Đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Do cuộc sống ngày càng bận rộn, nữ giới phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc, nên đôi lúc bỏ qua vệc thăm khám định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh sớm. Các bạn gái chỉ đi khám khi có những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó phải kể đến đau bụng dưới rốn ở nữ. Vậy đau bụng dưới rốn là bệnh gì? Nguyên nhân khiến bạn gái bị đau bụng dưới rốn là gì? Cùng Kotex và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!

Tham khảo: Khí Hư Có Mùi Hôi: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở nữ

Đau bụng dưới rốn là bệnh gì? Một số bệnh lý phụ khoa gây đau bụng dưới rốn ở nữ bao gồm:

Thai ngoài tử cung:

Tử cung là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên. Tai vòi là nơi trứng sau khi thụ tinh sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai ngoài tử cung.

Tham khảo: Đau Ngực Bao Lâu Thì Có Kinh & Cách Giảm Đau

Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm của đường sinh dục trên của người phụ nữ, bao gồm:

-Viêm nội mạc tử cung

-Viêm tai vòi

-Áp-xe tai vòi-buồng trứng

-Viêm phúc mạc chậu

Tham khảo: Rối Loạn Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Các tác nhân gây bệnh lây qua giao hợp, đặc biệt là lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và Chlamydia trachomatis.

Lạc nội mạc tủ cung

Lạc nội mạc tử cung là sự hiện diện của tuyến nội mạc tử cung và mô đệm ở bên ngoài tử cung, tạo ra quá trình viêm mạn, phát triển và thoái triển phụ thuộc vào nội tiết estrogen.

U xơ tử cung

Là một khối u tân sinh lành tính, phát triển từ các sợi cơ tử cung, sắp xếp vô trật tự. Các tế bào của u xơ tử cung chịu ảnh hưởng của hocmôn sinh dục

U nang buồng trứng

Khối u xuất phát từ các thành phần bất thường của buồng trứng và trở thành nguồn gốc của tân sinh. Có 3 nguồn gốc phôi học khác nhau. 

Tham khảo: Pap là gì? Xét nghiệm Papsmear sàng lọc ung thư cổ tử cung

Chẩn đoán và điều trị đau bụng dưới rốn ở nữ

Tuỳ vào nguyên nhân bệnh lý gây đau bụng dưới rốn ở nữ mà sẽ có cách chẩn đoán và điều trị riêng biệt.

Thai ngoài tử cung

-Triệu chứng: trễ kinh, đau bụng và chảy máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở thai ngoài tử cung.

+Chảy máu âm đạo: xuất hiện muộn, thường lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện để điều trị tình trạng rong kinh này.

+Đau bụng: âm ỉ ở một bên vùng dưới rốn, do căng dãn vòi trứng. Khi có tình trạng vỡ vòi trứng, sẽ có cơn đau dữ dội

+Da xanh xao, vã mồ hôi và cảm giác mệt lả muốn ngất xỉu, buốn ói. Tình trạng này sẽ càng ngày càng trầm trọng do máu chảy nhiều trong ổ bụng, nếu không thể tự cầm được hay không mổ kịp, có thể dẫn tới tử vong.

+Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng đau vùng bụng dưới, có khi sờ được khối đau hay phản ứng bụng (khi có chảy máu nhiều trong bụng).

-Nguyên tắc điều trị thai ngoài tử cung

+Khối thai nằm ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng được vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phát triển. Khối thai sẽ vỡ ra và chảy máu, thời điểm sớm hay muộn tùy thuộc vào vị trí của khối thai. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai, hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển và tự tiêu biến đi.

+Xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách (hồi sức, truyền máu…).

Tham khảo: Âm hộ hay cửa mình là gì và âm đạo là gì?

-Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay

+Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

+Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào (MTX) tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.

Viêm nhiễm vùng chậu

-Các triệu chứng và dấu hiệu gợi ý viêm vùng chậu:

+Đau bụng dưới rốn, vùng hạ vị: chiếm 94% các trường hợp. Trong trường hợp có nhiễm lậu, thường đau xuất hiện đột ngột và gần đợt có kinh.

+Xuất huyết âm đạo bất thường: 30% trường hợp viêm vùng chậu

+Tiểu rát, đau nhưng không tiểu mủ: 20%

+Buồn ói và ói: có thể xuất hiện muộn, nhưng có thể không buồn ói và ói dù đã có tình trạng viêm phúc mạc chậu.

+Sốt trên trên 38oC có trong 30% các trường hợp viêm vùng chậu

Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Máu Đông Nhìn Như Bào Thai Có Sao Không?

-Mục tiêu điều trị của viêm vùng chậu chưa biến chứng:

+Ngăn ngừa vô sinh

+Ngăn ngừa thai ngoài tử cung trong tương lai do dính hẹp tai vòi

+Ngăn ngừa áp xe vùng chậu

+Ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng huyết

+Bảo toàn tính mạng bệnh nhân

-Nguyên tắc điều trị viêm vùng chậu

+Kháng sinh phổ rộng với ít nhất 2 loại kháng sinh

+Điều trị nên được bắt đầu ngay khi có chẩn đoán

Tham khảo: Nổi Mụn Trước Kỳ Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Lạc nội mạc tử cung

-Triệu chứng lâm sàng hay gặp:

+Đau vùng chậu: đau khi hành kinh, đau khi giao hợp…

+Hiếm muộn

+Khối u buồng trứng

+Các triệu chứng khác (đau vùng tầng sinh môn hoặc thành bụng khi có kinh…).

-Mục tiêu điều trị

+Giảm đau.

+Bảo tồn khả năng sinh sản.

+Giảm tái phát và biến chứng nặng

-Điều trị: nội khoa uư tiên

+Kháng viêm không Steroid

+Thuốc viên ngừa thai kết hợp: điều trị liên tục trong 3 tháng có hiệu quả giảm đau hơn là ngắt quãng.

+Progestin

+GnRH đồng vận

Tham khảo: Bệnh Nấm Phụ Khoa Có Nguy Hiểm Không?

U xơ tử cung

-Phần lớn u xơ tử cung có thể không gây ra các triệu chứng lâm sàng, còn lại cũng có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như:

+Ra dịch âm đạo mãn tính

+Đau phần phụ : đa phần đau mãn tính. Đau cấp tính gặp trong u xơ dưới thanh mạc có cuống xoắn, hoặc u xơ hoại tử vô khuẩn cấp tính…)

+Cường kinh (ra nhiều máu trong kỳ kinh)

+Rong kinh: kinh kéo dài > 7 ngày

+Thiếu máu mãn tính

+Chèn ép của các cơ quan lân cận như bàng quang, niệu đạo, hậu môn gây nên chứng táo bón mãn tính hoặc các triệu chứng về tiểu tiện như đái rắt hoặc tồn dư nước tiểu.

+Hiếm muộn: do u xơ chèn ép vào vòi trứng hoặc gây ra những cơn co thắt tử cung bất thường, hoặc bất thường về các mạch máu niêm mạc tử cung do tăng nội tiết tố, ảnh hưởng đến việc trứng làm tổ, gây sẩy thai liên tiếp

Tham khảo: Nội tiết tố nữ là gì? Suy giảm và cách cân bằng nội tiết tố nữ

Chẩn đoán u xơ tử cung và vị trí khối u:

+Thăm khám lâm sàng

+Siêu âm.

-Điều trị:

+Các u xơ tử cung không triệu chứng lâm sàng + kích thước nhỏ: không cần điều trị (50 đến 80%).

+U xơ có triệu chứng (đau bụng, ra máu, vô sinh…) thì cần phải điều trị và phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi và nhu cầu có con.

+Đối với các phụ nữ trẻ, muốn sinh con: cắt bỏ khối u

+Phụ nữ lớn tuổi hơn hoặc không nhu cầu có con nữa: cắt tử cung toàn phần.

+Phương pháp tắc mạch (tắc các động mạch dừng nuôi dưỡng khối u): làm ngừng sự tăng trưởng và kéo theo làm thoái triển khối u. Tuy nhiên đối với các phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên cân nhắc khi dùng phương pháp can thiệp này vì có thể sẽ gây suy buồng trứng tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Tham khảo: Cấu Tạo Màng Trinh Và Vị Trí Màng Trinh Của Con Gái 

U nang buồng trứng

-Nguyên tắc đánh giá: mọi vấn đề liên quan đến các khối ở phần phụ đều liên quan đến các câu hỏi chính sau:

+U ngoài buồng trứng hay không?

+Nếu u ngoài buồng trứng, nó có nằm trong 5 nhóm UNBT lành tính không?

+Nếu là cấu trúc thực thể thì đây là một cấu trúc tân lập hay không tân lập?

+Nếu là cấu trúc tân lập thì cấu trúc này là lành tính hay ác tính?

-Chẩn đoán:

+Hỏi và khám bệnh cung cấp thêm thông tin cho chẩn đoán

+Siêu âm Doppler: là phương tiện đầu tay, mô tả một cách chi tiết các đặc điểm của khối u, đóng vai trò quan trọng trong việc phân định khả năng lành tính cao và ít có khả năng là lành tính (iêu chuẩn IOTA 2010)

+MRI, CT scan: hỗ trợ chẩn đoán trong các trường hợp khó

+XN máu: CA 125, AFP, Beta hCG, HE4, ROMA test

Tham khảo: Bệnh Huyết Trắng Là Gì: Triệu Chứng & Cách Trị Tại Nhà

Điều trị:

+Các cấu trúc cơ năng (Nang noãn, nang hoàng thể, nang hoàng tuyến thai kỳ) + đa phần các cấu trúc thực thể không tân lập của buồng trứng: không có chỉ định điều trị ngoại khoa

+Các cấu trúc thực thể không tân lập do di chứng nhiễm trùng không đáp ứng điều trị nội: phẫu thuật

+Các cấu trúc tân lập ở buồng trứng: phẫu thuật

+Đối với các cấu trúc có khả năng lành tính cao: thuộc dân số nguy cơ thấp, thỏa các qui tắc lành tính IOTA, ROMA thấp… thì có thể chỉ định phẫu thuật nội soi bảo tồn.

+Đối với các cấu trúc có khả năng lành tính thấp, hay nghi ngờ ác tính, mang các đặc tính của các qui tắc ác tính IOTA, ROMA cao… thì phải được đánh giá qua mở bụng.

Tham khảo: Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh đúng cách và an toàn

Cách chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh vùng kín để phòng ngừa đau bụng dưới rốn

-Sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp ngăn ngừa HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

-Không giao hợp cùng lúc nhiều bạn tình

-Điều trị bạn tình là can thiệp quan trọng để ngăn ngừa tái phát

-Vệ sinh sạch sẽ

-Khám định kỳ

Tham khảo: Những Bệnh Lây Qua Đường Tình Dục Phổ Biến Nhất