Chu kỳ

Triệu Chứng Rụng Trứng & Cơn Đau Khi Tới Tháng Thường Gặp

Nhiều bạn lo lắng đau đầu tí sau rụng là dấu hiệu mang thai. Điều này có đúng không? Ngoài ra, bạn gái cũng có nhiều thắc mắc về dấu hiệu rụng trứng như rụng trứng có đau bụng không hay rụng trứng có đau lưng không và vì sao lại như thế. Hãy cùng Kotex giải đáp các thắc mắc về dấu hiệu rụng trứng đau lưng, đau bụng hay đau đầu tí trong bài viết sau nhé!

>> Tham khảo: 

1. Chu kỳ rụng trứng diễn ra thế nào?

Sự rụng trứng diễn ra đều đặn mỗi tháng. Quá trình này bắt đầu khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Nếu được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu phân chia tế bào và di chuyển về tử cung. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ thoái hóa và được đào thải ra ngoài cùng lớp niêm mạc tử cung, còn được gói là hiện tượng kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi bạn gái sẽ có độ dài không giống nhau, nhưng phổ biến nhất là chu kỳ từ 28 - 30 ngày. Thời điểm rụng trứng lúc này là vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ. Nhìn chung, trứng sẽ rụng vào thời điểm bốn ngày sau hoặc trước của điểm chính giữa chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình rụng trứng có thể xảy ra từ 28 đến 36 giờ kể từ thời điểm cơ thể tiết ra nội tiết hoàng thể hóa (luteinizing hormone). >> Tham khảo thêm:

Bạn có thể tham khảo và sử dụng Công cụ tính Chu kỳ kinh nguyệt online của Kotex:

Công cụ tính ngày rụng trứng, ngày thụ thai chính xác dựa trên chu kỳ kinh nguyệt | Kotex

Công cụ sức khỏe được KOTEX  xây dựng dành riêng cho bạn gái, bao gồm nhiều tiện ích: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - Tính ngày rụng trúng - Tính ngày thụ thai để hỗ trợ thụ thai thành công hoặc dự đoán ngày tránh thai... và còn rất nhiều chức năng khác nữa. Hãy sử dụng ngay hôm nay để theo dõi và bảo vệ sức khỏe bạn gái nhé!

2. Những cơn đau thường gặp trong ngày rụng trứng

Trong chu kỳ rụng trứng, hàm lượng hormone progesterone sẽ tăng lên. Sự thay đổi này được xem là có liên quan đến hiện tượng đau ngực trong quá trình rụng trứng. Có một số bạn gái sẽ có dấu hiệu đau nửa đầu, đau bụng khi rụng trứng. Những cơn đau này thường xảy ra 2 tuần trước khi bắt đầu có kinh nguyệt.

>> Tham khảo: Đau Ngực Trước Kỳ Kinh & Cách Giảm Đau Ngực Khi Tới Tháng

2.1 Đau đầu ngực

Đa số các bạn gái thường thấy đau ngực trước thời điểm rụng trứng, nhưng thường chấm dứt sau một hoặc hai ngày. Nếu bạn bị đau đầu tí sau rụng trứng, có thể là một dấu hiệu sớm cho biết bạn đang mang thai. Đặc biệt khi quan sát phần ngực, sẽ thấy quầng vú sẫm màu, ngực căng tức, nhạy cảm, kích thước lớn hơn bình thường…

Nếu nghi ngờ mang thai, bạn gái có thể theo dõi thêm các triệu chứng đặc trưng khác của thai kỳ như chậm kinh 5-7 ngày, ra máu báo thai, buồn nôn… Tốt nhất bạn gái có thể dùng que thử thai để kiểm tra.

Nếu không có thai nhưng tình trạng đau đầu ngực kéo dài bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám cẩn thận, tìm đúng nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định cách điều trị.

>> Tham khảo thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị rong kinh có sao không?

2.2 Đau lưng

Rụng trứng có đau lưng không? Có một số bạn sẽ gặp đau lưng mỗi khi rụng trứng trong khi số khác lại không. Ngoài ra vùng lưng bị đau của mỗi người cũng rất khác nhau.

Khi bạn cảm thấy đau vùng lưng khi đến gần ngày rụng trứng thì tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng từ 2 - 4 ngày. Đặc điểm của đau lưng ngày rụng trứng là cơn đau tập trung ở vùng thắt lưng, khiến bạn phải ấn tay mạnh vào mới cảm thấy dễ chịu. Cơn đau sẽ dữ dội vào ngày đầu tiên và giảm dần qua các ngày tiếp theo.

Nhìn chung, dấu hiệu rụng trứng đau lưng không phổ biến bởi vì không phải bạn gái nào cũng gặp. Điều này tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. >> Tham khảo thêm: Dùng cốc nguyệt san có bị rộng không? Tác hại của cốc nguyệt san

2.3 Đau bụng

Đau bụng khi rụng trứng còn được gọi là hiện tượng đau vùng chậu và bụng dưới trong quá trình rụng trứng. Đau bụng ngày rụng trứng có cường độ từ co thắt nhẹ đến khó chịu nghiêm trọng, có thể kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ. Đau bụng khi trứng rụng là hiện tượng không phải bạn gái nào cũng gặp phải. Cường độ đau còn tùy thuộc vào việc buồng trứng sẽ giải phóng trứng như thế nào trong chu kỳ đó.

