moi-quan-he-toxic-la-gi

Mối quan hệ toxic là gì? Dấu hiệu nhận biết mối quan hệ độc hại

Ngày nay, trên các trang mạng xã hội bạn hay bắt gặp khái niệm toxic. Nhiều bạn trẻ khi trò chuyện với bạn bè hay dùng từ toxic để chỉ những mối quan hệ tiêu cực và có ảnh hưởng xấu đến bản thân. Vậy cụ thể mối quan hệ toxic là gì mà khiến cuộc sống và tinh thần giảm sút như vậy? Cùng Kotex khám phá ngay!

>> Tham khảo thêm:

Mối quan hệ toxic là gì?

Mối quan hệ toxic (Toxic relationship) hay còn gọi là mối quan hệ độc hại, là khi cả hai bên đều mang những cảm xúc tiêu cực và làm tổn thương lẫn nhau (dù vô tình hay cố ý). 

Trong một mối quan hệ độc hại, bạn cảm thấy không được hỗ trợ, dễ bị hiểu lầm, bị hạ thấp hoặc bị tấn công. Về cơ bản, mối quan hệ toxic khiến bạn trở nên tồi tệ, buồn bã và kiệt sức khi dành thời gian cho đối phương. 

Dù vẫn có những điểm tốt đẹp giữa hai người, bạn vẫn yêu đối tác của mình nhưng dường như mối quan hệ không còn thú vị nữa. Vì lý do nào đó mà bạn và họ không ngừng tranh cãi về những vấn đề nhỏ trong cuộc sống. 

Toxic relationship có thể xảy ra ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ mối quan hệ nào: tình yêu, tình bạn, hay giữa các thành viên trong gia đình.

Ông Ammanda Major, Trưởng phòng Thực hành lâm sàng các mối quan hệ xã hội nói rằng: “Một mối quan hệ lành mạnh sẽ có sự tôn trọng lẫn nhau và chia sẻ cảm xúc từ cả hai phía mà bạn không phải sợ bị chỉ trích hay xấu hổ, trong khi một mối quan hệ độc hại thì không”. 
Đọc tiếp nội dung bên dưới để nhận biết đâu là một mối quan hệ độc hại. 

Mối quan hệ toxic là g

Mối quan hệ toxic là gì (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu nhận biết mối quan hệ độc hại trong tình yêu

Giao tiếp thiếu tôn trọng đối phương

Bạn có thể nhận ra sự độc hại thông qua cách giao tiếp của họ. Trong cuộc trò chuyện với nhau, bạn cảm thấy thiếu đi sự tôn trọng, Đối phương dùng những câu nói mỉa mai, chỉ trích, đồng thời che đậy điều đó bằng cách nói rằng họ chỉ đùa thôi thì đây là dấu hiệu rõ ràng của một mối quan hệ toxic. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác trong giao tiếp như: 

  • La hét

  • Sử dụng ngôn từ gây ức chế, tổn thương người khác

  • Ném, làm vỡ đồ vật xung quanh

  • Im lặng

  • Đe dọa đến cơ thể của bạn

  • Lắng nghe để phản hồi chứ không phải lắng nghe để thấu hiểu

Cụ thể hơn, mối quan hệ độc hại là khi ai đó đang thao túng tâm lý đối phương. Họ đổ lỗi cho mọi tiêu cực xảy ra, đổ lỗi cho người khác, không bao giờ chấp nhận lỗi của bản thân. Họ tỏ thái độ và lời nói khiến bạn cảm thấy mình sai và có lỗi. Họ khiến bạn bối rối và nảy sinh nghi ngờ về sự tỉnh táo của mình.

Bạn cũng có thể quan sát hành vi qua cách họ đối xử với người khác. Ví dụ như thái độ với người phục vụ tại nhà hàng hoặc gây gổ với những người chen lấn khi xếp hàng. 

Giao tiếp thiếu tôn trọng đối phương là biểu hiện của một mối quan hệ toxic

Giao tiếp thiếu tôn trọng đối phương là biểu hiện của một mối quan hệ toxic (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm thấy không được hỗ trợ

Các mối quan hệ lành mạnh là khi cả hai đều cố gắng, tiến bộ qua từng ngày và họ cảm thấy hạnh phúc khi người kia thành công. Ngược lại, mọi thứ trở nên độc hại khi thành tích được đem ra cạnh tranh. 

Thể hiện rõ hơn khi hai người ở bên nhau, nhưng không còn mang cảm giác tích cực hay động lực phấn đấu phát triển. Bạn cảm thấy không được hỗ trợ, ủng hộ, khuyến khích hay bất kỳ sự giúp đỡ nào khi gặp khó khăn. Thay vào đó, bạn luôn cảm thấy nhu cầu, sở thích của bản thân dường như không quan trọng, và họ chỉ quan tâm đến những gì họ muốn, họ bỏ mặc bạn. 

Ghen tuông hay đố kỵ

Ghen tuông là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của con người trong tình yêu. Khi yêu, con người ta luôn muốn chiếm hữu, muốn kiểm soát. Ghen cũng là một gia vị cho tình yêu trở nên không nhàm chán. Tuy nhiên ghen tuông vô cớ và vượt quá giới hạn sẽ khiến tình cảm của hai người đi xuống. Nhất là khi ta liên tục nghi ngờ và không tin tưởng đối phương thì mối quan hệ sẽ nhanh chóng bị xói mòn, đổ vỡ.

Có hành vi kiểm soát

Đối phương có nhu cầu kiểm soát trong mối quan hệ, muốn bắt ép bạn theo mong muốn của họ. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến tài chính, thời gian cũng như các mối quan hệ khác của bạn. Một số dấu hiệu của hành vi kiểm soát người khác như: 

  • Đe dọa

  • Khẳng định điều đó là đúng và muốn bạn nghe theo

  • Họ cần biết mọi thứ bạn làm, những nơi bạn đi đến và những người bạn đang ở cùng

  • Quản lý tài chính

  • Tách bạn khỏi những người thân khác 

  • Xâm phạm quyền riêng tư như yêu cầu truy cập vào các thiết bị cá nhân: điện thoại, các tài khoản mạng xã hội,...

Những người có hành vi kiểm soát luôn muốn mọi thứ diễn ra theo cách của họ, thậm chí muốn bạn dành tất cả thời gian cho họ. Điều này có thể khiến bạn bị cô lập với bạn bè và người thân, đồng thời mất đi sự riêng tư và độc lập của bạn. Bạn không còn thời gian cho sở thích cá nhân. 

Thường xuyên nói dối

Lời nói dối dù nhỏ tới đâu cũng sẽ làm mất sự tin tưởng và uy tín theo thời gian. Khi đối phương nói dối bạn, điều đó rõ ràng cho thấy họ không tôn trọng bạn. Trong tình yêu quan trọng nhất là sự chân thành và lòng tin. Người đời có câu nói: “Cái mất đáng tiếc là : Thời gian. Cái mất đáng buồn là : Cơ hội. Cái mất đáng sợ là : Lòng tin. Và cái mất không bao giờ lấy lại được là : Tình cảm”. Vì thế nên khi yêu nhau hãy thành thật. Thành thật để nói rằng mình còn yêu họ rất nhiều hoặc thành thật nói ra khi đã hết tình cảm. 

Nói dối sẽ khiến đối phương dần mất lòng tin với bạn

Nói dối sẽ khiến đối phương dần mất lòng tin với bạn (Nguồn: Sưu tầm)

Mất cân bằng giữa cho và nhận

Trong một mối quan hệ, nếu bạn luôn là người cố gắng làm cho đối phương hài lòng, phớt lờ nhu cầu của bản thân thì đó có thể là dấu hiệu của mối quan hệ toxic. 

Quan tâm đến đối phương là việc nên làm nhưng nếu bạn lúc nào cũng sẵn lòng vì họ, thường xuyên nói không với bản thân để nói có với họ thì điều đó hoàn toàn không tốt. Bạn cần đặt ra một số ranh giới. Nếu họ bác bỏ, coi thường hoặc chạm tới ranh giới đó thì bạn nên cân nhắc về sự bền vững của mối quan hệ này.

Một số dấu hiệu của mối quan hệ một chiều như: 

  • Luôn là người nhắn tin trước

  • Gửi tin nhắn trong thời gian dài mới nhận được phản hồi

  • Các cuộc trò chuyện bị ngắt quãng, không liên tục

  • Nhận thấy bản thân luôn yêu cầu đối tác thay đổi hành vi của họ

Luôn cảm thấy kiệt sức

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn làm điều gì đó cho bản thân. Hay là bạn dành tất cả thời gian để bên cạnh họ. Bạn có thể nhìn nhận lại bằng cách xem các mối quan hệ xung quanh có bị ảnh hưởng không, bạn có chăm sóc tốt cho bản thân trong thời gian qua không?

Thông thường, trong các mối quan hệ độc hại, thời gian và tinh thần của mỗi người sẽ được dành cho người kia. Lâu dần, những bất hòa liên tiếp xảy ra khiến một trong hai bị mất cân bằng năng lượng. 

Mối quan hệ toxic khiến bạn luôn cảm thấy kiệt sức

Mối quan hệ toxic khiến bạn luôn cảm thấy kiệt sức (Nguồn: Sưu tầm)

Cách thoát khỏi mối quan hệ toxic là gì?

Nếu bạn nhận thấy rằng mình đang trong một mối quan hệ toxic và bạn muốn thoát khỏi nó, trước hết cần: 

Nhận thức vấn đề

Đầu tiên, bạn cần nhận biết được vấn đề nào đang tồn tại trong mối quan hệ, có điều gì không ổn giữa hai người, cả hai có thể thay đổi và tiếp tục được không. Có thể những bất ổn đó chỉ là tạm thời, do những yếu tố bên ngoài tác động. Hoặc cũng có thể do chính bản thân mỗi người gây ra. Vô tình chúng ta làm tổn thương đối phương chỉ vì cái tôi của chính mình.

Xác định hành vi độc hại

Xác định được những hành vi độc hại để có hướng giải quyết cho mối quan hệ này,  chấp nhận hoặc thay đổi hoặc là rời khỏi nó. Có thể bạn cảm thấy nguồn năng lượng tiêu cực, không khí nặng nề và sự tương tác giữa hai người giảm sút. Bạn thấy bị kiểm soát, không được tôn trọng, không được thấu hiểu, sẻ chia. Những điều đó khiến mối quan hệ trở nên xấu dần đi. 

Có trách nhiệm

Mối quan hệ độc hại không hẳn chỉ do từ 1 phía, vì thế bạn cũng cần xem liệu mình có những hành vị độc hại ảnh hưởng đến người kia không. Nhận ra hành vi của bản thân để chịu trách nhiệm là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ. 

Điều này có thể sẽ khuyến khích người kia suy nghĩ về hành động của chính họ. Đây cũng là cơ hội để hai bên nhìn lại, cùng nhau chấp nhận rằng cả hai đã gây cho nhau những tổn thương và nếu vẫn còn yêu nhau, hãy tìm cách vượt qua nó. 

Có những cuộc trò chuyện lành mạnh

Khi bạn đã xác định được các vấn đề và muốn giải quyết với đối phương, hãy trao đổi thẳng thắn và rõ ràng với họ về tình cảm, mong muốn và những ranh giới của bản thân. 

Nếu họ quyết định rằng sẽ không thay đổi hành vi của mình thì bạn cần cân nhắc liệu có nên tiếp tục không hay phải chấm dứt mối quan hệ độc hại này. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với chính quyết định của mình chứ không ai khác.

Quyết định dứt khoát

Ngay cả khi ở trong một mối quan hệ toxic thì chia tay vẫn luôn là một quyết định khó khăn bởi bạn sẽ phải từ bỏ những thói quen hằng ngày với người ấy. Tuy nhiên, bạn hãy kiên trì với quyết định mà bản thân đưa ra. Hãy động viên bản thân rằng bạn xứng đáng có những mối quan hệ tốt hơn và yêu thương bạn nhiều hơn người cũ. Hơn hết, đừng cho người cũ có bất kỳ hy vọng nào về việc cả hai sẽ quay lại bên nhau. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về mối quan hệ toxic. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ độc hại, hãy tỉnh táo để nhận biết được vấn đề đang nằm ở đâu. Cần phải mạnh mẽ đối diện với thực tế. Nếu như còn yêu thì hãy chấp nhận, thay đổi vì nhau. Còn nếu cảm thấy không được tôn trọng trong mối quan hệ, hãy rời đi. Ngoài ra, để bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm vào ngày kinh nguyệt ghé thăm, các bạn gái có thể tham khảo những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, thông thoáng, bảo vệ toàn diện của Kotex tại đây nhé.

>> Tham khảo thêm:

Những câu hỏi liên quan thường gặp?

Có mối quan hệ toxic trong tình bạn không?

Không thể tìm hiểu được về mọi mối quan hệ bạn bè cụ thể, vì đó là một phần của cuộc sống cá nhân và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ bạn bè cũng có thể trở nên toxic như mối quan hệ tình cảm. Mối quan hệ bạn bè toxic có thể xuất hiện khi có sự thiếu trung thực, sự ghen tị, cạm bẫy tâm lý, hoặc sự phụ thuộc quá mức vào người khác.

Làm sao để thoát khỏi những người bạn bè Toxic?

Đầu tiên, hãy nhận diện những dấu hiệu của mối quan hệ toxic, bao gồm sự ghen tỵ, thiếu trung thực, và sự phụ thuộc quá mức. Nếu có thể, thảo luận mở cửa với người bạn bè để chia sẻ cảm xúc của bạn và tìm giải pháp. Đặt ra giới hạn rõ ràng về những gì bạn có thể chấp nhận trong mối quan hệ và xem liệu người khác có thể đáp ứng được hay không. Nếu không có sự cải thiện, hãy tạo khoảng cách tạm thời để đánh giá tình hình.

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: