Nấm Candida có thể chữa dứt điểm không? Cách điều trị nấm Candida tại nhà

Nấm Candida có thể chữa dứt điểm không? Cách điều trị nấm Candida tại nhà

Nấm Candida là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp ở nữ giới. Vậy nấm Candida âm đạo là bệnh gì? Có cách điều trị nấm Candida tại nhà hay không? Cùng Kotex và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà  giải đáp các thắc mắc thường gặp về nấm Candida trong bài viết sau bạn nhé!

Tham khảo: Rối loạn nội tiết tố nữ là gì: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Nhiễm nấm candida âm đạo là bệnh gì?

Khuẩn hệ âm đạo gồm các vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí tạo nên môi trường cộng sinh tương quan cân bằng. Âm đạo cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn từ các tế bào lát tầng. Ngược lại, các vi sinh vật đóng vai trò bảo vệ vật chủ khỏi các tác nhân gây bệnh. Bất kỳ sự thay đổi nào trong khuẩn hệ cũng làm thay đổi sự phân bố của các chủng vi khuẩn trong âm đạo.

Nấm Candida sp là một vi nấm hạt men, gồm nhiều chủng khác nhau. Candida albicans là loại hay gặp nhất (90% viêm âm đạo do nấm Candida sp). Ngoài ra, còn các chủng khác như Candida glabrata, Candida tropicalis… Candida albicans có hiện diện trong khuẩn hệ, và được biết đến như một thành phần trong khuẩn hệ âm đạo bình thường. Chỉ khi nấm Candida albicans phát triển quá mức thì người phụ nữ mới có các biểu hiện lâm sàng của nhiễm Candida.

Tham khảo: Âm hộ hay cửa mình là gì và âm đạo là gì?

Các yếu tố thuận lợi gây viêm âm đạo do nấm Candida:

-Mang thai

-Đái tháo đường

-Béo phì

-Suy giảm miễn dịch

-Dùng Corticoid

-Dùng kháng sinh phổ rộng

Tham khảo: Cấu Tạo Màng Trinh Và Vị Trí Màng Trinh Của Con Gái

Trên cơ sở của biểu hiện lâm sàng, vi sinh, các yếu tố ký chủ và đáp ứng điều trị, viêm âm hộ - âm đạo (VAH - AĐ) do nấm Candida có thể được phân thành 2 loại (theo CDC 2010):

-Viêm không biến chứng gồm những trường hợp:

+Viêm âm hộ - âm đạo do nấm không thường xuyên,

+Viêm mức độ viêm nhẹ đến trung bình

+Có khả năng là Candida albicans

+Ở những phụ nữ có hệ miễn dịch bình thường

Tham khảo: Khí Hư Màu Xanh Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

-Viêm có biến chứng gồm những trường hợp:

+Viêm âm hộ - âm đạo do nấm tái phát > 4 lần/ năm

+Mức độ viêm nặng

+Nghi ngờ nhiễm nấm không phả do Candida albicans

+Ở những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường chưa kiểm soát được, suy giảm hệ miễn dịch.

Tham khảo: Cách sử dụng viên đặt phụ khoa đúng và an toàn

Điều trị viêm âm hộ - âm đạo do nấm không biến chứng

1.  Chẩn đoán

-    20% có thể không triệu chứng

-    Than phiền chính là ngứa âm hộ.

-    Đau, sưng đỏ, phù nề âm hộ

-    Dịch tiết âm đạo bất thường trắng đóng cục hay lợn cợn như váng sữa

-    Tiểu rát, giao hợp đau

-    Khám: các mảng trắng bám thành âm đạo. Âm đạo viêm đỏ, khô

Tham khảo: Đau Bụng Kinh Dữ Dội Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả 

-    Soi (với nước muối sinh lý, KOH 10%) hoặc nhuộm gram dịch tiết âm đạo cho thấy có bào tử nấm, sợi tơ nấm hoặc sợi tơ nấm giả. Sử dụng KOH 10% sẽ giúp quan sát rõ hơn bào tử nấm và sợi tơ nấm. Việc soi tươi nên được thực hiện cho tất cả những phụ nữ có triệu chứng hoặc dấu hiệu VAH - AĐ do Candida và tiến hành điều trị khi có kết quả dương tính.  

-    Cấy nấm có bào tử nấm: Đối với những người soi tươi âm tính nhưng có triệu chứng thì có thể xem xét đến việc cấy nấm. Nếu kết quả soi tươi âm tính nhưng không thể thực hiện cấy nấm thì vẫn có thể xem xét điều trị theo kinh nghiệm cho phụ nữ có triệu chứng VAH - AĐ do Candida. Việc xác định có Candida khi cấy nấm trong trường hợp không có triệu chứng hoặc dấu hiệu không phải là một chỉ định để điều trị, bởi có khoảng 10 - 20% phụ nữ bình thường có hiện diện Candida và các loại nấm men khác trong âm đạo.

Tham khảo: Đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

2.  Điều trị

Phác đồ điều trị ngắn ngày, tại chỗ (liều duy nhất hay từ 1 - 3 ngày) có hiệu quả cho viêm âm hộ - âm đạo do nấm Candida không biến chứng. Trong các dạng thuốc đặt, nhóm Azole cho hiệu quả hơn Nystatin. Điều trị bằng Azole làm giảm triệu chứng và cấy nấm âm tính ở 80 - 90% bệnh nhân.

Phác đồ khuyến cáo cách điều trị nấm Candida tại nhà:

-Dùng đường âm đạo, đối với viêm âm hộ - âm đạo do nấm Candida không biến chứng có thể dùng thuốc nhóm Azole dạng kem như Butoconazil, Clotrimazole, Miconazole hoặc dạng đặt như Clotrimazole, Econazole, Miconazole, Nystatin.

-Về dạng thuốc uống, có thể sử dụng fluconazole hoặc Intraconazole với lưu ý rằng sử dụng các Azole đường uống có liên quan đến bất thường men gan (mặc dù hiếm gặp).

-Các bạn gái nên thăm khám và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ về liều dùng phù hợp với trường hợp của mình.

Tham khảo: Bệnh Huyết Trắng Là Gì: Triệu Chứng & Cách Trị Tại Nhà

3.  Theo dõi

Các bạn gái cần được hướng dẫn để trở lại tái khám chỉ khi triệu chứng kéo dài hoặc tái phát trong vòng 2 tháng kể từ khi bắt đầu các triệu chứng đầu tiên.

Điều trị viêm âm hộ - âm đạo do nấm có biến chứng

1.  Viêm âm hộ - âm đạo do nấm tái phát

Viêm âm hộ - âm đạo do nấm Candida tái phát, được định nghĩa là ≥ 4 đợt viêm âm hộ - âm đạo do nấm có triệu chứng trong 1 năm, chiếm tỷ lệ thấp ở phụ nữ (<5%). Các bệnh nhân bị viêm âm hộ - âm đạo do nấm tái phát nên được làm xét nghiệm cấy dịch ở âm đạo để xác định chẩn đoán trên lâm sàng và tìm/ phát hiện các chủng gây bệnh không thường gặp (bao gồm cả nonalbicans), đặc biệt là Candida glabrata. Mặc dù C. glabrata và các chủng Candida nonalbicans khác được tìm thấy ở 10 - 20% số bệnh nhân bị viêm âm hộ - âm đạo do nấm tái phát nhưng C. glabrata không có dạng sợi tơ nấm giả hoặc sợi tơ nấm và cũng rất khó nhận diện dưới kính hiển vi. Các thuốc kháng nấm thông thường không hiệu quả trên các chủng này như là đối với C. albicans.

Tham khảo: Khí hư có máu do nguyên nhân nào? Nguy hiểm ra sao?

Điều trị nấm Candida tại nhà:

-Điều trị tấn công: mỗi đợt viêm âm hộ - âm đạo tái phát do C. albican có đáp ứng tốt với nhóm Azole đường uống hay tại chỗ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để kiểm soát về mặt lâm sàng và vi nấm, có thể điều trị với thời gian dài hơn như dùng thuốc tác dụng tại chỗ trong 7 - 14 ngày hoặc Fluconazole 150 mg uống mỗi 3 ngày với tổng cộng 3 liều (ngày thứ 1, thứ 4 và thứ 7) trước khi bắt đầu điều trị duy trì.

-Điều trị duy trì: Lựa chọn đầu tay là Fluconazole 100, 150 hay 200mg uống 1 lần/ tuần, trong 6 tháng. Điều trị duy trì có hiệu quả trong giảm viêm âm hộ - âm đạo do nấm tái phát. Tuy nhiên, 30 - 50% phụ nữ vẫn bị tái phát khi không tiếp tục điều trị duy trì. Việc điều trị thường quy cho bạn tình vẫn còn tranh luận.

Tham khảo: Cần Làm Gì Khi Bị Chảy Máu Vùng Kín Ngoài Kỳ Kinh Nguyệt?

2.  Viêm âm hộ - âm đạo do nấm mức độ nặng

Viêm âm hộ - âm đạo mức độ nặng (ban đỏ âm hộ lan rộng, phù nề, nứt, bong da) cho tỷ lệ đáp ứng lâm sàng thấp hơn ở những bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ ngắn ngày tại chỗ hoặc uống. Có thể dùng thuốc nhóm Azole tác dụng tại chỗ trong 7 - 14 ngày hoặc Fluconazole 150mg uống x 2 lần, mỗi lần cách nhau 72 giờ.

Tham khảo: Có nên sử dụng thuốc nội tiết tố nữ? 

3.  Viêm âm hộ - âm đạo do nonalbican

Phác đồ điều trị tối ưu cho viêm âm hộ - âm đạo do nonalbican vẫn chưa thống nhất. Có thể sử dụng thuốc nhóm Azole nonfluconazole (dùng tại chỗ hay uống) trong 7 - 14 ngày. Nếu bị tái phát thì điều trị bằng Acid boric 600mg đặt âm đạo 1 viên/ ngày x 14 ngày có thể làm giảm triệu chứng lâm sàng và vi nấm ở 80 - 90% bệnh nhân.

Tham khảo: Khí Hư Có Mùi Hôi: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

4.  Viêm âm hộ - âm đạo do nấm ở phụ nữ có thai

Viêm âm hộ - âm đạo do nấm thường xảy ra trong thai kỳ. Chỉ nên dùng nhóm thuốc Azole dạng tại chỗ trong vòng 7 ngày.