luong-mau-mat-di-trong-chu-ky-kinh-nguyet

Lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu?

Liệu có khi nào bạn thắc mắc lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu? Chúng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ không? Hãy cùng Kotex tìm hiểu về thực trạng này qua bài viết dưới đây:

>> Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra nhiều

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Trong mỗi chu kỳ rụng trứng đều có sự tăng tiết của các hormon trong cơ thể. Chúng chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh bằng cách làm cho các niêm mạc tử cung tăng sinh. 

Bên cạnh đó, các hormon của buồng trứng sẽ bị suy giảm đột ngột vào giai đoạn cuối chu kỳ nếu không có hiện tượng thụ tinh diễn ra. Từ đó, trứng không thụ tinh và niêm mạc tử cung sẽ trải qua quá trình bong tróc, sau đó tạo nên hiện tượng có máu chảy ra phía ngoài âm đạo từ buồng tử cung. Đây được gọi là kinh nguyệt. 

Thông thường, lần đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện vào khoảng 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình 28 ngày, nếu ngắn hơn sẽ khoảng 25 ngày và dài hơn thì trong khoảng 30-35 ngày. Trong tuần hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày.

>> Tham khảo thêm: Thuốc giảm đau bụng kinh

lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Quá trình hình thành kinh nguyệt ở phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách tính lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ

Để có thể tính chính xác lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể đo bằng băng vệ sinh và cốc nguyệt san. Cụ thể:

Đo bằng băng vệ sinh

Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 5ml chất lỏng được giữ lại bởi băng vệ sinh. Đối với các loại băng siêu thấm có thể giữ đến 10ml chất lỏng. Như vậy, nếu trong chu kỳ hành kinh bạn sử dụng từ 6-12 miếng băng vệ sinh, tức là lượng máu mất đi khoảng 60ml. Để có thể đo lường chính xác hơn, bạn nên ghi chép vào sổ tay trong 3-4 kỳ kinh tiếp theo để theo dõi.

Thông thường, lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 50-80ml. Nhưng thực tế, máu kinh thật chỉ chiếm khoảng 36%, phần còn lại sẽ bao gồm cục máu đông, niêm mạc tử cung, mô và chất nhầy cổ tử cung.

>> Tham khảo thêm: Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Đo lượng máu kinh nguyệt bằng cách sử dụng băng vệ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Đo bằng cốc nguyệt san

Nếu bạn ưa thích dùng cốc nguyệt san hơn băng vệ sinh, thì việc đo lường lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Bởi vì, trên phần thân của cốc đã chia sẵn những vạch ml, do đó bạn sẽ thấy ngay mỗi khi lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo. 

Tuy nhiên, tùy từng kích cỡ của cốc mà chúng có định lượng ml khác nhau, có cốc sẽ có dung tích khoảng 30ml, một số khác thì khoảng 60ml tính cho 1 lần sử dụng. Mỗi khi lấy cốc nguyệt san ra ngoài, bạn cần ghi lại dung tích liên tục trong vòng 3-4 chu kỳ kinh liền kề để theo dõi. Từ đó, bạn sẽ xác định được lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt. 

>> Tham khảo thêm: Chưa hết hẳn kinh nguyệt quan hệ có thai không?

lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Đo lượng máu kinh nguyệt bằng cốc nguyệt san (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu hiện của máu kinh nguyệt ra nhiều bất thường

Thông thường, lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt thường rơi vào khoảng 50-80ml. Nhưng, lượng máu kinh nguyệt thực tế chỉ chiếm khoảng 36%. Ngoài ra, 64% còn lại bao gồm: chất nhầy cổ tử cung, mô, niêm mạc tử cung,...

Tuy nhiên, nếu trong suốt chu kỳ hành kinh, lượng máu bạn tiết ra nhiều hơn so với mức bình thường và kéo dài > 7 ngày thì đây là hiện tượng rong kinh. Ngoài ra, chúng có thể bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác biệt, tùy vào từng nguyên do ấy sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. 

Trong đó, các bạn nữ cần nắm rõ biểu hiện của việc ra máu kinh nguyệt nhiều gồm:

  • Chỉ trong thời gian ngắn mà bạn phải thay cốc nguyệt san quá nhiều lần

  • Dịch kinh nguyệt vẫn không dừng dù đã hơn 07 ngày.

  • Các cục máu đông lớn chiếm hơn 1/4 thể tích cốc.

>> Tham khảo thêm: Ngứa nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt

lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Máu kinh nguyệt ra nhiều bất thường bắt đầu từ những biểu hiện nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Máu kinh nguyệt ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hiện tượng rong kinh sẽ xuất hiện khi số ngày hành kinh của các bạn nữ kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu tiết ra cao hơn 80ml trong một chu kỳ. Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng rong kinh bao gồm: rối loạn tiêu hóa, lao động quá sức, nhiễm khuẩn, sụt cân, bệnh thai sản, bệnh nội tiết hoặc do stress,...

Rong kinh là hiện tượng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe phụ nữ, chẳng hạn như:

  • Hiện tượng thiếu máu sẽ xảy ra vì mất máu quá nhiều

  • Thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, cơ thể luôn trong tình trạng xanh xao và mệt mỏi.

  • Kỳ kinh kéo dài khiến cho lượng sắt cần thiết trong cơ thể suy giảm

  • Vi khuẩn phát triển nhanh đối với các trường hợp có thời gian hành kinh kéo dài. Do đó, chúng thường gây nên các bệnh viêm nhiễm như: viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,...

>> Tham khảo thêm: Mẹo vặt chữa rong kinh

 lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Máu kinh nguyệt ra nhiều có ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ? (Nguồn: Sưu tầm)

Phòng ngừa ảnh hưởng của việc mất nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt

Để tránh việc mất nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần nắm rõ các nguyên tắc sau để phòng ngừa tình trạng này:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Trong đó, các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: rau có màu xanh đậm, trứng, sữa, gan động vật, thịt bò,...rất cần có trong mỗi bữa ăn.

  • Các nguyên nhân gây nên hiện tượng mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt cần được phát hiện và chữa trị kịp thời.

  • Sử dụng thuốc bổ sung sắt. Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đang ở giai đoạn dễ thụ thai nên để cơ thể hấp thu 15-20mg sắt/ngày.

>> Tham khảo thêm: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Bổ sung các thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn phòng ngừa sự ảnh hưởng của việc mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Những loại thực phẩm bổ sung sắt, tốt cho kỳ kinh nguyệt

Bởi vì trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn mất máu khá nhiều, do đó lượng sắt thiết yếu cũng bị suy giảm. Vì vậy, phụ nữ cần ăn những loại thực phẩm bổ sung sắt để chu kỳ kinh nguyệt được cải thiện và duy trì trong trạng thái tốt:

lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt

Các loại thực phẩm tốt giúp bổ sung sắt hữu hiệu cho phụ nữ trong suốt kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Thịt bò nổi tiếng là thực phẩm giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa nhiều sắt rất tốt cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải tình trạng rụng tóc, đau đầu, mệt mỏi,...thì hãy ăn thịt bò để bổ sung lại lượng sắt đang bị thiếu hụt.

  • Hải sản

Hải sản cũng là một trong những loại thực phẩm chứa hàng lượng sắt cao. Chúng cũng là thực phẩm “mát tay” trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh thiếu máu. Bạn cần thêm 1-2 món hải sản vào các bữa chính để đảm bảo sức khỏe của cơ thể và không bị khó chịu quá nhiều trong chu kỳ hành kinh.

  • Các loại rau

Một số loại rau như: mồng tơi, dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cọng cần tây, rau bí, rau đay, rau muống... đặc biệt rau dền đỏ có tác dụng bổ máu rất tốt. Sắt trong rau củ được cơ thể hấp thụ nên bạn đừng quên ăn những loại rau trên để phòng bệnh thiếu máu do sắt.

  • Củ dền

Củ dền là một trong những loại rau củ nổi tiếng chữa bệnh thiếu máu do sắt. Với các dưỡng chất thiết yếu có trong thành phần, bạn hoàn toàn có thể thêm các món canh, xào, luộc từ củ dền vào các bữa ăn của mình trong suốt những ngày hành kinh.

  • Các loại hạt

Giàu chất béo tự nhiên và chứa hàm lượng sắt khá cao chính là các loại hạt. Trong đó, danh sách các loại hạt giàu chất sắt có thể kể đến như: đậu phộng, đậu xanh, vừng,...

>> Tham khảo thêm: Ra máu nhưng không phải kinh nguyệt

Lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt luôn là yếu tố mà chị em phụ nữ cần quan tâm. Lượng máu này có thể phản ánh tình hình sức khỏe trong chu kỳ hành kinh của bạn. Kotex hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích thông qua bài viết này. Bên cạnh đó, để tham khảo các đồ dùng cá nhân như: băng vệ sinh, tampon,...chất lượng và an toàn, hãy đến với các sản phẩm của Kotex

>> Tham khảo các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html

https://www.healthline.com/health/how-much-blood-do-you-lose-on-your-period

Bài viết liên quan