bệnh giang mai ở nữ

Biểu Hiện Bệnh Giang Mai Ở Nữ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Giang mai là căn bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhưng không phải bạn nữ nào cũng biết bệnh giang mai là gì, biểu hiện bệnh giang mai ở nữ ra sao, nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Cùng Kotex trang bị kiến thức thật chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây bạn gái nhé!

>> Xem thêm: Tâm sự thầm kín chuyện phòng the của phụ nữ

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hoffmann tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 450C, nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút. Treponema pallidum là vi khuẩn kỵ khí và di chuyển, dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc nguyên vẹn của âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.

>> Xem thêm: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn (Anal sex) có hại không?

Nguồn lây truyền bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.

  • Xoắn khuẩn thâm nhập qua da, niêm mạc của bộ phận sinh dục bị xây xát khi quan hệ tình dục, sau đó đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da, niêm mạc, săng, hạch chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.

  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm: nhiễm HIV/AIDS, các thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…).

Bệnh giang mai có thể lây do đường máu: tiêm truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn

Lây truyền gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.

Lây qua đường nhau thai: Bệnh giang mai lây từ mẹ sang con xảy ra từ tuần 16 của thai kỳ. Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu rốn và gây bệnh giang mai bẩm sinh.

>> Xem thêm: Quan Hệ Bằng Miệng (Oral Sex) Là Gì? Nên Hay Không?

Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ

Giang mai có nhiều giai đoạn: Giai đoạn nguyên phát, Giang mai kỳ II, Giang mai tiềm ẩn và Giang mai kỳ III.

Giai đoạn nguyên phát

  • Săng giang mai là sang thương đặc trưng.

  • Xuất hiện ở vị trí mà vi khuẩn xâm nhập. Săng cũng có thể thấy ở tất cả các vị trí khác do hành vi tình dục không qua đường sinh dục như ở miệng.

  • Thời gian ủ bệnh: 10 tới 60 ngày sau khi bị nhiễm Treponema pallidum.

  • Đặc điểm: bờ rõ, hơi gồ cao, hình tròn hay bầu dục, không đau, đáy sạch màu đỏ, nền cứng, thường thấy ở môi lớn, có thể ở âm đạo và cổ tử cung.

Giang mai kỳ II

  • Khoảng 4-8 tuần sau khi săng giang mai xuất hiện.

  • Các triệu chứng: Nổi hạch, sốt, đau đầu, sụt cân, đau cơ và rụng tóc.

  • 30% phát ban thứ phát ở vùng da và niêm mạc.

  • Tạo sẩn: Ở vùng niêm mạc ẩm ướt các nốt nhú đầu phẳng, đáy rộng có thể sẩn lên tạo condyloma phẳng, cần phân biệt với mồng gà.

  • Nếu không điều trị, giai đoạn này cũng tự hết sau 2-6 tuần, và bệnh đi vào giai đoạn tiềm ẩn.

>> Xem thêm: 6 Cách Quan Hệ Tình Dục An Toàn

Giang mai tiềm ẩn

  • Giai đoạn tiềm ẩn kéo dài rất lâu, không triệu chứng.

  • Giang mai tiềm ẩn muộn (trên 1 năm sau giang mai thứ phát) ít lây lan hơn giai đoạn đầu.

Giang mai gia đoạn III

  • ⅓ các trường hợp không điều trị có thể tiến triển thành giang mai kỳ III.

  • Vi khuẩn giang mai có ái lực với tiểu động mạch và tạo đáp ứng miễn dịch, dẫn tới viêm nội mô thành mạch và gây tổn thương cơ quan đích (tim mạch và thần kinh, mắt, tai).

  • Các sang thương dạng hạt, hoại tử nặng từ 1 tới 10 năm.

  • Ở giai đoạn này mức độ lan truyền không rõ ràng.

>> Xem thêm: Hôn Môi Có Bầu Không? Những Hành Vi Dẫn Đến Mang Thai?

Tác hại của giang mai đối với nữ giới

Bệnh giang mai nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, hủy hoại các cơ quan nội tạng trong cơ thể và dẫn đến tử vong.

Với người không có thai

  • Trên mắt: giang mai ở mắt sẽ gây biến dị đồng tử, đồng tử bị nhỏ hẹp, mất phản xạ ánh sáng, giảm khả năng điều tiết, tổn thương thần kinh thị giác, tê cơ mắt, mí mắt không đều...

  • Trên các cơ quan nội tạng: hủy hoại dần các cơ quan nội tạng như dạ dày, trực tràng, ruột non, bàng quang gây ra những cơn đau co thắt đột ngột phần bụng trên, phần ngực, gây hô hấp khó, ăn nuốt khó ăn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiểu mót, bí tiểu, đại tiện khó khăn,...

  • Trên cơ xương khớp: Giang mai gây viêm khớp xương các chi, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng, thoát vị khiến đi lại khó khăn, gãy xương, liệt, tàn tật, tử vong.

  • Trên hệ thần kinh: gây viêm màng não, lao tủy, mệt mỏi, khó chịu, suy nhược cơ thể, rối loạn các chức năng sinh lý, tổn thương đến mạch máu não dẫn đến động kinh, đột quỵ.

  • Trên tim mạch: giang mai tấn công vào hệ tim mạch gây đau ngực, khó thở, phình mạch, suy tim, đột tử.

>> Xem thêm: Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp 120h Là Gì? Cách Dùng, Tác Dụng Bao Lâu?

Đối với thai phụ

Các vấn đề liên quan đến giang mai bao gồm:

  • Sẩy thai (21%)

  • Thai lưu chết thai (9.3%)

  • Sinh non và nhẹ cân (5.8%)

  • Giang mai bẩm sinh (15%)

Các dấu chứng của phù thai không do tự miễn (báng bụng, tràn dịch màng phổi, phù da đầu hoặc da toàn thân), gan to, đa ối và phù nhau là các dấu chứng của giang mai bẩm.

>> Xem thêm: Các Giai Đoạn Cực Khoái - Những Tư Thế Quan Hệ Nóng Bỏng

Chẩn đoán bệnh giang mai ở nữ giới

Chẩn đoán xác định

  • Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn (darkfield microscopy). Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.

  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang các chất tiết từ các sang thương nguyên phát hoặc sang thương giai đoạn II hoặc hút dịch từ hạch.

Các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai

Bao gồm hai loại thực hiện dựa trên mẫu máu hay dịch não tuỷ của bệnh nhân và chỉ chẩn đoán giang mai nếu dương tính với cả hai loại xét nghiệm có treponema và không có treponema.

  • Xét nghiệm chứa Treponema: cho thấy sự hiện diện của kháng thể đang làm nhiệm vụ chống lại xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

  • Nếu xét nghiệm không chứa treponema dương tính thì xét nghiệm có Treponema được thực hiện tiếp theo để xác định chẩn đoán giang mai.

  • Một người phụ nữ có dương tính với xét nghiệm Treponema sẽ luôn luôn dương tính suốt đời, dù đã điều trị bệnh hay bệnh đang hiện diện.

>> Xem thêm: Cách Từ Chối Khi Chàng Đòi “Chuyện Ấy”

Điều trị bệnh giang mai ở nữ giới

Nguyên tắc:

  • Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn lây lan, đề phòng tái phát và di chứng.

  • Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của người bệnh.

  • Điều trị cụ thể: tùy theo bệnh giang mai mới mắc hay đã mắc lâu mà áp dụng phác đồ thích hợp (theo CDC 2015).

Các bạn nữ cần đi xét nghiệm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý cho từng giai đoạn và thời kỳ.

  • Điều trị giang mai ở phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần được bác sĩ chẩn đoán kỹ càng và nên được điều trị với phác đồ penicillin thích hợp cho từng giai đoạn nhiễm trùng.

  • Điều trị có hiệu quả khi định lượng hiệu giá kháng thể sau điều trị giảm xuống.

  • Xét nghiệm lại RPR nên được làm vào tháng thứ 3, 6 và 12 sau khi hoàn thành điều trị.

  • Phần lớn các trường hợp giang mai có HIV sẽ đáp ứng tốt với phác đồ điều trị chuẩn.

  • Không giao hợp cho tới khi các sang thương đã lành.

>> Xem thêm: Nguyên Nhân Quan Hệ Lần Đầu Không Ra Máu?

Phòng tránh bệnh giang mai ở nữ giới

Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Các biện pháp phòng tránh bệnh:

  • Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng.

  • Kiềm chế rượu và ma túy có khả năng dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn.

  • Giáo dục hành vi tình dục an toàn, có bảo vệ (sử dụng bao cao su).

  • Tránh dùng chung đồ lót.

  • Khi phát hiện bị bệnh bạn cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.

  • Vệ sinh phòng bệnh: Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có thai.

Hy vọng những thông tin mà Kotex cung cấp đã giúp các bạn gái hiểu và phòng tránh được bệnh giang mai ở nữ. Đừng quên sử dụng những sản phẩm băng vệ sinh Kotex để ngày đèn đỏ thêm tự tin.

>> Xem thêm: Quan Hệ Bằng Tay Có Mất Trinh Không?