh thai, thuốc chữa trầm cảm, thuốc hóa trị ung thư,... Ngoài ra, các phương pháp ngừa thai khác như tiêm, cấy ghép dụng cụ, đặt vòng,... cũng có nguy cơ gây ra tác động tương tự.

    Xem thêm: Lớp 8 chưa có kinh nguyệt có phải là dấu hiệu đáng lo ngại không?

    Mắc bệnh phụ khoa

    Bệnh phụ khoa là nhóm bệnh viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống sinh sản của nữ giới. Một trong những ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là gây rối loạn kinh nguyệt.

    Cân nặng thay đổi

    Trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? Cân nặng thay đổi đột ngột trong giai đoạn này có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt. Chẳng hạn, nữ giới thừa cân, béo phì rất dễ bị rong kinh, trong khi những người sụt cân đột ngột thường bị mất kinh 4 tháng hoặc lâu hơn.

    Thay đổi đồng hồ sinh học

    Thói quen thức khuya, ăn uống không đúng bữa, đảo lộn thời gian làm việc liên tục, di chuyển công tác, du lịch,... sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mất kinh nguyệt 4 tháng.

    Xem thêm: Kinh Nguyệt Màu Đen: Nguyên Nhân, Có Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

    Cơ thể sản xuất prolactin quá mức

    Prolactin là một loại hormone ở nữ giới, thường tiết nhiều trong quá trình cho con bú. Nồng độ quá cao có khả năng trì hoãn kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do tại sao phụ nữ sau sinh thường bị mất kinh tạm thời.

    Tuyến giáp gặp vấn đề

    Tuyến giáp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hormone triiodothyronin và thyroxin, trực tiếp tham gia vào quá trình điều tiết trao đổi chất trong cơ thể. Nếu bạn bị mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp, nguy cơ cao sẽ bị chậm kinh nguyệt trong 4 tháng hoặc lâu hơn.

    Hội chứng buồng trứng đa nang

    Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở 10% nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đây là những khối u nang nhỏ, lành tính, hình thành trên buồng trứng. Bệnh gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đáng kể đến nhan sắc, tinh thần và sức khỏe người bệnh. Triệu chứng thường gặp nhất là mất kinh trên 3 tháng, nhiều người phải chờ 5 - 6 tháng mới hành kinh nhưng lượng huyết mỗi lần xuất ra rất ít.

    Xem thêm: 29 cách giảm đau bụng kinh cấp tốc an toàn đơn giản tại nhà

    Không có kinh nguyệt 4 tháng có thể do hội chứng buồng trứng đa năng

    Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt trong nhiều tháng (Nguồn: Internet) 

    Không có kinh nguyệt 4 tháng có sao không?

    Mất kinh nguyệt 4 tháng có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại như sau:

    Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý

    Kinh nguyệt không đều khiến cơ thể đau mỏi, mất ngủ, chán ăn. Điều này khiến nữ giới dễ bốc hỏa và khó kiểm soát cảm xúc.

    Gây hại cho sức khỏe

    Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u xơ tử cung, tăng sản lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, mất cân bằng hormone, ung thư buồng trứng,... Bệnh về lâu dài có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

    Ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng

    Mất kinh nguyệt 4 tháng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thất thường, khó chịu và đau nhức vùng kín. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đời sống tình dục, mất hứng thú, thậm chí không còn ham muốn.

    Xem thêm: Kinh nguyệt ra ít: Hiện tượng, nguyên nhân và cách điều trị

    Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

    Không có kinh nguyệt 4 thángkhiến các nàng khó xác định ngày rụng trứng chính xác để lên kế hoạch có thai. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm còn có nguy cơ gây khó thụ thai, thậm chí dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

    Không có kinh nguyệt 4 tháng có thể dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh

    Mất kinh 4 tháng có thể gây hiếm muộn hoặc vô sinh (Nguồn: Internet) 

    Cách điều trị tình trạng không có kinh nguyệt 4 tháng

    4 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Đối với tình trạng rối loạn này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, nàng cũng nên áp dụng song song các phương pháp hữu ích sau:

    • Theo dõi chế độ ăn uống, vận động hợp lý để đạt mức cân nặng lý tưởng.
    • Sinh hoạt điều độ, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.
    • Theo dõi những thay đổi bất thường trong cơ thể, khám tổng quát 3 - 6 tháng/ lần.
    • Không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
    • Uống nhiều nước.
    • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh.
    <

    Điều trị hiệu quả tình trạng không có kinh nguyệt 4 tháng để phục hồi sức khỏe sinh sản

    Điều trị hiệu quả tình trạng mất kinh nguyệt 4 tháng để phục hồi sức khỏe sinh sản (Nguồn: Internet) 

    Không có kinh nguyệt 4 tháng là vấn đề rất đáng lo ngại, có thể là dấu hiệu cảnh báo của hàng loạt tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư, vô sinh, hiếm muộn,.... Do đó, bạn cần theo dõi sát sao những thay đổi trong cơ thể, đi thăm khám sớm khi nhận thấy bất thường để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định.

    Tham khảo thêm: