có kinh nên ăn gì

Có kinh nên ăn gì? 27 thực phẩm giảm đau ngày đèn đỏ

Câu hỏi có kinh nên ăn gì có lẽ là câu hỏi được hầu hết tất cả các bạn nữ đặt ra mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến gần. Thực phẩm ăn uống là một trong những yếu tố chính để khắc phục các cơn đau khi “bà dì” ghé thăm. Do đó, để giúp bạn có được một thực đơn ăn uống lành mạnh trong thời kỳ này, hãy tham khảo ngày bài viết dưới đây của Kotex về các thực phẩm nên ăn và cần tránh khi tới ngày đèn đỏ. 

>> Xem thêm: 

1. Có kinh nguyệt nên ăn gì giúp giảm đau nhanh?

Tới tháng nên ăn gì để cơ thể khỏe mạnh giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu? Bạn nữ có thể tham khảo và sử dụng các thực phẩm làm giảm đau bụng kinh như những gợi ý dưới đây:


1.1. Cá hồi

Loại cá này rất giàu axit béo omega-3, được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp làm dịu tử cung và ngăn ngừa chuột rút. Để có một bữa tối giàu vitamin B và protein chất lượng cao, bạn nữ có thể chế biến cá hồi nướng hoặc sushi cá hồi nướng.

>> Tham khảo: Phụ Nữ Đang Có Kinh Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Được Không?

Uống 2 lít nước mỗi ngày để giảm đau bụng

Uống 2 lít nước mỗi ngày để giảm đau bụng   

1.2. Trái cây giàu các dưỡng chất và vitamin 

Trái cây cũng là một loại thức ăn phù hợp cho thực đơn lý tưởng trong những ngày hành kinh. Đặc biệt, phụ nữ thường có xu hướng thèm ăn nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt. Các loại trái cây như lê, táo, dứa sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn trong thời gian này. Chúng không chỉ giúp hạn chế cơn thèm ăn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cho cơ thể. 

>> Xem thêm: Đau bụng kinh nên uống gì?

1.3. Rau lá xanh giàu sắt 

Tình trạng thiếu sắt trong thời kỳ kinh nguyệt rất phổ biến, đặc biệt là khi bạn bị mất nhiều máu trong thời kỳ này, thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Chính vì thế, các loại rau như cải xoăn và rau bina cũng là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho kỳ kinh nguyệt kéo dài. Các loại rau kể trên chứa rất giàu chất sắt, giúp bổ sung sắt cho các nàng trong thời kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa việc thiếu máu. 

Sử dụng rau xanh trong những ngày đèn đỏ

Rau xanh cũng là thực phẩm không thể bỏ qua trong thực đơn những ngày đèn

>> Tham khảo: Giải Đáp Có kinh uống nước dừa được không? Nước dừa có tốt không? 

1.4. Bổ sung protein bằng thịt gà 

Thịt gà là một loại thực phẩm khác rất giàu chất sắt và protein mà bạn nữ có thể thêm vào chế độ ăn uống trong những ngày “dâu rụng”. Gà là nguồn dinh dưỡng cần thiết để bổ sung protein cần thiết cho sức khỏe tổng thể của bạn, protein giúp bạn có cảm giác no lâu và giảm cơn thèm ăn vô cùng hiệu quả. 

>> Tham khảo: Mách BạnTác Dụng & Cách Uống Ngải Cứu Điều Hoà Kinh Nguyệt

1.5. Các loại cá giàu chất sắt, omega-3

Cá cũng là thực phẩm giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, khó chịu trong ngày hành kinh. Chúng rất giàu sắt, protein và axit béo omega-3. Chính vì thế, cá đã trở thành một chất dinh dưỡng tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống của bạn. Các bạn nữ nên ngăn ngừa việc thiếu máu trong thời kỳ kinh nguyệt bằng cách hấp thụ sắt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng axit béo omega-3 có thể giúp giảm cường độ cơn đau theo thời gian, điều này có thể giúp hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, axit béo omega-3 có thể làm giảm đi chứng trầm cảm. Đối với những người dễ bị thay đổi tâm trạng và trầm cảm trong kỳ kinh nguyệt thì axit béo omega-3 có thể hữu ích. 

Omega 3 trong cá giúp giảm triệu chứng kinh nguyệt

Cá giàu chất sắt, omega-3 cũng là sự lựa chọn hoàn hảo của có kinh nên ăn gì  

1.6. Đậu phụ và các loại đậu 

Các loại đậu rất giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ đau bụng kinh. Các loại đậu cũng rất giàu vitamin B, có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Ngoài ra, đậu còn có thể cung cấp sắt cho cơ thể trong những ngày “đèn đỏ” để tránh nguy cơ thiếu sắt. Do đó, nếu bạn muốn biết có kinh nên ăn gì  thì đừng bỏ qua loại thực phẩm này nhé. 

>> Tham khảo: Mất Kinh Nguyệt 5 Tháng Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào Có Kinh Trở Lại

Đậu phụ và các loại đậu khác cũng giúp bạn giảm đau bụng

Đậu phụ và các loại đậu khác cũng giúp bạn giảm đau bụng  

1.7. Sữa chua giúp chống nhiễm trùng nấm lên men 

Trong sữa chua có nhiều men vi sinh rất tốt cho vi khuẩn có lợi trong âm đạo nên ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều magie, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe của bạn nữ. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, sữa chua đem lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:

Cung cấp dinh dưỡng lành mạnh: Sữa chua là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm canxi và magiê. Ăn 1-2 cốc sữa chua mỗi ngày giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng cần thiết vì nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cao hơn bình thường.

Giảm cơn đau bụng kinh: Ngoài canxi và magie, sữa chua còn chứa axit lactic và enzym, có thể giúp phụ nữ giảm cơn đau bụng kinh và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

Giảm khả năng viêm nhiễm: Sữa chua chứa nhiều loại men vi sinh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ chống viêm âm đạo.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Sữa chua bao gồm enzym và chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa được cải thiện trong thời kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo: Những điều nên/không nên làm khi đến tháng để cơ thể dễ chịu

1.8. Cá hồi

Ngoài cá hồi, hàu là một dạng động vật có vỏ chứa nhiều chất sắt và Omega-3, cả hai đều cần thiết để tăng cường sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt. Để ngăn ngừa chứng co thắt cổ tử cung và giúp thoát khỏi những cơn đau bụng dưới hay căng tức ngực “ghé thăm” hàng tháng, hàu còn cung cấp cho cơ thể khoáng chất magie và canxi.

1.9. Socola đen

Ngoài việc giúp giảm cân socola đen còn có tác dụng rất ưa thích của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Socola đen chứa nhiều magie và chất chống oxy hóa, một loại thực phẩm tuyệt vời giúp bạn cảm thấy thoải mái. Thay vì sử dụng các loại kẹo bạn hãy cố gắng ăn socola đen nguyên chất, tuy nhiên bạn tiêu thụ với ở mức độ vừa phải, vì ngay cả socola đen cũng chứa cả đường và cafein

1.10. Cháo yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc hoàn chỉnh, là nguồn cung cấp sắt, canxi, vitamin A và B tuyệt vời. Một cốc chứa 14 trong số 18 miligam sắt được khuyến nghị cần thiết sử dụng hàng ngày. Theo một nghiên cứu, tiêu thụ nhiều loại sắt có trong bột yến mạch có liên quan đến tỷ lệ mắc các triệu chứng PMS thấp hơn. Nếu bạn bị đau bụng, bột yến mạch là một lựa chọn tuyệt.

1.11. Dưa hấu, sung và mận

Đường tự nhiên có trong dưa hấu, sung và mận có thể làm giảm cảm giác thèm đồ ngọt. Những loại trái cây này cũng rất giàu vitamin có thể hỗ trợ giảm đầy hơi. Hơn nữa, dưa hấu có hàm lượng nước cao và có thể giúp bạn giữ nước cho cơ thể, điều này sẽ làm giảm sưng và đầy hơi. Ba loại trái cây trên là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và giá thành phải chăng và là câu trả lời “tới tháng nên ăn trái cây gì”.

1.12. Cam và chanh

Cam, chanh và chanh vàng là thực phẩm thay thế lành mạnh cho đồ ăn nhẹ ngọt vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin C, đồng thời có thể giúp giảm sự thay đổi, căng thẳng tâm trạng và đầy hơi. Bên cạnh đó, hàm lượng nước cao trong cam quýt cũng giúp bạn giữ nước cho cơ thể.

1.13. Trứng gà 

Lòng đỏ trứng có đầy đủ các axit béo quan trọng, protein, vitamin B, sắt và các khoáng chất khác giúp điều trị PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) thường xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nên tránh ăn trứng luộc nếu bạn có dạ dày nhạy cảm vì chúng có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng.

1.14. Trà gừng

Trà gừng có thể hỗ trợ một số vấn đề về kinh nguyệt. Do đặc tính chống viêm của gừng, nó có thể làm dịu các cơ bị đau trong ngày đèn đỏ. Gừng cũng giúp giảm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, phụ nữ nên cân nhắc sử dụng ở mức độ vừa phải không uống quá nhiều gừng. Hơn 4g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến chứng ợ nóng và khó chịu đường tiêu hóa.

1.15. Củ nghệ

Với chất curcumin là thành phần hoạt chất chính, nghệ là một loại gia vị giúp giảm viêm. Những người tiêu thụ nghệ trong chế độ ăn uống của họ có các triệu chứng kinh nguyệt nhẹ hơn.

1.16. Quả hạch

Phần lớn các loại hạt là nguồn cung cấp axit béo omega-3 và protein giàu dinh dưỡng. Chúng cũng bao gồm vitamin và magiê. Bạn hãy thử bơ hạt hoặc sữa hạt hoặc sử dụng các thành phần này trong sinh tố, nếu bạn không muốn ăn các loại hạt.

1.17. Quả kiwi

Sức khỏe của phụ nữ và sự khó chịu trong kỳ kinh nguyệt được cải thiện rất nhiều nhờ trái kiwi, loại quả này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh nhanh chóng. Theo các nghiên cứu, hợp chất actinidin trong quả Kiwi có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm cảm giác khó chịu, hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein của cơ thể hiệu quả hơn. Phương pháp đơn giản nhất là ăn trái kiwi tươi, tuy nhiên nước trái cây làm từ trái cây cũng là một lựa chọn tốt để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

1.18. Trứng gà và ngải cứu

Trứng gà là nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là protein và vitamin B6, D, E có thể giúp nhanh chóng đánh bay các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, đau bụng. Cây ngải từ lâu đã được sử dụng như một loại thảo dược điều trị thành công về các vấn đề về kinh nguyệt. Do đó, việc kết hợp hai thành phần này sẽ tạo ra một bữa tối ngon miệng và bổ dưỡng, đồng thời cũng sẽ dần dần làm dịu cơn đau bụng kinh của phụ nữ.

Cách thực hiện: Lấy 2 đến 3 quả trứng gà, đánh tan với ngải cứu (lá tươi là tốt nhất để không bị đắng), nêm gia vị vừa ăn. Đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chảo dầu nóng, chiên vàng đều hai mặt, bày ra đĩa.

1.19. Đường thốt nốt 

Trái ngược với các loại đường khác, đường thốt nốt không làm cơ thể nóng lên nhiều và có mùi thơm đặc trưng và hương vị dễ chịu. Thành phần của đường thốt nốt bao gồm một số khoáng chất và vitamin quan trọng, đặc biệt là sắt và magiê để điều trị bệnh thiếu máu. Hãy thử tiêu thụ một lượng nhỏ đường thốt nốt mỗi ngày để giảm đau bụng kinh, hoặc dùng nó để nấu ăn.