Về những nguyên nhân gây đau bụng khi trứng rụng, bác sĩ Tú Linh giải thích rằng:

Một số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi rụng trứng là do nồng độ hormon LH đạt đến đỉnh cao, làm tăng prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột. Còn tình trạng đau bụng trong thời gian rụng trứng là do nang trứng phình to ra, vỏ nang vỡ và rụng trứng, máu hoặc dịch thoát ra từ nang vỡ kích thích phúc mạc trong ổ bụng gây đau. Sau khi rụng trứng, vòi trứng co thắt để nhận trứng và di chuyển trứng đến vị trí dễ thụ thai nên các bạn gái sẽ có cảm giác đau như co thắt đường ruột.

Cơn đau do rụng trứng xảy ra ở cả bên phải hoặc bên trái phần bụng dưới (tuỳ theo trứng rụng từ buồng trứng bên nào), cảm giác có thể đau buốt, đau căng tức hoặc đau nhói vùng bụng. Không có một mẫu số chung cho trường hợp này, cơn đau có thể đổi bên vào mỗi tháng, nhưng cũng có thể chỉ đau chủ yếu ở một bên bụng dưới. Bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra bụng và xương chậu để giúp loại trừ các nguyên nhân gây đau khác, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u nang trên buồng trứng.

Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hoặc nếu bác sĩ nhận thấy có bất kỳ sự bất thường nào trong quá trình kiểm tra thì có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc siêu âm hoặc chụp X-quang để giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân cơn đau.

Tuy nhiên, với một vài bạn gái, đau bụng vào kỳ rụng trứng có thể là biểu hiện của hội chứng đa nang buồng trứng, xơ buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung. Để kiểm tra, bạn nên ghi chép lại một cách chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình với các triệu chứng cơn đau cụ thể, mức độ và thời gian kéo dài cơn đau để theo dõi.

Bác sĩ sẽ dựa trên những ghi chép nói trên cùng với lịch sử bệnh tật của bạn để kiểm tra sơ bộ bên ngoài nhằm xác định nguyên nhân. Nếu bạn bị đau nặng hoặc phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường sau khi kiểm tra sơ bộ, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm bụng dưới hoặc siêu âm đầu dò âm đạo, thử máu hoặc chụp X-quang, thậm chí phải phẫu thuật nội soi để giải quyết vấn đề. >> Tham khảo thêm: U nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

2.4 Các dấu hiệu khác

Ngoài các biểu hiện trên, khi ngày rụng trứng đến gần, bạn gái sẽ thấy vùng kín xuất hiện dịch nhầy màu trắng trong nhiều hơn hẳn ngày bình thường. Dịch nhầy cổ tử cung thường có dạng đặc, có thể kéo dãn được, trong suốt đến hơi ngả vàng. Sau khi qua giai đoạn rụng trứng, lượng dịch nhầy này sẽ giảm dần, đến sau chu kỳ kinh nguyệt thì về mức thấp nhất.

Mức độ tăng hoocmon progesterone có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cơ thể của bạn. Trong những ngày này, bạn gái sẽ thấy bản thân mình có chút thay đổi như thèm ăn, chướng bụng, đau nhức cơ, ngực trở nên nhạy cảm, nhu cầu sinh lý tăng…

>> Tham khảo: Sử dụng Tampon có đau không? Dùng Tampon đúng

3. Giảm đau bụng thế nào?

Với bạn gái nào hay gặp tình trạng đau bụng ngày rụng trứng, các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga có thể giúp bạn gái giảm đau trong những ngày rụng trứng hay khi có kinh nguyệt

Ngoài ra, các bạn gái có thể dùng thuốc giảm đau và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Phương pháp chườm nóng hoặc tắm nước ấm cũng rất hiệu quả. Thuốc ngừa thai cũng giúp bạn ức chế được những cơn đau rụng trứng nhưng bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ nếu muốn áp dụng cách giảm đau này. Hãy cẩn thận nếu thấy cơn đau rụng trứng kéo dài hơn 3 ngày, hoặc đi kèm với chảy máu và tiết dịch nhiều. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên đi khám ngay nhé!

Tuy không gây nhiều rắc rối như kinh nguyệt, thế nhưng với một vài bạn gái ngày rụng trứng cũng có những phiền toái riêng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau đầu, đau lưng hay đau đầu tí sau rụng trứng và cũng như biết cách xử lý cơn đau rồi nhé! Và đừng quên lựa chọn sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để các bạn gái có những trải nghiệm thật nhẹ nhàng trong kỳ nguyệt san sắp tới nhé!

>> Tham khảo thêm:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.