1.20. Nha đam

Bên cạnh công dụng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp, ít người biết rằng sử dụng nha đam cũng có thể trị các cơn đau vùng bụng dưới do kinh nguyệt gây ra. Phần gel nha đam có chứa các hoạt chất điều hòa nội tiết tố, giảm đau, chống viêm. Nha đam sau khi gọt bỏ vỏ ngoài lọc lấy phần gel bên trong thì đem rửa sạch, đem ép hoặc xay nhuyễn lấy nước, tùy theo sở thích có thể thêm vào 1 thìa mật ong nguyên chất để uống ngay.

1.21. Quế 

Tương tự như gừng, quế cũng có tính ấm và vị cay, đồng thời các chất chống oxy hóa như oregano và polyphenol có thể nhanh chóng giảm viêm, kiểm soát kinh nguyệt và làm ấm vùng tử cung ngoài việc giảm đau dạ dày. Cách thực hiện nước quế mật ong: Kết hợp 1 muỗng cà phê bột quế với nước nóng, khuấy đều sau đó thêm mật ong và uống ngay. Nghiền quế khô với nước sôi.

1.22. Quả bơ

Omega-3 là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể phụ nữ cần trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm bớt sự khó chịu, như đã đề cập trước đây. Do đó, bơ cũng là một nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và axit béo Omega-3 giàu dinh dưỡng, tất cả đều giúp tăng cường sức khỏe, tránh mệt mỏi và tăng cường sức khỏe nói chung. Một nửa quả bơ mỗi ngày là khẩu phần được các bác sĩ khuyến nghị, vượt quá lượng này có thể dẫn đến cơ thể tích trữ chất béo và calo.

1.23. Nước ấm

Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước, Học viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến khích nên bổ sung khoảng 2,7 đến 3,7 lít nước mỗi ngày khi phụ nữ có kinh nguyệt. Duy trì nguồn cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể là rất quan trọng vì mất nước quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi và khô miệng... Ngoài ra, hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích, rượu, bia, cafein để tránh các triệu chứng không mong muốn xảy ra.

1.24. Quả chuối

Chuối thường được mô tả là một loại trái cây dễ tiêu thụ, có hương vị tuyệt vời và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chuối cũng có thể giúp ích cho những phụ nữ đang bị đau bụng kinh. Nguyên nhân được giải thích chuối là nguồn cung cấp kali và vitamin B6 dồi dào, có thể giúp cơ thể giữ nước và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như tránh các cơn co thắt tử cung. Phụ nữ ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày hoặc thêm vào sinh tố sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

1.25. Quả dứa

Nữ giới nên ăn dứa vào ngay những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt để bổ sung enzyme Bromelain cho cơ thể giúp kháng viêm, giảm đau bụng kinh, chống lại sự xâm nhập và tấn công của những loại vi khuẩn, nấm men gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Bên cạnh đó, quả dứa còn chứa nhiều khoáng chất magie để hạn chế tối đa tình trạng tụt huyết áp cùng vitamin C nâng cao sức đề kháng.

1.26. Trà bạc hà

Các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt có thể thuyên giảm nhờ trà bạc hà. Đặc biệt, nó làm giảm tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng kinh.

1.27. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là món cuối cùng trong danh sách nên ăn khi đến kỳ kinh nguyệt. Đồ uống êm dịu này sẽ làm dịu các cơn co thắt tử cung cũng như các dây thần kinh của bạn. Nó làm giảm căng thẳng và lo lắng, giảm bớt mức độ nghiêm trọng của chuột rút và thậm chí còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Nếu bạn nữ gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khi sử dụng sản phẩm, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để theo dõi. Các phương pháp nói trên không thay thế đơn thuốc của bác sĩ.

2. Bị kinh nguyệt không nên ăn gì?

Nhiều bạn nữ vẫn thường lơ là việc ăn uống trong ngày đèn đỏ dẫn đến sử dụng các thực phẩm, thức uống không phù hợp gây nên những triệu chứng không mong muốn xảy ra. Vậy tới tháng không nên ăn, uống gì? Các món ăn, nước uống nên tránh trong ngày đèn đỏ bao gồm:

2.1. Hạn chế tiêu thụ muối và đường

Ăn quá nhiều muối sẽ khiến nước tích tụ trong cơ thể dễ dẫn đến đầy hơi. Để giảm tình trạng này, bạn không nên thêm nhiều muối vào thức ăn và tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối. Ngoài muối thì đường cũng là sản phẩm mà bạn nên tránh khi tới tháng. Đường là thành phần đem đến cho bạn năng lượng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đường có thể khiến lượng đường tăng đột biến và nguy hiểm hơn có thể gây ra tiểu đường. 

Hạn chế sử dụng nhiều muối và đường trong các bữa ăn

Hạn chế sử dụng nhiều muối và đường trong các bữa ăn  

2.2. Các chất kích thích (bia, rượu, cafe) 

Chất kích thích cũng là thứ bạn nên tránh khi có kinh. Cafe có thể làm cho chứng đau đầu trong kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn. Nhưng cắt bỏ hoàn toàn caffeine cũng có thể gây đau đầu. Vì vậy, bạn nữ nên hạn chế uống cà phê nếu đã quen với việc uống vài cốc mỗi ngày. Cafe cũng có thể gây ra các vấn đề làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Nếu bạn hay bị tiêu chảy trong những ngày của kỳ kinh nguyệt thì hãy giảm lượng cafe, điều này sẽ giúp ngăn bệnh tiêu chảy xảy ra.  

Bên cạnh đó, rượu có một số tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn và làm cho các triệu chứng kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, rượu có thể khiến cơ thể mất nước, gây ra các cơn đau đầu và đầy hơi. Nó cũng là tác nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn. Chính vì vậy nhằm tránh đau bụng thì tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng các chất kích thích trong thời gian này. 

>> Tham khảo: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng khi đến tháng

Giảm đi các chất kích thích như bia rượu, cà phê trong kỳ kinh nguyệt

Giảm đi các chất kích thích như bia rượu, cà phê trong kỳ kinh nguyệt  

2.3. Các món ăn cay 

Nhiều phụ nữ thấy rằng thức ăn cay làm khó chịu dạ dày của họ, gây ra tiêu chảy, đau dạ dày và thậm chí buồn nôn. Nếu dạ dày của bạn khó dung nạp đồ cay hoặc không quen ăn thì tốt nhất bạn nên tránh xa đồ cay và nóng trong những ngày "đèn đỏ" nhé. 

>> Tham khảo: Nguyên nhân nổi mụn trước kỳ kinh nguyệt?

Tránh các món ăn cay nóng khi đến ngày kinh

Tránh các món ăn cay nóng khi đến ngày kinh  

2.4. Thịt đỏ 

Trong những ngày của kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ sản xuất ra chất prostaglandin. Các hợp chất này giúp tử cung co bóp và đẩy lớp niêm mạc ra ngoài, tạo máu kinh nguyệt. Tuy vậy, lượng prostaglandin cao cũng là tác nhân gây ra chuột rút.  

Bên cạnh đó, thịt đỏ là một thực phẩm có nguồn cung cấp sắt tuyệt vời. Tuy nhiên, nó cũng chứa rất nhiều prostaglandin. Nếu bạn nữ không cần ăn thịt đỏ để bổ sung protein thì nên hạn chế sử dụng thực phẩm này trong thực đơn vào những ngày có kinh vì nó rất dễ gây tình trạng chuột rút trong ngày hành kinh. 

>> Tham khảo: Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có an toàn không?

Loại bỏ thịt đỏ khỏi các bữa ăn ở kỳ kinh nguyệt

Loại bỏ thịt đỏ khỏi các bữa ăn ở kỳ kinh nguyệt

2.5. Ngũ cốc tinh chế

Những thứ này không có chất dinh dưỡng trong đó. Tiêu thụ ngũ cốc tinh chế cản trở lượng đường trong máu trung bình của bạn và làm rối loạn việc kiểm soát sự thèm ăn thường xuyên của bạn. Do đó, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ tránh mì ống, bánh mì hoặc mì trong thời gian. Thay vào đó, hãy chuyển sang ngũ cốc nguyên hạt.

2.5. Kẹo và đồ ăn nhẹ

Chọn trái cây ngon ngọt để thỏa mãn sở thích ăn ngọt và cố gắng tránh xa đồ ăn vặt ngọt. Đấy là các thực phẩm gây tăng đột biến lượng đường trong máu trong thời gian ngắn đồng thời gây chướng bụng và đầy hơi. Đường tăng cao trong thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn với các triệu chứng ban đầu.

2.6. Thực phẩm chế biến sẵn

Đầy hơi và giữ nước có thể trầm trọng hơn bởi thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến và các sản phẩm khác được sản xuất bằng hóa chất và chất bảo quản. Nồng độ natri quá mức có thể gây hại vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng, điều ấy trở nên nghiêm trọng hơn khi trong thời kỳ kinh nguyệt.

3. Một số điều không nên làm vào ngày đèn đỏ?

Bên cạnh các thực phẩm, thức uống không sử dụng ăn khi tới tháng, bạn nữ cũng cần tránh các điều sau đây:

3.1. Lạm dụng thụt rửa

Cách làm này khá nguy hiểm, bạn nữ cần hạn chế làm sạch vùng âm đạo bằng thụt rửa, bởi cản trở khả năng phòng vệ tự nhiên của âm đạo chống lại vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm nhiễm trùng và nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) cao hơn.

3.2. Sử dụng một sản phẩm vệ sinh trong ngày

Trong vòng 4 đến 6 giờ, bạn phải thay băng vệ sinh. Nhiễm vi khuẩn và phát sinh mùi hôi có thể xảy ra nếu sản phẩm không được thay đổi trong một thời gian dài. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến phát ban da và Hội chứng sốc độc tố (TSS).

3.3. Quan hệ không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn có khả năng dẫn đến nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là khi bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

3.4. Hút thuốc là (dù là thuốc lá điện tử)

Hút thuốc cực kỳ không tốt cho sức khỏe và phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ có nhiều khả năng bị chuột rút và đau bụng dữ dội.

3.5. Đi ngủ không đệm

Đi ngủ mà không có đệm lót có thể gây ra một mớ hỗn độn lớn, mặc dù bạn có thể muốn cảm thấy thoải mái vào ban đêm. Bạn có thể đổi nhãn hiệu hoặc sản phẩm nếu sản phẩm vệ sinh phụ nữ hiện tại đang gây ra các vấn đề về da cho bạn. Chẳng hạn, bạn có thể chuyển sang tampon hoặc cốc nguyệt san nếu không cảm thấy thoải mái khi sử dụng miếng lót.

 Bài viết trên đây là những thông tin mà Kotex muốn chia sẻ đến với các bạn để trả lời cho câu hỏi có kinh nên ăn gì. Hi vọng, với những thông tin trên đây có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích trong ngày đèn đỏ này. Ngoài ra, một sản phẩm mà bạn không thể thiếu ở thời điểm này chính là băng vệ sinh, còn chần chừ gì mà không chọn ngay các sản phẩm băng vệ sinh Kotex để tự tin làm điều phi thường trong ngày “đèn đỏ”.

>> Tham khảo thêm: